Gặp gỡ và trò chuyện cùng Dương Gia Hiếu, người nghệ sĩ đa năng đã lần lượt kinh qua và gây tiếng vang ở các lĩnh vực kế đồ họa, nhiếp ảnh và giờ đây là thiết kế nội thất.
Với những sản phẩm nội thất độc đáo nằm trong dự án mang tên Ném, Dương Gia Hiếu giới thiệu đến những sáng tạo kỳ quái nhưng cũng không kém phần quen thuộc và mang tính ứng dụng cao. Cách tiếp cận thú vị và tầm nhìn nghệ thuật của Dương Gia Hiếu đã thu hút sự chú ý ở cả trong và ngoài nước, truyền cảm hứng cho việc khai phá tiềm năng trên các vật liệu tái sử dụng.
Hi Dương Gia Hiếu, điều gì đã khiến bạn chuyển từ graphic design đến nhiếp ảnh và giờ đây là thiết kế nội thất?
Chuyện cũng khá tự nhiên thôi từ nhỏ mình đã thích mày mò làm đồ thủ công, đến khi đi học cũng hầu hết làm mọi thứ bằng tay. Việc chuyển hướng từ ngành này sang ngành khác cũng là cơ hội từ những thực hành không ngừng mà ra thôi. Bản thân mình nhận thấy có điểm mạnh khi mình thích và có khả năng làm nhiều việc khác nhau và đó cũng chính là điểm yếu khi rất khó khăn để đưa ra các quyết định giữ việc chọn định dạng nào để thể hiện cho ý tưởng ngay lúc đó.
Bạn có thể chia sẻ một chút về những sản phẩm nội thất mà bạn tạo ra? Những sản phẩm này có phải là độc nhất, không có cái nào giống cái nào?
Mình bắt đầu với sản phẩm đầu tiên là chiếc đèn và sau khi thử nghiệm với một số sản phẩm khác như ghế, bàn, chặn sách, kệ…Nhưng mình vẫn thích nhất là đèn vì cảm giác mà những chiếc đèn mang lại trong không gian sống có thể thay đổi theo cách ta sắp đặt nó. Sản phẩm của Ném số nhiều là độc nhất và Ném luôn minh bạch về số lượng mà mình sản xuất cũng như thông tin về vật liệu. Nhưng nhận thấy độc nhất đồng nghĩa với việc giá cả tăng cao và đây cũng là một câu hỏi lớn mà mình đang tìm cách giải đáp thông qua xây dựng quy trình làm việc, nhân lực và tính bền vững của dự án.
Đâu là sản phẩm khiến Hiếu tự hào nhất khi làm ra?
Sản phẩm tự hào nhất chắc là chưa có rồi. À nhưng có một sản phẩm giúp Ném tiếp cận được với lượng người theo dõi quốc tế trong đó có giới chuyên môn là chiếc đèn quạt Fan Lamp. Hiện mình cũng chưa lý giải được việc chiếc đèn này viral nhưng cũng là một điều khá vui khi biết được sản phẩm của mình được công nhận ở những môi trường và góc độ khác.
Ném Space là gì và có điều gì đặc biệt về cộng đồng những người thường lui tới đây?
Ném Space nằm trong dự án Nhà Ngô Thời Nhiệm bao gồm Ném Space và Lưu Chữ. Ném Space bao gồm cửa hàng nội thất cho những khách hàng của Ném, ngoài ra còn có cafe và đồ uống sáng tạo cho những bạn muốn đến trải nghiệm không gian và một workshop cho những hoạt động hướng đến cộng đồng những người thích tự làm các vật dụng trong nhà thay vì đi mua.
Trước đây mình đặt tên dự án tiếng anh là Nice Throw nhưng sau này dịch ra thành Ném cho thân thiện với nơi dự án hình thành.
Thường thì từ ý tưởng trong đầu đến khi ra thành phẩm, mọi thứ diễn ra như thế nào?
Mình khá thoải mái và cũng không có một quy trình cụ thể nào cả. Nhưng thường mình sẽ nảy ý tưởng ngay khi gặp được một chất liệu hay vật thể có hình dáng, màu sắc phù hợp với định hướng của bản thân và Ném. Tiếp theo sẽ tìm thêm vật liệu để phối hợp và tính toán những chi tiết kỹ thuật và hầu hết những sản phẩm của mình đều có chỗ trống để phát triển tiếp.
Khoảng một năm vừa qua mình quan sát và áp dụng những vật dụng có sẵn trong đời sống hằng ngày và sử dụng nó với một công năng mới thay vì tham gia vào quy trình sản xuất phức tạp và với quy của Ném cũng không thể nào đáp ứng được số lượng mà giới sản xuất công nghiệp yêu cầu. Hơn hết cũng vì không muốn tham gia vào vòng quay sản xuất cho số đông là việc mà bản thân mình đã không ủng hộ hay nói cách khác đó chính là lý do mà Ném Project bắt đầu.
Dương Gia Hiếu có còn đang ấp ủ dự án nhiếp ảnh nào?
Điều gì khiến bạn thấy vui khi chụp ảnh, và bạn sẽ ưu tiên cảm xúc hay kỹ thuật hơn?
6 tháng vừa qua mình ngưng chụp ảnh để tập trung phát triển Ném Project và Ném Space. Bây giờ mình đã trở lại để làm dự án dang dở rồi đây.
Mình sẽ ưu tiên cảm xúc vì khi bắt đầu mình không được trao dồi kỹ thuật của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Điều khiến mình vui khi chụp là bắt được một điều bất ngờ, điều bất ngờ có thể là một sắp đặt sẵn có do những người trên đường, một sự cố kỹ thuật tạo ra một bức ảnh thú vị hay đơn giản hơn là khoảnh khắc
Một nghệ sĩ mà Dương Gia Hiếu ngưỡng mộ và muốn giới thiệu đến V2X?
Pai Lactobacillus là một visual artist kiêm motion designer đến từ Thái Lan, mang phong cách nghiên về Psychedelic và Op Art. Pai đã để lại ấn tượng rất mạnh cho V2X sau sự kiện The Visual: Abstract City vừa qua, bằng một set diễn khó câu chữ nào diễn tả nổi. (Xem highlights màn trình diễn của Pai)
Pai tốt nghiệp đại học chuyên ngành gốm mỹ thuật. Vì không tìm được công việc thích hợp, Pai chấp nhận một đề nghị làm cán bộ nhà nước ở cục khuyến công. Sau một vài năm, anh nhận ra bản thân muốn làm điều gì đó thú vị hơn, cho nên Pai quyết định nghỉ việc và từ bỏ nguồn thu nhập duy nhất của mình.
Pai đầu tư hết tiền tiết kiệm còn lại của bản thân vào việc học graphic design, anh hồi tưởng lại “đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi”. Pai ngay lập tức yêu luôn ngành này và bắt đầu sự nghiệp tư cách là một nghệ sĩ tự do, làm việc cùng các sự kiện, lễ hội âm nhạc và hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng quốc tế.
Hello Pai, hi vọng bạn đã có một quãng thời gian tuyệt vời tại Việt Nam. Sự kiện The Visual – Abstract City nằm ngoài sức tưởng tượng, V2X chưa từng thấy điều gì gần giống như vậy ở Sài Gòn từ trước đến nay. Cảm nghĩ của bạn như thế nào về sự kiện The Visual vừa qua?
Tôi rất hào hứng và vui mừng được trở thành một phần của sự kiện này. Đây là sự kiện AV thứ hai của tôi tại Việt Nam sau nhiều năm, cũng là khoảng thời gian mà tôi ấn tượng nhất. Bởi tôi đã có cơ hội làm việc với các nghệ sĩ đồng nghiệp, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, kiến thức và những cảm hứng. Tôi cũng được tham gia workshop của ASUS và thiết kế chuyển động cho Piaggio, điều đó gây ấn tượng với tôi rất nhiều.
Bên cạnh đó thì bạn cảm nhận thế nào về giới trẻ và bầu không khí tại Sài Gòn? Có điều gì bạn thấy tương đồng với Thái Lan?
Tôi cảm nhận được giới trẻ ở cả Việt Nam và Thái Lan đều luôn nhiệt huyết và quan tâm đến việc khám phá, tìm kiếm những trải nghiệm mới cho bản thân. Và cộng đồng AV, mà tôi thường gọi là gia đình nhỏ, nơi các thành viên cùng nhau vươn xa và vững mạnh theo thời gian.
Để chuẩn bị cho một màn trình diễn tuyệt vời như thế hẳn là bạn đã dành rất nhiều thời gian cho phần thiết kế đồ hoạ và chuyển động. Bạn có thể chia sẻ thêm về quá trình sáng tạo của mình không?
Tôi đã chuẩn bị mọi thứ trong khoảng 3 tuần, thu thập các VJ Loop và Visual Art mà tôi đã chơi cộng thêm những sản phẩm gần đây của tôi. Trong lúc đó, tôi nghe DJ set của Mess trên SoundCloud, tôi chuẩn bị và sắp xếp mọi thứ lại với nhau.
Bạn có thể chia sẻ về công việc của một VJ không? Nó có giống DJ?
Nó gần gũi nhưng sự khác biệt là chúng tôi phải lắng nghe âm thanh và giao tiếp lại bằng hình ảnh để lấp đầy tâm trạng đó. Hãy để âm thanh và hình ảnh đi đôi với nhau vào thời điểm đó, chúng tôi không biết bài hát tiếp theo sẽ như thế nào, mood ra sao, hầu hết đều là ngẫu hứng và thử nghiệm. Đưa đám đông đi qua các chiều không gian và phiêu lưu cùng nhau.
Ai hay điều gì khiến cho bạn muốn theo đuổi VJ, visual art và motion design?
Những nghệ sĩ mà tôi yêu thích là TAS Visuals, Felipe Pantone, Jen Stark, Kaoru Tanaka, Laser Lew Dude, Luise Ponce, Yoshi Sodeoka, Ben Ridgway,…
Còn nghệ sĩ Thái là Human Spectrum, Akaliko, Kor.Bor.Vor., blozxom community, Pete TR, Pasuth, Footprints on mars.
Mối liên hệ giữa nghệ thuật thị giác và âm nhạc điện tử trong màn trình diễn của bạn là gì?
Tôi kết nối tâm trạng cá nhân ngay lúc đó khi nghe bài nhạc. Từ đó tôi tìm những hình ảnh mà tôi muốn thấy, rồi tạo nên một hành trình cảm xúc, ngập tràn hình ảnh tưởng tượng trong đầu tôi mà chưa ai từng thấy.
Nói đến digital art, tầm nhìn của bạn về NFT như thế nào?
Tôi nghĩ NFT thực sự là một trong những bệ phóng để những người sáng tạo kỹ thuật số truyền bá tác phẩm của họ ra quốc tế. Dự án NFT của tôi có tên là “Visual Therapy” ở trên nền tảng foundation.app. Bộ sưu tập chỉ mới có 11 tác phẩm NFT, sắp tới tôi sẽ tập trung vào nó thêm nhiều nữa.
Phong trào NFT ở Thái Lan như thế nào? NFT hiện nay có đóng một vai trò quan trọng trong nền nghệ thuật ở Thái Lan không?
