Categories
Culture Fashion

Ametora và lịch sử phong cách Japanese-Americana: Lối đi riêng của văn hóa Nhật Bản

Khi nhắc đến thời trang, Nhật Bản và Mỹ là hai đất nước dành cho nhau sự ái mộ nhất định cùng với sự trao đổi văn hóa xuyên suốt bề dày lịch sử.

Trên thực tế, trong những năm gần đây chúng ta được chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ sự phản chiếu của thời trang Nhật Bản trong văn hóa Mỹ , với việc các cửa hàng lớn ở New York và Los Angeles liên tục bán và trưng bày các thương hiệu Nhật Bản, từ truyền thống cho đến Avant-garde.

Có thể bạn đã nghe đến hoặc còn lạ lẫm với khái niệm Ametora, khái niệm này gần gũi hơn với mỗi chúng ta hơn theo một cách khó tả. Ametora có nghĩa là ‘American traditional’ (Truyền thống Mỹ). Nhưng theo một khía cạnh văn hóa, Ametora là khái niệm bao trùm hơn rất nhiều. Nó thể hiện được sự tích hợp, học hỏi, cấu trúc hoàn hảo cũng như mang nặng các chất liệu Mỹ. Cùng với Ametora, những cư dân Nhật Bản tân tiến và đương đại  đã định hình lại cách ăn mặc và văn hóa của đất nước xuyên suốt lịch sử. Ngay bây giờ, Nhật Bản sở hữu một vị trí trong thời trang toàn cầu và cả những thương hiệu “Americana”, cũng như chính phong cách “Americana” bắt nguồn từ Nhật Bản đi kèm sự chuyển biến liên tục của văn hóa hiện đại khiến chúng ta chỉ có thể đặt câu hỏi rằng những ảnh hưởng này đã đến như thế nào. Phong cách này đạt được trạng thái thống trị toàn cầu ra sao?, tính phức tạp và giới hạn trong lịch sử của nó? Điều gì đã tạo nên quỹ đạo giữa hai phong cách của Nhật Bản và Mỹ.

Trước khi trả lời những câu hỏi đó, chúng ta biết đến một khái niệm thẩm mỹ: Japanese Americana. Một phong cách không chỉ đơn thuần là một từ: Denim. Đó là cả một tinh thần mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và xuyên suốt.

Điều này cũng sẽ giúp trả lời một câu hỏi: Bạn không mặc denim, đó không phải Americana, đúng không?

Không, một chiếc blazer, một chiếc sơ mi vẫn có thể là Japanese – Americana. Japanese – Americana không phải là một phong cách. Đó là một tinh thần.

LỊCH SỬ KHÁI QUÁT CHO ĐẾN AMERICANA HIỆN ĐẠI.

Sự hình thành của Japanese America và Ametora có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính, và tất cả các giai đoạn đều có sự ảnh hưởng lớn đến phong cách kể trên:

THỜI KÌ MINH TRỊ – DUY TÂN (1868-1912)

Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị – trước và sau cải cách

Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị gặp gỡ đoàn thủy thủ Phương Tây (Tranh màu vẽ cùng thời) 

Sẽ không bao giờ có Americana chúng ta biết nếu không có sự khởi đầu, sự trao đổi văn hóa này cũng đánh dâu chấm hết cho 265 năm bế quan về kinh tế, xã hội và văn hóa của Nhật Bản từ khi kết thúc thời Edo – một thời kì của khủng hoảng kính tế và văn hóa. Sau một thời gian chìm đắm vào tụt lùi về vị thế và bản sắc, một samurai đã đứng lên và thực hiện sự cải cách lớn, bắt đầu cho những biến chuyển về văn hóa có ảnh hưởng đến thời trang và Americana sau này – Thiên Hoàng Minh Trị với những nguyên lý cơ bản có áp dụng sự học hỏi và giao thoa với văn hóa Phương Tây.

MOBO & MOGA (Modern Boy & Modern Girl) ( Thập niên 1910- đầu thập niên 1930)

Trong ảnh: Một cặp đôi MOBO & MOGA ở Ginza – Tokyo (ảnh chụp năm 1915 – thời kì trước Chiến Tranh Thế Giới thử Nhất)

Phong cách Americana đặc trưng cho nam giới hiện đại mà chúng ta biết như hiện nay bắt đầu được định hình trong thời gian này.

Các chuyên biến xã