Cộng đồng NFT ở Thái Lan đang phát triển rất nhanh. Chúng tôi có một cộng đồng thân thiện hỗ trợ lẫn nhau mặc dù cách tiếp cận nghệ thuật và phong cách của họ khác nhau. Illustrations, Motion Graphics, Generative Art và nhiều hơn nữa.
Cộng đồng của chúng tôi luôn cởi mở, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Đó thực sự là không gian để các nghệ sĩ mới công khai tác phẩm nghệ thuật của họ. Thái Lan cũng nhận được phản hồi rất tốt từ các nhà sưu tập quốc tế, đó là lý do tại sao cộng đồng nghệ sĩ NFT ở Thái Lan phát triển nhanh chóng.
Có bao giờ bạn thắc mắc, khi bộ môn vẽ tranh tường graffiti lắng xuống, thì các nghệ sĩ graffiti giờ đang ở đâu và làm gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, V2X đã tìm đến triển lãm ‘ diversed, the exhibition ‘ – ‘ triển lãm sự đa dạng ‘ để gặp Curser, Daga và Goney – những nghệ sĩ graffiti đã bước qua giới hạn của bình sơn, bức tường để tìm thấy những chất liệu mới hơn trên hành trình theo đuổi nghệ thuật thị giác (visual arts) của họ.
Curser tên thật là Hưng Lê, bước ra từ graffiti trong khoảng thời gian 2016-2017 khi trào lưu vẽ tường lắng xuống “ và anh em chơi môn này ít xuống đường đi bomb hơn, do nhiều lí do khác nhau, nhưng chủ yếu là vì nó không chính thống và gây ảnh hưởng xấu đến người chơi graffiti cũng như người bị các bạn vẽ lên tường nhà” – Curser chia sẻ. Những tác phẩm của Hưng đưa đến người xem dưới cái tên Curser thường là những tác phẩm/ hoặc công việc anh được toàn quyền sáng tạo và quyết định gần như không có sự can thiệp từ người khác.
Daga hay “dagà” là nghệ danh của Minh Duy, người luôn khát khao đi tìm những trải nghiệm bằng nhiều “phương tiện” nhất có thể, điều này cũng được phản ánh qua sự đa dạng trong chất liệu tìm thấy ở các tác phẩm của anh. Daga hiện tại là một full-time motion designer, bên cạnh đó với nghệ thuật, anh khai thác sâu vào nội tâm để thể hiện cảm xúc cá nhân lên các tác phẩm của mình.
Và Goney, tên thật là Dân, sinh viên năm 3 ngành thiết kế đồ họa đang theo đuổi Psychedelic Art. Khi sáng tạo, Goney thường bắt đầu bằng một thắc mắc riêng của bản thân, từ đó giải quyết câu hỏi đó để đưa ra ý tưởng và hiện thực hóa nó. Bằng cách này, Goney đã tạo ra rất nhiều tác phẩm ấn tượng ẩn chứa những thông điệp sâu sắc sinh ra từ chính những suy tư của bạn.
Hello Curser, Daga và Goney, các bạn có thể giới thiệu đôi chút về chủ đề của triển lãm “diversed, the exhibition” lần này được không?
Curser: Tên của triển lãm là ‘ diversed, the exhibition ‘ – ‘ triển lãm sự đa dạng ‘ nói lên sự kết hợp trên và xu hướng hiện thực hóa streetart trở thành 1 loại hình trưng bày chính thống hơn, kết hợp được với các sản phẩm nội thất, trở thành sản phẩm trưng bày và gần gũi hơn đối với người xem.
Qua buổi triển lãm này bọn mình cũng muốn người xem có một trải nghiệm về sự cảm nhận thuần túy qua đôi bàn tay trần về các tác phẩm của bọn mình, thứ có vẻ xa xỉ đối vời thời đại số như hiện tại. Các bạn có thể đã thấy những tác phẩm trong buổi triển lãm lần này đâu đó trên mạng xã hội dưới hình thức ảnh hoặc video nhưng sự sờ, nắm, cảm nhận là điều bạn sẽ không bao giờ có được nếu chỉ xem qua mạng xã hội.
Daga: Triển lãm này cũng giới thiệu bộ sưu tập của mình có tên là “Duality – Revisit” và nó kể về những cột mốc sự kiện định hình con người mình. BST có chủ đề xuyên suốt là nhị nguyên. Hai khái niệm trái lập nhưng đồng thời định nghĩa nhau. Chúng không thể tồn tại nếu thiếu nửa đối lập của mình.
Trong các tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm lần này, Curser, Daga và Goney mỗi người cảm thấy tâm đắc với tác phẩm nào của mình nhất?
Daga: Tác phẩm mình hài lòng nhất về mặt kỹ thuật là “Yêu” nhưng ưng nhất thì có lẽ là bức “Sinh”, phần lớn là vì ý nghĩa và tâm tư của mình trong tác phẩm. “Sinh” là bức tranh mình tặng cho mẹ, nó nói về tình mẫu tử và sự liên hệ giữa mẹ và đứa con của mình. Ngoài tình yêu vô điều kiện thì thông qua “Sinh” mình muốn đề cao chuyện “mang nặng, đẻ đau” của những người mẹ. Họ hy sinh cơ thể để nuôi ta trong suốt 9 tháng. Ta và mẹ đã là một nhưng giờ lại là hai cá thể độc lập.
Vật liệu mình sử dụng là len và chỉ. Kỹ thuật mình sử dụng được gọi là “wet felting”. Đầu tiên mình sẽ rải nhiều lớp len nhỏ và mỏng chồng lên nhau, sau đó sử dụng nước xà phòng và tay chà nhẹ, mạnh dần cho đến khi len đan xen vào nhau thành một. Sau đó xẻ thành 2 phần và cắt, khâu, thọc để tạo họa tiết. Mình chuẩn bị khung bằng canvas và thêu hai phần artwork lên tranh. Giữa hai phần thảm mình sử dụng chỉ đỏ là liên kết hai phần với nhau tượng trưng cho sự liên hệ giữa người mẹ và con mình.
Curser: Tác phẩm mang nhiều câu chuyện đăng sau và có thể nói cho mình nhiều cảm xúc nhất chính là bức tượng ‘ phantom lady ‘ – tên tác phẩm được dựa trên 1 tập phim của 1 series phim sci-fi.
Tình cờ sau 1 buổi ăn uống bên nhà người bạn (người cho mình mượn stu để làm các tác phẩm triển lãm), ‘Phantom Lady’ được mọi người lấy ra và bắt đầu thoải mái sáng tạo (vẽ, vẩy màu, đập, đổ tương ớt,…) sau cùng mình cảm giác rất lạ về ‘Phantom Lady ‘ thời điểm đó và quyết định đem về nhà tiếp tục hoàn thiện, giữ lại những đường nét mình nghĩ sẽ hợp và thêm thắt các yếu tố khác. Sau cùng đó lại là bức tượng được tham buổi triển lãm ‘ rục rà rục rịch ‘ – 2020 được tổ chức bởi Gốc Lab Creation và Toong Co Working Space trong chuỗi 3 sản phẩm mình gửi về (chỉ ‘Phantom Lady’ được chọn tham gia cùng các nghệ sĩ khác).
‘Phantom Lady’ là tác phẩm nói về vấn đề ‘con người’ nói chung, khi mình chợt nhận ra rằng chính bản thân mình đôi khi cũng đánh mất bản chất bên trong bởi những thứ hào nhoáng khác từ xã hội, quần áo, phụ kiện,… những thứ tạo nên vẻ bên ngoài của một con người. Nhưng thực chất thứ quý giá nhất chính là tâm hồn, sự trải nghiệm, sự kết nối. Tác phẩm đã được thêm màng bọc nhựa bên ngoài nói về sự bó buộc bản thân trước xã hội hiện đại, sự phát triển của công nghệ đồng thời đã làm cho con người mất đi sự giao tiếp, cảm nhận thuần túy đến từ 5 giác quan cơ bản của con người.
Goney: Còn mình vẽ bức “Hoa” lúc mình đang làm việc, trong khoảng khắc đó, trong đầu mình hiện lên câu hỏi, nếu con người và thiên nhiên hoà vào thành một thì sẽ như thế nào nhỉ? Xong mình liên tưởng mấy ngón tay mình là mấy cánh hoa và cái nhị hoa nó là hình tròn, làm mình liên tưởng đến con mắt và từ đó mình kết hợp cả hai lại. Thông điệp mình muốn truyền tải là con người và thiên nhiên nên hoà vào nhau thay vì tàn phá. Bên cạnh đó, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp, tìm thấy vẻ đẹp của bản thân mình như là tìm hoa hiếm trong rừng.
Các bạn bắt đầu với vẽ hay visual arts như thế nào? Tính từ lúc đó, phong cách nghệ thuật của các bạn đã tiến hóa ra sao?
Curser: Mình bắt đầu vẽ tay từ rất nhỏ, và những bức vẽ đầu tiên là về các nhân vật truyện tranh tuổi thơ của rát nhiều người như conan, doraemon, songoku,… nhưng bước chuyển mình lớn nhất có thể là khoảng thời gian thu mình và nhìn nhận bản thân vào khoảng thời gian 2016-2017 khi sự thôi thúc làm việc đến từ bên trong con người mình. Đó là lúc mình bắt đầu làm việc, hoàn thiện bản thân một cách chỉnh chu hơn. Có thể nói sự tiến hóa của bản thân mình là việc không ngừng trải nghiệm về vật liệu và đam mê với công việc.
Còn về quá trình sáng tạo của mỗi người, Curser, Daga và Gooney có thể chia đôi chút về cách mà các bạn thực hiện các tác phẩm được không?
Daga: Mình thường sáng tác dựa trên những cảm xúc hoặc những tâm tư khó nói, để hình ảnh là một đầu ra. Mình khai thác cảm xúc và phác thảo những ý tưởng trên giấy, sau đó làm một bản kỹ thuật số hoàn chỉnh. Tiếp đến mình sẽ nghiên cứu các kỹ thuật hoặc vật liệu phù hợp để truyền tải đúng cảm xúc mình muốn diễn đạt.
Curser: Hơi khác so với Daga một chút, mình là người theo xu hướng nếu đã thích cái gì hoặc đã suy tính làm việc gì sẽ làm cho đến cùng. Lao thẳng vào công việc và để những lần sai, trải nghiệm dẫn đường.
Nhưng qua thời gian mọi thứ mình làm từ từ có hệ thống hơn, có quy trình hơn có tính toán kĩ hơn nhưng luôn giữ bản thân có một sự hào hứng, hứng khởi nhất định cho những dự án mới (cái giúp mình hào hứng với sự sáng tạo là sự trải nghiệm với những chất liệu mới).
Goney: Trong quá trình sáng tạo, mình hay đặt câu hỏi về mọi thứ, tìm được câu trả lời cũng là lúc tìm được ý tưởng. Sau đó mình sẽ nghĩ tới cách thực hiện ý tưởng nó khả thi nhất rồi thực hiện nó theo đúng những bước mình đã vạch ra.
V2X còn để ý thấy các bạn còn hợp tác với các nghệ sĩ ở lĩnh vực khác như rapper Minh Lai, qua đó thì góc nhìn của các bạn về cộng đồng sáng tạo hiện nay của Việt Nam như thế nào?
Theo mình thời điểm hiện tại có thể nói là thời điểm quá thích hợp để phát triển trong cộng đồng sáng tạo. Khi công nghệ, mạng xã hội đã quá hỗ trợ các bạn về mặt kĩ thuật nhưng đồng thời vì mọi thứ đều có sẵn nên mình nghĩ sự sáng tạo của các bạn sẽ phải đột phá hơn nữa, mới hơn nữa hoặc cũng chính vì những sự có sẵn đó là rào cản các bạn thử những thứ mới.
Bọn mình cũng rất may mắn khi được hợp tác với anh em Under The Hood (UTH) và Nasty Nerd Gs (N2G), qua những lần làm việc với anh em thì mình cảm thấy được sự nhiệt huyết và mong muốn sáng tạo của mọi người và điều đó cũng là một động lực rất lớn cho bọn mình.
Sau triển lãm này, định hướng tiếp theo của Curser, Daga và Gooney là gì? Nếu được hãy chia sẻ cho V2X biết nhé!
Chắc chắn sẽ có những buổi thưởng lãm tiếp theo, nhưng về thời gian có thể sẽ là 2 năm nữa. Nhưng chắc bọn mình vẫn sẽ tiếp tục trải nghiệm những thứ mới liên quan đến nghệ thuật và sáng tạo đồng thời tiếp tục học hỏi và thử nghiệm nhiều phương tiện để bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư của bản thân.
“Lao động là để chơi, chơi cũng là lao động, mà lao động thì tất nhiên là vinh Quang.” – Gãy.
Vào dịp ngày Quốc tế Lao Động 1/5, nhạc Gãy quay trở lại sát cánh bên nhau để đánh dấu một cột mốc trên chặng đường còn dài – lần này cùng với sự đồng hành của Boiler Room. Và để am hiểu thêm về ý nghĩa của sự trở lại này, V2X đã có một buổi trò chuyện với nhóm trước ngày diễn.
Một lần nữa, BR quay trở lại Vietnam nhằm khám phá chúng ta đang nghe gì, và lần này họ tìm đến những âm thanh đột biến dưới góc nhìn và những giá trị nhạc Gãy đã và đang tạo ra, cùng với cộng đồng underground rave đang dần lớn mạnh tại Saigon nói riêng và Vietnam nói chung.
G: BR đã liên hệ với chúng tôi sau khi thấy những gì chúng tôi đang làm. họ có vẻ tò mò về âm thanh và năng lượng của Gãy, vì vậy rất vinh dự được cộng tác với họ để kỷ niệm cuộc hội ngộ của chúng tôi và giới thiệu điều này trên toàn cầu.
Gãy: Chúng tôi tò mò muốn biết năng lượng của đêm đó sẽ được chuyển tải lên phim như thế nào vì không có gì có thể thay thế cuộc sống thực, nhưng đó vẫn là một video lưu trữ kỉ niệm mà chúng tôi đang làm. Và 4-5 tiếng của chương tình sẽ được phát sóng tại boilerroom.tv
Với màu sắc âm thanh không dừng đột biến của Gãy nên chúng tôi không thể biết trước hay nắm được nó sẽ là gì cho đến khi được phơi bày vào Chủ nhật này. Sẽ có rất nhiều điều bất ngờ.
G: Thân cây “Gãy” của chúng tôi đã lớn hơn và phát ra nhiều nhánh hơn và trải dài hơn, phát triển độc lập qua những thời điểm thiếu bạn bè đồng hành, nhưng chúng tôi vẫn chia sẻ chung một cội nguồn.
về Rắn Cạp Đuôi:
Có thể nói RCĐ là một band nhạc đang làm ra những tác phẩm dường như là một chiếc gương phản chiếu với sự ô nhiễm âm thanh hằng ngày mà chúng ta đang sống chung.
RCĐ sẽ biểu diễn nhạc trong album sắp tới sẽ phát hành qua hãng đĩa Nhạc Gãy. Với một album nối tiếp hành trình thực sự không khoan nhượng với bất kì chuẩn mực, đầy tính thơ và sự tương phản.
G: Chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một điều rất thú vị và bất ngờ khi có một ban nhạc thể nghiệm diễn một màn độc tấu với 1 dàn trống vào giờ khắc cao điểm của chương trình – cho sự kiện Boiler Room lần này. Và chúng tôi luôn muốn mang tới những trải nghiệm mới.
Về địa điểm: Vì sao Kasho? G: Chúng tôi muốn mang đến trải nghiệm mà khán giả có thể đắm chìm trọn vẹn với âm thanh của Gãy – và để tạo ra được môi trường đó – âm thanh cần được ưu tiên số 1, và Kasho có một trong những hệ thống âm thanh tốt nhất mà chúng tôi đã nghe trong thành phố và có thể chứa tới 400 người, và hơn đó, chúng tôi nhận được tài trợ thêm 1 bộ sub từ Stella Sound, nhà phân phối độc quyền của VOID tại Việt Nam.
Có được không gian để làm một đêm rave tại một địa điểm – thường là một câu lạc bộ phục vụ bàn với một đám đông hoàn toàn khác thực sự sẽ là một kỉ niệm thú vị.
Boiler Room
Kể từ năm 2010, Boiler Room đã xây dựng một kho lưu trữ độc đáo trải dài hơn 8000 buổi biểu diễn của hơn 5000 nghệ sĩ trên 200 thành phố. Ngày nay, Boiler Room vẫn đúng với lịch sử đó. Họ hỗ trợ các nghệ sĩ mới nổi, kể những câu chuyện ngoài lề và kết nối các sàn nhảy địa phương với thế giới rộng lớn hơn.
Sự kiện diễn ra vào ngày 1/5 – Ngày Quốc tế Lao động
9h30PM – 5:30AM
Miễn phí vé vào cửa số lượng có giới hạn. Địa chỉ: Kasho Club – 99 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
Minh-Thu Nguyen hay còn gọi là Minh2 sinh ra tại Berlin, Đức với bố mẹ là người Việt Nam. Minh2 luôn biết rằng âm nhạc và vận động sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô và cho đến ngày nay, cô cảm thấy thoải mái nhất khi xung quanh mình là năng lượng sáng tạo và niềm đam mê thuần khiết. Năm 13 tuổi, cô bắt đầu học khiêu vũ ở trung tâm thanh thiếu niên. Và cô ấy nhanh chóng biết rằng văn hóa khiêu vũ sẽ là quê hương mới của mình.
Minh Thư đã bắt đầu làm việc trước ống kính từ năm 17 tuổi và có thể xuất hiện trong một số video ca nhạc và các chiến dịch quảng cáo toàn cầu. Năm 18 tuổi, lần đầu tiên M2 đi lưu diễn với tư cách là một vũ công và từ đó mình đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trên sân khấu truyền hình, sân khấu và điện ảnh. Cô thậm chí còn đóng vai phụ trong Crews & Gangs, nơi cô đóng vai Sky. Cô ấy đã thực sự mở đường cho riêng mình và hiện là một vũ công, người mẫu chuyên nghiệp và là huấn luyện viên thể hình được chứng nhận tại Adidas Sportbase Berlin. Cô cũng đang làm việc độc quyền cho Adidas với tư cách là Đại sứ thương hiệu và vận động viên Adidas. Và cô ấy hiện là một trong những gương mặt mới của Chiến dịch John Reed toàn cầu và được nhìn thấy trong Chiến dịch toàn cầu dành cho phụ nữ của Adidas Minh2 là một người có tâm hồn sáng tạo và là một chiến binh đầy nhiệt huyết, người đã biến xung quanh cô ấy thành studio cá nhân của mình. Chuyển động được chụp lại mà vận động viên khiêu vũ chia sẻ là một lời nhắc nhở rằng cơ thể chúng ta thực sự là những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất.
“I want to inspire as many people as possible,make the world better in my own way
I want to be able to leave this world and leave something wonderful behind
something that bears fruit
something that makes you think
something that makes you laugh
something that makes you cry
something to protect you
something that some call love.
At some point I will leave this world and leave my mark … “ – Minh Thư
.. cùng gặp gỡ và trò chuyện thêm với Minh Thư để biết hơn về cô và công việc của cô nhé.
Bạn trở thành một dancer/choreographer như thế ?
Xin chào V2X, Tôi phải mất một lúc mới hiểu được những điệu nhảy uyển chuyển hay nói chung là chuyển động có ý nghĩa như thế nào đối với mình. Tôi thực sự đã có bằng Quản lý thời trang và thậm chí tôi đã từng làm việc ở Thành phố New York trong lĩnh vực thời trang. Nhưng khi tôi trở lại Berlin, tôi nhận ra rằng tôi không thể làm cho một công việc văn phòng và tôi không muốn làm việc cho một công ty 24/7. Tôi cảm thấy như tôi sẽ lãng phí cuộc đời mình để làm việc cho ước mơ của người khác. Vì vậy, tôi quyết định cố gắng hết sức để làm vũ công, huấn luyện viên và người mẫu, viết nên câu chuyện của chính mình và biến ước mơ của chính mình thành hiện thực. Đó là một thách thức lớn để làm việc với tư cách là một freelancer. Nhưng tôi thực sự rất hạnh phúc vì tôi có thể làm những gì mình thích làm. Năm nay, lần đầu tiên tôi làm việc với tư cách là Biên đạo múa và đạo diễn phong trào. Tôi đã nhận được 3 lời mời để sáng tạo ra thứ gì đó cho Zalando, Adidas và cho Dự án “Sound of Movement”. Nó vẫn còn là một lĩnh vực rất mới đối với tôi nhưng tôi sẵn sàng phát triển, thất bại và xây dựng theo hướng tạo ra những vũ đạo hoặc đưa ra dance directions.
Thời gian biểu một ngày của bạn sẽ ra sao? Thời gian nào làm bạn thích nhất trong ngày?
Điều đầu tiên tôi làm khi thức dậy là thiền hoặc cầu nguyện. Đôi khi tôi làm cả hai. Sau đó tôi ăn sáng và tập luyện. Tôi thực sự dành những giờ đầu tiên trong ngày hoàn toàn cho bản thân trừ khi tôi phải làm việc vào buổi sáng. Sau đó, tôi bắt đầu trả lời email và tin nhắn của mình. Nói chung, các tuần của tôi rất nhiều màu sắc, nó luôn khác biệt, tôi đang dạy các lớp vũ đạo và thể dục cá nhân, tôi cũng dạy tại Adidas sportbase ở Berlin nữa. Vào những ngày khác, tôi có photo shooting hoặc video shooting và đôi khi tôi đang ghi hình nội dung của riêng mình, các dự án riêng hoặc làm việc trên các kênh truyền thông xã hội của tôi. Tôi cũng tập luyện ở nhà hoặc tham gia các lớp học vũ đạo từ những người khác. Tôi đoán là một người làm việc tự do luôn có việc gì đó phải làm, vì vậy tôi luôn giữ cho “chiếc cốc” của mình khá đầy. Thời gian yêu thích của tôi trong ngày là bữa sáng và một điệu nhảy buổi sáng.
Bọn mình khá tò mò về nguồn cảm hứng cho công việc của bạn, hãy nói thêm về nó nhé?
Hiện tại tôi rất có cảm hứng với thiên nhiên. Tôi sống rất gần một khu rừng và tôi thường chạy đến đó để được kết nối nhiều hơn với nó. Đôi khi tôi chỉ đứng một giây sau khi chạy để ngửi, nghe và cảm nhận thiên nhiên. Nếu bạn đến thăm nơi tôi ở, tôi đoán bạn sẽ nhận thấy rằng tôi có rất nhiều loại cây. Chúng đã giúp tôi chữa bệnh và toàn bộ quá trình chữa lành nỗi đau mà tôi gặp phải trong cuộc sống đã truyền cảm hứng cho tôi để khiêu vũ, di chuyển, rèn luyện hoặc sáng tạo.
Quá trình làm việc về partnership với Adidas diễn ra thế nào?
Tôi đã ra quyết định cách đây 5 năm sẽ chăm sóc cơ thể nhiều hơn. Vì vậy, tôi quyết định đi đến phòng tập thể dục và ý thức hơn về những gì tôi ăn trong ngày. Tôi chỉ muốn cảm thấy tốt và khỏe mạnh. Một ngày nào đó, nó giống như một liệu pháp đối với tôi, tôi bắt đầu tập luyện mỗi ngày. Và đó là một trong những quyết định đúng đắn nhất mà tôi đã chọn. Sau đó, tôi quyết định trở thành một Huấn luyện viên và lần đầu tiên tôi thực hiện bài tập HIIT theo nhịp. Đó là một bài tập HIIT, nơi bạn rèn luyện và thực hiện các bài tập theo âm nhạc. Nó cũng kết hợp các chuyển động rất cơ bản của B-Boying và các bài tập chức năng như chống đẩy hoặc plank, v.v. Sau đó, tôi bắt đầu dạy các lớp HIIT tại Adidas Sportbase ở Berlin. Hồi đó tôi vẫn đang học và tôi phải thực tập ở NYC. Vì vậy, khi tôi đang làm việc ở đó, tôi đột nhiên nhận được lời mời từ Adidas làm việc độc quyền cho họ, vài tuần sau đó, tôi kết thúc buổi chụp hình cho một chiến dịch toàn cầu của Adidas Women tại LA.
Thật tuyệt vời khi được xem “Sound of Movement”, bạn lấy ý tưởng cho video này từ đâu?
Một người quay phim & Đạo diễn tên là Daniela Meiser đã đề nghị tôi biên đạo cho dự án của cô ấy. Cô ấy cho tôi xem moodboard của cô ấy và bài hát cô ấy muốn sử dụng. Đó là một dự án nghệ thuật nên chúng tôi được chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính. Tôi là một người rất kén chọn nếu tôi không thích khái niệm hay ý tưởng của một dự án nên không ổn tôi sẽ quyết định không nhận lời. Nhưng ý tưởng này đã đúng, tôi yêu thích trang phục, âm nhạc và đạo diễn đã để tôi rất nhiều tự do trong việc biên đạo tác phẩm. Khi tôi nghe âm nhạc, nó có một sự rung cảm tương lai, khó khăn, nguy hiểm nhưng cũng đầy gợi cảm đối với tôi. Tôi đã lăn tăn hàng giờ trước khi bắt đầu biên đạo tác phẩm. Và âm nhạc thực sự nhắc nhở tôi về những mối quan hệ độc hại. Nó nhắc nhở tôi về vẻ đẹp của tình yêu nhưng cũng là nỗi đau và những cuộc đấu tranh có thể đi kèm với nó. Nó thực sự nhắc nhở tôi về những mối quan hệ mà tôi đã có trong quá khứ và nó đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều để tạo ra vũ đạo này. Vì vậy, rất nhiều chuyển động và bước đi thực sự rất tự nhiên.
Bạn chia sẻ một chút về cộng đồng Dancers ở Berlin nhé
Tôi cảm thấy như cộng đồng dancers ngày càng lớn mạnh ở Berlin. Đó là điều rất tốt. Chúng tôi có rất nhiều trường dạy vũ đạo và studio ở đây. Tôi nhận ra rằng rất nhiều vũ công đang chuyển đến Berlin để theo đuổi ước mơ của họ hoặc để có thể học tập và đào tạo tại đây. Tôi thấy rằng thế hệ mới tràn đầy năng lượng và động lực mà họ mang theo thực sự truyền cảm hứng cho tôi để tiếp tục nhảy và sáng tạo ra mọi thứ. Nhưng tôi cũng thấy cuộc cạnh tranh để kiếm tiền với tư cách là một vũ công hay một nghệ sĩ. Tôi đã có rất nhiều cuộc trò chuyện về việc đó gần đây. Tôi nghĩ Berlin là một thành phố tuyệt vời nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực sáng tạo. So với tất cả các thành phố khác như NYC, London, Tokyo theo cách của nó nhưng rẻ hơn. Và tôi cảm thấy như ở đây có rất nhiều cơ hội để kết nối với những người sáng tạo. Tôi thích điều đó về Berlin. Tôi thích rằng chúng ta có những nền văn hóa khác nhau, những con người khác nhau, những câu lạc bộ khác nhau, rất nhiều màu sắc.
Bạn đã về Việt Nam bao giờ chưa, điều gì làm bạn nhớ nhất về Việt Nam?
Tôi mới đến Việt Nam 2 lần trong đời. Cha mẹ tôi không đủ khả năng để đi du lịch. Vì vậy, thật không may là tôi cảm thấy rất mất kết nối với cội nguồn của mình trong quá khứ. Nhưng năm ngoái, trong đợt khóa đầu tiên, tôi bắt đầu xem rất nhiều phim tài liệu về Việt Nam, về những cuộc chiến mà chúng ta đã trải qua và về truyền thống và con người của chúng ta. Tôi đã khóc mỗi khi tôi xem một cái gì đó về Đất nước của chúng tôi. Nó khiến tôi nhận ra rằng tổ tiên của chúng tôi là những người chiến đấu thực sự. Tìm hiểu sâu về lịch sử của chúng tôi cũng giúp tôi hiểu tại sao tôi lại như vậy. Tôi tin rằng tinh thần chiến đấu mà họ có thực sự vẫn còn trong tôi.
Bạn sẽ có một dự án về Việt Nam chứ?
Tôi thực sự đang lên kế hoạch cho một dự án mới vì tôi muốn chỉ có các vũ công châu Á tham gia. Nhưng tôi thực sự không muốn nói quá nhiều về nó bởi vì tôi vẫn đang trong giai đoạn phân tích.
Khi nào bạn sẽ lại về thăm Việt Nam?
Vì thế giới phát cuồng vì Covid nên tôi không biết khi nào tôi sẽ đến thăm Việt Nam một lần nữa. Nhưng chắc chắn việc này trong danh sách việc cần làm của tôi.
Bạn sẽ tiết lộ một ít về những dự án sắp tới chứ?
Tôi chỉ có thể nói rằng tôi đang mang rất nhiều cảm xúc và cần phải thoát ra ngoài. Tôi thực sự cảm thấy rằng tôi phải thể hiện bản thân thông qua các động tác. Có lẽ đó là thời kỳ điên rồ mà chúng ta đang sống hiện tại khiến tôi muốn sáng tạo.
Cuối cùng, hãy gửi đến những bạn đọc trẻ của V2X một lời nào đó để tạm biệt nhé
Tôi không hoàn hảo, tôi biết mình cũng có những mặt xấu và tôi cũng chưa hình dung ra được mọi thứ. Nhưng có điều gì đó thực sự tuyệt vời trong việc phát triển, thay đổi và cố gắng làm và trở nên tốt hơn. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với thế hệ trẻ để đừng hoảng sợ nếu đôi khi cuộc sống đánh gục bạn. Đó là một phần của cuộc sống. Nó giống như âm và dương. Chúng ta cần phải gục ngã, phải khóc, cần thất bại để có thể vươn lên, để mỉm cười và chiến thắng trong cuộc sống.
Tiếp nối thành công của triển lãm HÙ: ĐI ĐÊM CÓ NGÀY GẶP MA diễn ra vào năm 2020, năm nay Khô Mực Studio đã bắt tay cùng DEADEND để chuẩn bị “HÙ” mọi người với chủ đề không kém phần đáng sợ: HÙ: QUẢ BÁO (Karma). Triễn lãm đã chính thức hoạt động từ ngày 11/12/2021 sau đêm mở màn vào ngày 10/12. Cùng dạo một vòng xem “QỦA BÁO” nhé.
Ý tưởng ban đầu của HÙ: QUẢ BÁO là dựa trên nền tảng các tầng địa ngục dân gian truyền thống để xây dựng một địa ngục giả tưởng mới, mang tính đương đại và chứa đựng những vấn đề mới trong cuộc sống hiện nay: toàn cầu hoá, công nghệ hoá, số hoá, sự xuống dốc của đạo đức con người, sự đề cao chủ nghĩa vật chất,… Địa Ngục này không chú trọng vào việc giáo huấn hay răn đe, mà chỉ đặt ra những vấn đề xoay quanh quan hệ nhân quả, để mọi người cùng nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan.
Địa Ngục giả tưởng này sau được gọi chính thức là Địa Ngục Nhân Dân, cùng nhân vật chính là Diêm King – con trai Mẫu Địa Phủ a.k.a founder của Địa Ngục. Với mục tiêu “Tội lỗi nào bị bỏ qua ở trần thế, thì sẽ bị phán xét tại Địa Ngục Nhân Dân”, Diêm King ra lệnh hợp tác cùng KHÔ MỰC STUDIO khởi xướng cuộc thi sáng tạo một bộ luật mới nhằm chọn ra những Tội Lỗi và Hình Phạt phù hợp với xã hội hiện đại, để bổ sung và cập nhật cho các bộ luật truyền thống có phần lỗi thời như “Nói dối sẽ bị cắt lưỡi” hay “Lãng phí thức ăn, khi chết sẽ phải ăn giòi”,… đang dần mất đi ý nghĩa trong hệ thống tín ngưỡng của người trần gian.
Để tiện cho việc tra cứu và lưu trữ, công trình Địa Ngục Nhân Dân của Diêm King được KHÔ MỰC cùng cộng sự DEADEND quy hoạch thành ba tầng, tương ứng với 3 không gian triển lãm chính: Tình, Tiền, Tôi. Các khách hàng tiềm năng sẽ có cơ hội khám phá những gợi ý hình phạt thích đáng cho đủ loại tội trạng đương thời, từ tội nhỏ mà khó ưa như: cầm nhầm đồ người khác, bom hàng… đến những vấn nạn nhức nhối khác trong xã hội: sao chép nghệ thuật, tung tin giả, hay bắt nạt trên mạng… Với tinh thần vui vẻ không quạu, HÙ: QUẢ BÁO nhẹ nhàng mở ra một cuộc đối thoại giữa các nghệ sĩ và người xem để cùng nhau tự vấn về ứng xử của con người với vật chất (Tiền), các mối quan hệ xung quanh (Tình) và những vấn đề xuất phát từ chính bản ngã (Tôi) trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Vẫn là không gian phòng tối đặc trưng của triển lãm HÙ, nhưng lần này Khô Mực Studio chọn sử dụng hiệu ứng Red Reveal với hai layer màu xanh lá – đỏ chồng lên nhau để thể hiện chất “QUẢ BÁO” của các tác phẩm. Anh Simon Phan – đồng sáng lập Khô Mực chia sẻ: “Hiệu ứng red reveal rất phù hợp với chủ đề ý tưởng triển lãm lần này bởi hai layer xanh lá – đỏ có thể tạo ra sự mập mờ và liên đới giữa những “tội” bị gây ra – kèm “hình phạt” thích đáng. Đồng thời đây là một hiệu ứng thú vị để “chơi” với kỹ thuật in riso và tạo cơ hội để người xem tương tác với tác phẩm một cách đa chiều hơn.”
Không chỉ dừng lại ở một triển lãm vật lý tại chỗ, HÙ: QUẢ BÁO sẽ còn xuất hiện ở phiên bản virtual. Như vậy, triển lãm vừa phù hợp với xu hướng số hoá, vừa phù hợp với tình hình bình thường mới hiện nay, giúp cho mọi người có thể tiếp cận với các tác phẩm một cách dễ dàng, tiện lợi, bất kể cách biệt về địa lý hay thời gian. Tiết lộ thêm, HÙ: QUẢ BÁO phiên bản virtual sẽ được thiết kế như một trò chơi hành trình (adventure game), người chơi sẽ hóa vai một linh hồn trong “ Địa Ngục ảo”, do Diêm King cai trị, với sự hỗ trợ đắc lực từ bộ sậu: Minotrau, Unico, Mạnh Bar, Cán Bộ Âm Ti, và Quỷ Deadline. Triển lãm HÙ: QUẢ BÁO dự kiến sẽ được ra mắt vào ngày 22/12/2021.
Sơ lược về các giai đoạn của Dự án:
HÙ: QUẢ BÁO năm nay vẫn diễn ra theo motif một dự án dài hạn, trải qua tổng ba (03) giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Cuộc thi vẽ minh họa – được tổ chức kéo dài từ Tháng 9 đến giữa Tháng 10/2021. Sau đó, với 61 nghệ sĩ và 61 tác phẩm xuất sắc chung cuộc, dự án đi tiếp tục chuyển đến
Giai đoạn 2: Chuỗi workshop giao lưu cộng đồng và sản xuất ấn phẩm – diễn ra trong Tháng 11/2021.
Và cuối cùng là Giai đoạn 3: Triển lãm HÙ: QUẢ BÁO với hai phiên bản trải nghiệm vật lý và online – Tháng 12/2021, đây cũng là đích đến của dự án khi có thể đem các tác phẩm nghệ thuật đến gần hơn với công chúng và cộng đồng.
Ban tổ chức:
Khác với những triển lãm độc lập trước đó của KHÔ MỰC, ở HÙ: QUẢ BÁO lần này, KHÔ MỰC muốn hướng đến tinh thần hợp tác và kết hợp giữa cộng đồng sáng tạo Việt nói chung. Dự án HÙ (HÙ Project) ngày càng thành công và được đón nhận rộng rãi, không chỉ bởi những bạn trẻ yêu thích nghệ thuật, sáng tạo mà dự án HÙ năm nay còn thu hút rất nhiều đối tác/ bên tham dự. Trong đó nổi bật nhất là DEADEND với vai trò đồng sáng tạo nội dung và phát triển HÙ: QUẢ BÁO trở thành một sự kiện trực tuyến.
Về KHÔ MỰC STUDIO:
KHÔ MỰCSTUDIO là một studio sáng tạo và xưởng in độc lập, đặc biệt chuyên về kỹ thuật in Risograph. Được thành lập vào năm 2018 tại Sài Gòn, Khô Mực cung cấp giải pháp in ấn trên giấy cho người làm nghệ thuật và các thương hiệu mang cùng giá trị bảo vệ môi trường. Tại đây quy tụ những thành phần sáng tạo năng động, hoạt động trên tinh thần xây dựng một cộng đồng thực hành nghệ thuật ý nghĩa, vững mạnh và tạo điều kiện giao lưu, kết nối và hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế.
Về DEADEND: DEADEND là một thương hiệu đa lĩnh vực và là một thành viên của collaborative studio HẾT VIỆT NAM. Được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh bởi Nguyễn Lê Minh, Phan Thanh Hải, Nama Dương vào năm 2019, ban đầu DEADEND được biết đến là một thương hiệu sáng tạo nổi tiếng với các món đồ thời trang mang đậm dấu ấn văn hoá Việt Nam như khăn bandana dệt thủ công, những chiếc áo souvenir jacket chủ đề Vietnam War độc đáo, cùng với các chiến dịch quảng bá không giống ai. Mặc dù mang phong cách bình dân, nguyên bản trong triết lý thiết kế, nhưng bất kì sản phẩm hoặc dịch vụ của DEADEND đều có một sự liên kết rất chặt chữa giữa các yếu tố nghệ thuật, sáng tạo, được nghiên cứu và hệ thống một cách tỉ mỉ đầy tính logic. Sau đó, DEADEND liên tục mở rộng phạm vi phát triển của mình, không ngại thử nghiệm ở các lĩnh vực mới, nhằm thể hiện và đa dạng hoá các sản phẩm. Không dừng lại ở quần áo, DEADEND tiếp tục ra mắt loạt tranh poster tuyên truyền đương đại, dòng sản phẩm F&B với món đầu tiên là bánh bao nhân thịt. Cuối năm DEADEND tung ra sản phẩm mới nhất là b00ngke – nền tảng Virtual Event trực tuyến đã hỗ trợ đắc lực cho buổi triển lãm HÙ- QUẢ BÁO.
NGHỆ SĨ VÀ TÁC PHẨM TẠI HÙ: QUẢ BÁO:
Cũng như phiên bản HÙ 2020, HÙ: QUẢ BÁO là một chuỗi sự kiện bao gồm cuộc thi, gặp gỡ nghệ sĩ và chặng cuối là triển lãm. Sau khi nhận về gần 200 tác phẩm tham dự từ các nghệ sĩ trẻ trên khắp cả nước, nơi xa nhất là Hoàng Sa, bộ 3 Ban Giám Khảo cùng Cố Vấn Nội Dung của HÙ: QUẢ BÁO đã chọn ra được 61 tác phẩm độc đáo nhất để trưng bày trong triển lãm lần này. Bên dưới đây là danh sách 61 nghệ sĩ và tác phẩm chung cuộc:
Danh sách 61 nghệ sĩ trẻ thể hiện các góc nhìn mới lạ, vừa hài hước vừa sâu sắc về nhân – quả, tội lỗi – hình phạt trong thời đại mới:
Ghé thăm Bảo Tàng Tan Vỡ và chiêm nghiệm những câu chuyện tình yêu đã được cộng đồng chia sẻ, qua lăng kính của nghệ thuật đương đại. Đến để cảm nhận nỗi niềm phức tạp nên thơ của tình yêu, và ngược lại, tính giản đơn trong việc phòng ngừa HIV. Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật do 10 nghệ sĩ đương đại tại Việt Nam thực hiện xoay quanh chủ đề: Tan Vỡ. Lồng ghép trong những diễn giải riêng của nghệ sĩ về nỗi đau tan vỡ là những ẩn ý về việc phòng ngừa HIV và những định kiến vẫn còn tồn tại trong xã hội.
Cùng với sự ra mắt MV mới mang tên Yêu mới khó (đánh dấu lần đầu hợp tác giữa Kimmese và DJ Mike Phạm), triển lãm Bảo Tàng Tan Vỡ (Museum of Heartbreak) thuộc khuôn khổ chiến dịch y tế cộng đồng quốc gia “Yêu mới khó, phòng ngừa HIV có ngại gì”. Triển lãm này là một phần của chiến dịch y tế cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về phòng ngừa và điều trị HIV tại Việt Nam do VAAC/Bộ Y Tế, PEPFAR, US CDC, HAIVN và các tổ chức cộng đồng phối hợp thực hiện.
Ngô Đình Bảo Châu – Bên Trái Của Tôi, Bên Phải Của Bạn Kai Nguyễn & Thu Uyên – chiếu | | uềihc Nhi Lê – Người quên đi thành phố của người, ngôn ngữ của người, những người bố của người, những người mẹ của người, các cuộc chiến của người, những người tình của người, móng tay chân của người, nghệ thuật của người, đại dương của người, xác thịt của người, chăn của người, và tôi Nam Thi – Soi Lòng Đọc Thơ Võ Thủy Tiên – Chiếc Bồn19 Hải Doãn (Fustic.) & Nam Beo (Fustic.) – Tình yêu là gì? Beautiful Noise Collective – Lưu trữ kỳ lạ #1 (Dành cho tình yêu) Mắt Bét – Bên Nhau Tùng Monkey – eeg.Tình Yêu Lạc Hoàng – Địa thế giả lập
Triển lãm diễn ra từ ngày 11 – 12/12/2021 tại The Factory Contemporary Arts Centre
Tháng 12, tháng bắt đầu của mùa lễ hội đã đến. Dù đã từng ở nhà khá lâu trước đó nhưng có lẽ ai trong chúng ta cũng không quên được tháng 12 luôn là tháng của nhiều sự kiện nhất trong năm. Và đây, 7 dự án chất lượng đang đón chờ các bạn trước khi bước sang năm mới 2022. Còn chờ gì nữa, check-in thôi!
nanoHome Exhibits: USM x CollectorsnanoHome
Sự kiện triển lãm nanoHome Exhibits: USM x CollectorsnanoHome được thành lập với sứ mệnh mang lại những thiết kế nội thất và chiếu sáng chất lượng tốt nhất đến thị trường Việt Nam, cũng như truyền cảm hứng về một lối sống tinh tế. Từ những ngày đầu tiên thành lập đến nay, nanoHome vinh dự được đồng hành cùng các thương hiệu danh tiếng trên thế giới như Fritz Hansen, Muuto, Louis Poulsen, Flos, HAY, Fontana Arte,… và mảnh ghép tiếp theo được ấp ủ từ lâu chính là thương hiệu USM đến từ Thụy Sỹ.
nanoHome Exhibits là sự kiện triển lãm hằng năm được tổ chức bởi nanoHome dành riêng cho những người yêu thích nghệ thuật và thiết kế trên mọi lĩnh vực. Mối duyên hảo giữa nanoHome và USM sẽ là chủ đề đầu tiên cho chuỗi sự kiện nanoHome Exhibits với tên gọi “USM x Collectors” tại nanoHome Gallery.
Trải qua hơn 135 năm hình thành và phát triển, giá trị cốt lõi của USM luôn xoay quanh sự bền vững vượt thời gian, khi lựa chọn một thiết kế USM là sở hữu chất lượng Thụy Sỹ trọn đời. nanoHome nhận thấy sự tương quan chặt chẽ giữa câu chuyện cảm hứng của USM và nghệ thuật sưu tầm nên gửi gắm mọi tâm tư của mình để sự kiện triển lãm “USM x Collectors” trở thành cơ hội để các nhà sưu tập được chia sẻ câu chuyện của mình qua những món đồ họ trân quý. Sự kiện này cũng là dịp tuyệt vời để gặp gỡ khách mời và những người bạn mới có chung niềm đam mê và sở thích.
Đến với sự kiện USM x Collectors này, các khách mời của nanoHome đem đến những bộ sưu tập độc đáo được trưng bày trên hệ thống tủ kệ USM. Chạy dọc theo cấu trúc thanh mảnh của USM là chặng đường từ khi các nhà sưu tập bắt đầu với những mảnh ghép đầu tiên cho đến khi sở thích của họ được cả một cộng đồng biết đến. Không chỉ vậy, họ còn thổi vào sự sống để chúng trở thành những kỷ niệm buồn vui và chứa cả câu chuyện ấn tượng đằng sau. Hãy cùng tham dự sự kiện triển lãm USM x Collectors và theo dõi chuỗi bài nanoHome Exhibits trên website nanoHome để cùng sẻ chia những câu chuyện thú vị ấy nhé! Thông tin sự kiện triển lãm nanoHome Exhibits: USM x Collectors
Thời gian: 03.12 – 05.12 – 10:00 đến 19:00 Địa điểm: nanoHome Gallery Saigon: 675 – 677 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
2. Mini LÔCÔ Art Market – *Mini* Xmas Edition
LÔCÔ mini sẽ đem đến cho các bạn cơ hội shopping mùa giáng sinh: Sắm sửa cho mùa Noel với nhiều bộ sưu tập độc lạ từ các thương hiệu chuẩn LÔCÔ
Gặp gỡ, giao lưu với các anh chị em “lô cồ” artist trong cộng đồng sáng tạo Việt
Trải nghiệm thức uống từ NOMAD Coffee
Tận hưởng 03 ngày cuối tuần cực chill với gia đình, bạn bè ở không gian nhiều bóng cây tại Sadéc District Two
Thời gian:Thứ 6 ngày 3/12/2021 – 14:00 – 20:00 Thứ 7 và Chủ Nhật 4-5/12/2021 – 10:00 – 20:00
Địa điểm: Sadéc District Two, 63 Xuân Thuỷ, Thảo Điền, Q.2, TP.HCM
Vào cửa tự do: Thực hiện 5k khi tham gia LÔCÔ để có một trải nghiệm mua sắm an toàn và vui vẻ nhé!
3. Hồi Sóng
“𝐇ồ𝐢 𝐒ó𝐧𝐠” – 𝐆𝐢ớ𝐢 𝐭𝐡𝐢ệ𝐮 𝐝ự á𝐧: http://hoisong.art“Hồi Sóng” là dự án nghiên cứu và sáng tạo của hai nghệ sĩ đang sinh sống tại Việt Nam, Nguyễn Nhung và Zach Sch. Được tạo thành bởi các tài liệu lưu trữ – những âm thanh lâu đời và bản ghi âm đa miền từ Kho lưu trữ m thanh trường Đại học Humboldt – và các sáng tác được biên soạn bởi hai nghệ sĩ, dự án hiện diện duới bản trực tuyến trên website và một sắp đặt âm thanh tại không gian của Sàn Art.Dự án này nhằm mục đích trưng bày những lịch sử không thể tiếp cận được trước đây của các dân tộc – cụ thể là những người lính thuộc địa và công nhân từ Algeria, Ai Cập, Mali, Martinique và Việt Nam được đưa đến châu u trong Thế chiến Thứ nhất & Nhì – thông qua những câu chuyện truyền miệng (câu chuyện, bài hát, phỏng vấn, ghi âm tại chỗ) đan xen với các kênh âm thanh và ngôn ngữ mang đầy tính nhạc của hai nghệ sĩ. Trong khi hoisong.art sẽ tiếp tục lưu trữ và trình bày quá trình nghiên cứu, bản chép và các tài liệu của dự án này, trưng bày vật lý của dự cũng sẽ bao gồm các yếu tố tương tác, khuyến khích công chúng dò chỉnh trong sắp đặt âm thanh này và tương tác với các hiện vật thuộc về quá khứ xa xôi. ——— 𝐆𝐢𝐨̛́𝐢 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐢̃:
𝐍𝐇𝐔𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄𝐍: 𝐰𝐰𝐰.𝐬𝐨𝐮𝐧𝐝𝐚𝐰𝐚𝐤𝐞𝐧𝐞𝐫.𝐜𝐨𝐦Nguyễn Nhung là một nghệ sĩ âm thanh trẻ sống tại Hà Nội, thực hành thử nghiệm trên nhiều thẩm mỹ và biểu đạt khác nhau – ambient drone, electro-acoustic, âm nhạc tiếng ồn, musique concrète cũng như nhiều hình thái khác.Từ 2014, Nhung sáng tác và biểu diễn dưới nghệ danh Sound Awakener, cũng như sử dụng tên thật cho các tác phẩm thiên về piano. Cô đã làm việc cùng các hãng đĩa quốc tế như Time Released Sound (Mỹ), Unknown Tones Records (Mỹ), Soft (Pháp), Flaming Pines (Anh), Fluid Audio (Anh). m nhạc và âm thanh của Nhung đã xuất hiện trong các triển lãm như Liberation Radio (2021), Citizen Earth (Hà Nội,2020), Nước xanh non biếc (Hà Nội, 2020), Quên lãng nên thơ (TP HCM và Hà Nội, 2017), hay ở các dự án nghệ thuật công cộng Into Thin Air (2016 và 2018); cũng như các phim độc lập và tác phẩm video art.
𝐙𝐀𝐂𝐇 𝐒𝐂𝐇:Những thực hành hiện tại của Zach Sch nhằm tìm điểm đối thoại giữa tính sáng tác và cấu trúc của âm thanh. Việc này bao gồm coi tính vật lý của âm thanh như môi trường xung quanh, và khám phá những cấu trúc sáng tác cùng lối thiết kế âm thanh mới. Ngoài hoạt động độc lập anh còn là thành viên của Rắn Cạp Đuôi Collective và Mona Evie, là hai dự án đa phương tiện mà anh cùng tham gia phần sản xuất và kỹ thuật. Sau những dự án cộng tác và lưu trú gần đây, Zach chuyển hướng nghiên cứu sang phát triển kỹ thuật và công nghệ tái định hình hướng tiếp cận nghệ thuật âm thanh và dân tộc học. Hiện tại anh đang thực hiện một dự án nhằm khôi phục trống đồng Đông Sơn, nhạc cụ truyền thống của người Lạc Việt thời đồ đồng, qua công nghệ kỹ thuật số. Tác phẩm của Zach đã xuất hiện trong các không gian trưng bày và chương trình tại Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Đức, Colombia, Úc, Hà Lan, Trung Quốc, Thuỵ Sỹ và Mỹ. ——— 𝐕𝐞̂̀ 𝐒𝐚̀𝐧 𝐀𝐫𝐭:
Sàn Art, thành lập năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) dưới hình thức một không gian nghệ thuật do nghệ sĩ khởi xướng, đã trở thành tổ chức nghệ thuật tiên phong tại Việt Nam và khu vực. Duy trì nỗ lực hỗ trợ nghệ sĩ địa phương và quốc tế, Sàn Art còn là nơi khởi xướng những diễn ngôn phản biện với các sáng kiến giáo dụng thường xuyên.Ngoài các trương trình triển lãm (hơn 110 triển lãm đã tổ chức từ năm 2007), các dự án của chúng tôi bao gồm chương trình lưu trú cho nghệ sĩ Sàn Art Laboratory (2012-2015) và Nhận thức Thực tại (2013-2016), một chuỗi sự kiện ấn bản cùng với các tác giả, nghệ sĩ, các nhà tư tưởng về văn hóa Nam Bán Cầu.
Năm 2018, Sàn Art phát triển dự án Truy Đuổi Lạ Thường – một seminar workshop cho những giám tuyển trẻ tại Đông Nam Á đồng thời khởi động lại phòng trưng bày với quan tâm về đối thoại liên thế hệ giữa nghệ thuật hiện đại và đương đại Việt Nam và khu vực. Cùng năm, Sàn Art, kết hợp với MoT+++ và Nguyễn Art Foundation, khai triển A.
Farm (2018-2020), một chương trình lưu trú quốc tế.Mở ra một chương mới trong lịch sử của chúng tôi, Sàn Art mở rộng hoạt động thành một trung tâm cộng đồng với mục tiêu hỗ trợ và bồi dưỡng các thực hành và quan điểm thử nghiệm, sáng tạo.
𝐃𝐞𝐬𝐢𝐠𝐧 / 𝐓𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐞̂́: Nguyễn Phương Anh Ngô Thùy Linh Trịnh Quang Linh 𝐃𝐮̛̣ 𝐚́𝐧 𝐧𝐚̀𝐲 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐛𝐨̛̉𝐢: Sàn Art Đại học Humboldt Berlin Viện Goethe TPHCM Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam Quỹ Nguyễn Thiện Đạo
“Khai triển một kho lưu trữ giống như một cuộc đánh cược niềm tin, phần vì người ta chưa thấy rõ tính hữu ích hoặc mục đích của nó trong tương lai. Những gì được khởi đầu vào năm 1909 như một cuộc khảo sát bách khoa về ngôn ngữ và âm nhạc học đã trở thành một trong những nguồn cụ thể biện hộ cho sự hiện diện của lính tòng quân thuộc địa, hay cách gọi “lính tập” trong nghiên cứu, chỉ những người bị quân đội Pháp cưỡng chế hoặc gạt rời khỏi gia đình, để tham gia vào một cuộc chiến tranh không liên quan đến họ. Trong khi sự hiện diện quan trọng của họ – vốn đã bị lãng quên từ lâu – đang dần được các nước phương Tây xem xét lại như một phần của lịch sử tập thể, còn nhiều lỗ hổng trong hổ lốn chiến tranh vẫn chưa được lấp đầy. Một loạt các từ ngữ, con số, lời cầu nguyện, nhạc tụng, ưu tư về quê hương, hay kinh nghiệm từ mặt trận được ghi chép lại từ các công nhân nhà máy hoặc lính bộ binh đến từ Việt Nam, Campuchia, Mali, Algeria, Tunisia, Morocco, Guadeloupe, Martinique, v..v.. Hiện vẫn thuộc Kho lưu trữ âm thanh Đại học Humboldt, Berlin, các bản ghi âm nói trên đã trải qua một quá trình số hóa vào giữa thập niên 90, giúp mở ra một kho tàng lịch sử bị xóa bỏ để công chúng được tiếp cận. Đây là khởi nguồn giúp dự án Hồi Sóng xuất hiện, là xuất điểm xuất phát, từ đó mở rộng ra các thành phần lưu trữ khác, tất cả đều được hai nhà soạn nhạc và nghệ sĩ âm thanh thử nghiệm Nguyễn Nhung và Zach Schreirer lựa chọn và biên tập một cách thấu đáo. Nhìn chung, dự án sở hữu ba thành tố ý niệm – trải nghiệm thính giác, sự tái hình dung từ kho lưu trữ và sự tham gia của khán giả – và ba yếu tố cụ thể – một sắp đặt dựa trên máy phát cổ điển, các sáng tác thử nghiệm và sách tư liệu cạnh bên. Mở ra cho công chúng tương tác, tác phẩm này vừa kích hoạt những câu chuyện đồng thời kết nối mọi người với một phần lịch sử và di sản bị lãng quên. Các kênh, được tạo ra dưới dạng một collage âm thanh, kết hợp các bản ghi âm gốc của những người lính bị bắt và lời hồi tưởng của các lính thợ Đông Dương từ Thế chiến I và II, được hai nghệ sĩ tường thuật và soạn nhạc theo kịch bản.”
Ngày diễn ra: Ngày 7 Tháng 12 – Ngày 18 Tháng 12 năm 2021 Giờ mở cửa: Thứ 3 – Thứ 7, 11g00 – 18g00 Địa chỉ: Sàn Art, B6.16 – B6.17, Tháp B văn phòng, Millennium Masteri, 132 Bến Vân Đồn (vào ở cổng Nguyễn Hữu Hào), P6, Q4 Đ𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐲́: https://forms.gle/rWNpmLvwDPdVpENn8
4. SAIGON URBAN ARTS: VẼ TRANH TƯỜNG
Nghệ thuật đường phố (Street art) đã luôn hiện hữu trong đời sống văn hóa của mọi người. Các tác phẩm có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng, với kích thước lớn, nhỏ hoặc nhiều phong cách khác nhau. Dù ở câu chuyện nào thì bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy loại hình nghệ thuật này mọi nơi trong tầm mắt.Saigon Urban Arts Festival là một dự án về nghệ thuật đường phố. Dự án sẽ được bắt đầu bằng sự kiện thực hiện 5 tác phẩm Graffiti trong khu vực quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh. Các thực hành là sự kết hợp giữa các nghệ sĩ Việt Nam và châu Âu: Cresk và Enni (Đức), Daes và Marc Lee (Thụy Sĩ), Kleur và Bouda (Pháp) cùng như hai nghệ sĩ khác từ Việt Nam: Suby One và Daos501.
Bắt đầu từ 4/12/2021 đến 18/12/2021, các nghệ sĩ Việt Nam bao gồm Cresk, Daes, Daos, Kleur và SubyOne sẽ bắt đầu thực hiện một phần của tác phẩm tại Chung cư 1A, 1B Nguyễn Đình Chiểu & Villa 48 Nguyễn Đình Chiểu (mặt Mai Thị Lựu), Quận 1, với chủ đề xoay quanh những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Sau khi sự kiện này kết thúc, các nghệ sĩ châu Âu (bao gồm Enni, Bouda, Marc Lee) sẽ tiếp tục lưu trú tại Việt Nam và hoàn thành các tác phẩm này vào đầu năm 2022.
Để chiêm ngưỡng quá trình thực hiện của các tác phẩm, bạn có thể ghé thăm những địa điểm trên vào ngày 11/12/2021 từ 9:00 đến 12:00 và 14:00 đến 17:00 để hiểu thêm về nghệ thuật đường phố, đối thoại cùng nghệ sĩ cũng như dự án SUA.
Saigon Urban Arts Festival (SUA 2021) được phối hợp tổ chức bởi Viện Pháp tại Tp Hồ Chí Minh và Viện Goethe Tp Hồ Chí Minh với sự đồng hành của quỹ Franco-German Cultural, Hội Đồng Nghệ Thuật Thụy Sỹ Pro Helvetia tại New Delhi và sự hỗ trợ từ Tổng Lãnh Sự Quán Thụy Sỹ.
5. TRIỂN LÃM HÙ: QUẢ BÁO (KARMA)
“ĐỊA NGỤC NHÂN DÂN” LÀ CÁI GÌ NỮA DZỊ CHỜIII?
BTC chia sẻ: “Cũng đã hỏi câu hỏi tương tự trong những ngày đầu tiên mà cái “thế-giới-mới” của dự án HÙ được kiến tạo. Để dễ hiểu nhất, chúng ta đang có Vũ Trụ Điện Ảnh Marvel, hay Vũ Trụ Điện Ảnh Ma Quái của The Conjuring… gom tất cả mọi thứ có liên quan với nhau, trong cùng một thế giới.” Thì ở đây, dự án Hù có:
năm đầu tiên (2020): Đi Đêm Có Ngày Gặp Ma recap: dự án kêu gọi mọi người vẽ Ma để bắt đầu lưu lại kho tàng góc nhìn người trẻ về một thế giới tâm linh huyền bí.
năm thứ 2 (2021): Quả Báo recap: dự án kêu gọi vẽ chủ đề mới – Vẽ cặp TỘI-PHẠT nhằm lên án & răng đe những tội lỗi thời đại 4.0, dự án được đẩy thêm một nấc – đã ra một Ấn Phẩm Bảng Tra Tội-Phạt, đồng nghĩa với việc thi công ra mắt các tầng địa ngục mới để chứa đựng chúng!
Nếu bạn là người đã có dịp ghé thăm triển lãm phòng tối HÙ năm ngoái thì ở năm nay, ban tổ chức thông báo đang chạy hết công suất để đem đến cho bạn một triển lãm có tính trải nghiệm cao hơn nữa cho năm nay!
OVERVIEW DỰ ÁN HÙ: QUẢ BÁO
GIAI ĐOẠN 1: Tổ Chức Một Cuộc Thi Vẽ – Chủ đề: Tội-Phạt đã diễn ra trước đó không lâu. Với sự tham gia của các đơn vị tài trợ Lớp Bếp Chữ – Paperbacks in Saigon – ALLINONE – OnAp – Wacom Vietnam
GIAI ĐOẠN 2: Giao lưu với 60 finalists của dự án và thiết kế ấn phẩm cho dự án status: đã xong & trong giai đoạn sản xuất, chờ ra mắt! Với sự đồng hành của nhà tài trợ Giấy Mỹ Thuật Lan Vi – Lanvi Paper .
GIAI ĐOẠN 3: MỘT TRIỂN LÃM PHÒNG TỐI & HIỆU ỨNG ÁNH SÁNG chính là triển lãm “Hù: Quả báo” của chúng ta. Với sự xuất hiện của nhân tố tổ chức mới: DEADEND – hiện đang làm nhà thầu xây dựng chung một toà “Địa Ngục Nhân Dân”, đã được Diêm King duyệt thi công. Triển lãm đang sớm được hoàn thiện để ra mắt vào tuần sau từ ngày 11/12 – 28/12/2021. VENUE của triển lãm lần này chính là. . . Meander Saigon Hostel 3B LÝ TỰ TRỌNG, QUẬN 1.
6. SQUARING THE CIRCLE | CẦU PHƯƠNG HÌNH TRÒN
Sau “THE BEGINNING OF THE BEGINNING” – ánh sáng, “ZEPHYR CODE” – bầu trời, “Cầu phương hình tròn” là triển lãm thứ ba của Luziger. Hình tròn là thiên giới, vĩnh hằng, siêu việt. Hình vuông đại diện cho vũ trụ được tạo ra, sự ổn định trên mặt đất, sự cân bằng có được do sự hợp thành của bốn nguyên tố. Trong truyền thống và vũ trụ học Việt Nam, hình tròn và hình vuông gợi lên sự hoàn hảo và hạnh phúc đoàn viên. Tròn và vuông là hình dạng được thể hiện qua đĩa xôi, các loại bánh cho đám cưới, và đồng tiền xu cổ Việt Nam.
Ở Trung Quốc, trong các kinh sách của Đạo Lão có ghi rằng: “Bầu trời là một hình tròn, trái đất là một hình vuông”. Ở Bắc Kinh, Tử Cấm Thành được cấu trúc theo hình vuông, còn thiên cung, tượng trưng cho tâm linh và thần thánh, được tạo thành từ ba di tích hình tròn.Ở Mecca, những người hành hương đi dạo một vòng quanh khối lập phương của Kaaba. Bằng hành động đức tin này, về mặt tâm linh, đạo Hồi nhận ra sự hợp nhất của hai thể tách biệt.
Ở Ấn Độ, trong các thiết kế của mandala thiền định, chúng ta có thể thấy hình tròn và hình vuông liên quan. Chúng đại diện cho sự hòa hợp lý tưởng của một cặp đối lập, trời và đất, thần thánh và con người.
Trong triển lãm CẦU PHƯƠNG HÌNH TRÒN, Luziger sẽ trình bày các tác phẩm đến từ 5 nghệ sĩ Việt Nam, giới thiệu về tư duy và phong cách sáng tạo của họ.
[+84] Season 19 là một triển lãm nhóm được thai nghén trong khoảng thời gian khá dài, một tập hợp gồm 5 văn phòng kiến trúc trẻ tại TPHCM. Với mục tiêu góp chút tươi sáng cho bầu khí có phần trầm lắng, ở triển lãm sẽ được mang đến một số dự án và suy tư kiến trúc trong suốt thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh. Không nhằm mục đích lập ngôn, triển lãm trước tiên là dịp để anh em ngồi lại với nhau, sau đó là cùng với những người quan tâm và mong muốn được hiểu thêm về kiến trúc, có một chút dừng lại, để trao đổi, chiêm nghiệm hoặc để … không làm gì.
Và, bởi vì “Mùa 19” có lẽ sẽ còn nán lại khá lâu, triển lãm biết đâu sẽ gieo mầm một vài suy nghĩ, để đến một mùa khác thuận lợi hơn, cây non sẽ đâm chồi? Đặc biệt hơn nữa, triển lãm sẽ được diễn ra tại Vườn Thảo Điền, một thiết kế của A21 studio – cũng là nguồn cảm hứng lớn đối với các thành viên tham gia triển lãm. Thông qua sự kiện lần này như một điểm bắt đầu, BTC đồng thời gửi lời mời thân ái đến các đồng nghiệp ở khắp nơi, tiếp tục gọi nhau bằng cách quay số [+84] – để sau Season 19 còn tiếp những “Mùa vui”.
Lịch trình sự kiện [+84] Season 19: – Triển lãm: 9h -19h, 15,17,19/12/2021 và 9h -17h, 16,18/12/2021(vào cửa tự do) – Khai mạc (khách mời): 18h30 – ngày 16/12/2021. – Trò chuyện kiến trúc: 18h30 – ngày 18/12/2021. (tại chỗ và trực tuyến)
Sự kiện được tổ chức bởi ALAB. Không gian: Vườn Thảo Điền
The Balvenie ra mắt Dự án Makers, một triển lãm độc quyền tôn vinh tay nghề thủ công tuyệt vời..
Balvenie đã công bố Dự án The Makers tại Malaysia – một triển lãm độc quyền sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 12 năm 2021 tại Pavilion Kuala Lumpur, với các tác phẩm nghệ thuật được đặt hàng đặc biệt từ nhà thiết kế địa phương Fern Chua. Balvenie cũng chia sẻ về Dự án Makers – một phần của chiến dịch toàn cầu của mình, sẽ được tổ chức tại Bảo tàng ArtScience ở Singapore từ ngày 26 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 2021.
Các tác phẩm giàu cảm xúc của Fern Chua có sự tham gia của năm Nghệ sĩ khác đến từ khắp khu vực, bao gồm Adeline Tan (Singapore), Vu AKA Caubetho (Việt Nam), Diela Maharanie (Indonesia), Phannapast Taychamaythakool (Thái Lan) và Daryl Feril (Philippines). Triển lãm mở đầu cho việc khởi động chiến dịch toàn cầu của The Balvenie lấy cảm hứng từ những người thợ thủ công đứng sau Năm nghề thủ công quý hiếm mà The Balvenie duy trì trong quy trình sản xuất rượu whisky tinh tế của mình.
Một biểu tượng Speyside Lịch sử của The Balvenie kể một câu chuyện về sự cống hiến và đam mê. Trong gần 130 năm, The Balvenie đã ghi dấu ấn không thể phai mờ trên thế giới. Với dòng sản phẩm Single Malt hảo hạng từng đoạt nhiều giải thưởng ấn tượng, đây không chỉ là câu chuyện về mạch nha đơn được làm thủ công mà còn là câu chuyện về những bàn tay nhân ái đã tạo nên nó.
Cam kết với nghề thủ công của họ trong nhiều thập kỷ, những người thợ thủ công của The Balvenie tiếp tục dồn hết tâm huyết vào việc chế tạo rượu whisky để tìm kiếm đỉnh cao của sự hoàn hảo. Ngày nay, The Balvenie mong muốn truyền cảm hứng cho một thế hệ nhà sản xuất mới trong các lĩnh vực của họ thông qua mối quan hệ đối tác mới nhằm mở ra một con đường hướng tới kỹ thuật thủ công đỉnh cao.
Dự án Makers Là người sáng lập FERN – Batik + Artisanal Collective, Fern Chua là hiện thân của tinh thần của một nghệ sĩ thực thụ. Là người tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật, thương hiệu của cô ấy phản ánh mong muốn của cô trong việc duy trì nghệ thuật in batik truyền thống, cùng với các kỹ thuật hiện đại mà cô ấy đã khám phá để nâng cao ngành công nghiệp. Sử dụng bọt biển, bút vẽ, giọt nước và sự kết hợp màu sắc lập dị, Chua đã vượt qua ranh giới của loại hình nghệ thuật cổ xưa này. Cô cũng tin tưởng vào sáng kiến tập thể và cộng đồng, với nhãn hiệu của cô hỗ trợ các nghệ nhân địa phương theo đuổi nghề thủ công tinh xảo. Khách tham dự triển lãm có thể mong chờ sự ra mắt của các thiết kế lấy cảm hứng từ Chua’s The Balvenie với sự mong đợi lớn.
Dự án Makers tôn vinh tài năng thiên bẩm và sự làm việc chăm chỉ của những Makers này, những người đầu tư thời gian, sự tập trung và niềm đam mê vào các quy trình sáng tạo cần thiết để tạo ra một thứ gì đó đặc biệt. Đây là hiện thân thực sự của tinh thần thủ công của The Balvenie, mà khách cũng có thể thưởng thức trong một chuyến hành trình đầy cảm xúc đưa Năm nghề thủ công quý hiếm vào cuộc sống.
Ngày 11/12 vừa qua, store Adidas tại Bitexco, TP. HCM đã chính thức khai trương trở lại, được biết việc chỉnh sửa lại cửa hàng mới này cũng là một trong những hạng mục của chiến dịch hợp tác giữa Adidas với những nghệ sĩ sáng tạo trong nước nhằm tôn vinh văn hoá bản địa Việt Nam. Cửa hàng khoác lên mình bộ áo đậm chất văn hoá Việt bởi tác phẩm của 2 Nghệ sĩ sáng tạo Tùng Crazy Monkey và Caubetho cùng 3 tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thi “Việt Nam Đồng Hiện” (cuộc thi được Adidas VN phát động vài tháng trước trong chuỗi chiến dịch văn hoá lần này).
Biết được thông tin từ trước đó khá lâu, V2X đã liên lạc được với anh Tùng Crazy Monkey, hay còn được gọi bằng cái tên khác là Tùng Khỉ – một trong 2 nghệ sĩ tham gia dự án này và may mắn được đồng hành với anh trong quá trình anh hoàn thành artwork của mình cho cửa hàng mới khai trương ở Adidas Bitexco. Đọc bài phỏng vấn bên dưới để biết thêm về anh Tùng và cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh của “VUI” từ những giai đoạn đầu tiên:
Xin chào anh Tùng, anh hãy giới thiệu sơ về mình và công việc của anh với khán giả V2X nhé?
Chào V2X và các thần dân internet, tôi là Tùng, mọi người hay gọi là Tùng Monkey. Tôi làm công việc sáng tạo, nghiên cứu thực hành nghệ thuật thị giác, và thích kiếm tiền từ lĩnh vực Công Nghệ – Nghệ Thuật.
Anh bắt đầu công việc hiện tại từ khi nào và cơ duyên nào đã mang anh đến với công việc này?
Tôi bắt đầu với tất cả những gì có được ngày hôm nay từ cách đây khoảng 15 năm rồi. Có rất nhiều lần chuyển hướng và học từ đầu một cái gì đó. Cách đây 7 năm khi xem một video trên youtube, tôi đã quyết định theo đuổi bộ môn VJing và nó cũng khởi đầu cho những thứ tôi đang làm hiện tại.
Việc bắt đầu xây dựng một team, duy trì và phát triển The Box Collective thành một công ty như hiện nay chắc chắn sẽ gặp qua những khó khăn, anh có thể chia sẻ về một khó khăn lớn và gây ảnh hưởng nhất từ trước đến giờ của anh cũng như cách anh đã vượt qua nó như thế nào?
Có rất nhiều khó khăn và kinh nghiệm đã có được trong khoảng 4 năm phát triển startup này thành một công ty, nhưng nếu để chia sẻ trong vài dòng thì khó khăn lớn nhất là giai đoạn chuyển từ “ một nhóm freelancer” tới mô hình “ một công ty” vì tôi đã ngộ được rất nhiều điều trong khoảng thời gian đó.
Điều gì sẽ giữ được nhiệt huyết và nguồn cảm hứng để anh làm việc và sáng tạo mỗi ngày?
Cảm giác được hòa mình vào dòng chảy phát triển với những tài năng quanh mình luôn là một sự thôi thúc mãnh liệt. Nhưng giống như trên đường đua vậy, cho dù cho hàng chục chiếc xe trên vòng đua nhưng mỗi người lại ngồi trong một chiếc xe khác nhau và làm chủ vận tốc của chính mình. Mỗi người sẽ có công thức riêng để đánh thức cảm hứng của mình. Tôi luôn luôn ghi nhớ lý do vì sao tôi theo đuổi con đường này, cái đó rất quan trọng nhé.
Quay lại collaboration với Adidas lần này, đầu tiên anh có cảm nhận gì khi nhận được lời mời hợp tác trong dự án?
Oh cảm giác rất sướng, vì tôi cũng thích brand Adidas từ lâu rồi. Cũng cảm ơn tài năng của các nghệ sĩ như anh Việt Max và các nhãn hàng local đã thực sự thức dậy cuộc chơi về văn hóa bản địa, buộc các nhãn hàng lớn phải quan tâm.
Anh có muốn chia sẻ về các tác phẩm anh thực hiện cho dự án?
Tác phẩm lần này có tên là VUI, là một tác phẩm Mixed Media, sắp đặt cơ khí điện ( Automata ) và ánh sáng ( Led lighting ) với hình ảnh chú Tễu và cô Tễu nhảy múa vui chơi.
Tinh thần và thông điệp anh muốn truyền tải qua các sản phẩm lần này?
Đối với một nghệ sĩ thuộc thế hệ Millennials, tôi thấy rõ nhiều rào cản các nhà sáng tạo trẻ tại nước mình khi tiếp cận với Văn Hóa Truyền Thống. Có khá nhiều sự dè chừng, và nỗi sợ trong việc mình có làm đúng không, hay liệu có phạm gì tới thuần phong mỹ tục hay không? Qua tác phẩm VUI tôi mong ước những nỗi sợ và e dè đó sẽ tan biến, để các bạn thoải mái thể nghiệm với văn hóa truyền thống, để sự sáng tạo với các chất liệu đó sẽ vui vẻ, ngây thơ, hồn nhiên đúng như bản chất vốn có của nó.
Đóng vai trò là giám khảo của cuộc thi sáng tạo do Adidas tổ chức, anh thấy các bài dự thi lần này ra sao. Anh có thể chia sẻ về bài dự thi anh cảm thấy ấn tượng nhất và lí do vì sao không ạ?
Bài dự thi lần này ngoài các bài rất tốt và vượt trội cả về concept lẫn kỹ năng, thì nhìn chung tôi thấy các bạn vẫn an toàn quá, bóng dáng các nét vẽ và mảng màu của các bạn tôi đã thấy mười mấy năm trước từ các thế hệ đi trước rồi, đấy là nói trong nước thôi nhé đừng so với thế giới. Chắc có hai điểm các bạn phải phá được để thực sự tạo sự khác biệt đó là Tư Duy và Chất Liệu. Gần đây trên Insta tôi thấy nhiều bạn điên lắm luôn nhưng tiếc là các bạn chưa tham gia cuộc thi này. Về bài thích nhất trong các tác phẩm dự thi thì chắc chắn là tác phẩm IN A BOWL của bạn Nguyễn Trương Thái Hoàng (nogoh.nguyen) vì chất “điên” trong tác phẩm của bạn.
Khi nhận các bài dự thi của các bạn trẻ có thể nói là thế hệ sau của mình trong cộng đồng sáng tạo, anh có những cảm nhận và suy nghĩ gì?
Tôi thấy thệ hệ này đã mạnh dạn hơn nhiều trong suy nghĩ, điều này có thể thấy rõ trong việc chọn các hình dạng và chủ đề trong tác phẩm của các bạn. Các bạn cũng lồng ghép các khái niệm mới về street art và culture, khá thú vị. Nhưng qua việc xem tổng thể mấy trăm tác phẩm thì tôi lại nhận ra các bạn lại có vẻ hơi dễ bị ảnh hưởng phong cách của nhau, hay của một cá nhân nổi bật nào đó, mà theo tôi như vậy tức là bản lĩnh thẩm mỹ của các bạn còn yếu.
Ở trong một cộng đồng sáng tạo rộng lớn và phong phú, anh có nghĩ những sản phẩm và dự án mình làm có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng không? Và ngược lại, cá nhân anh có tự đặt ra một mục tiêu hay nhiệm vụ nào mình cần phải đạt được hoặc duy trì vì lợi ích của cộng đồng không?
Nếu cộng đồng đón nhận thì quá mừng rồi, sao lại không mừng khi được ủng hộ chứ, hihi. Tôi nghĩ nghệ thuật làm ra phải có khán giả, chứ không có khán giả thì làm làm gì? Tuy vậy tôi cũng không đặt nặng một trách nhiệm hay nhiệm vụ nào cả vì tôi cũng không còn bận tâm mấy cái đó nữa, tôi thích tập trung vào công việc sáng tạo của bản thân mình nhiều hơn. Tôi nghĩ bản thân mình nếu luôn là một ngọn lửa cháy, thì sẽ luôn truyền năng lượng ra bên ngoài xung quanh, như vậy cũng là “ vì lợi ích cộng đồng” rồi nhỉ.
Ngoài dự án collab lần này, anh có muốn nói thêm về các dự án khác của hiện tại hoặc một số định hướng trong tương lai của anh và team không ạ?
Một dự án rất hay ho sắp được ra mắt, tôi sẽ biến đổi bản thân mình thành một phiên bản kỹ thuật số, một Virtual Visual Artist. Các bạn có thể theo dõi dự án qua hastag #cm4dotzero
Cuối cùng, nếu được mô tả công việc của mình trong tương lai bằng một câu nói, vậy câu nói đó sẽ là?
Tôi không sống cho tương lai hay quá khứ, tôi sống cho hiện tại. Nên với câu hỏi này tôi chả biết trả lời thế nào cả..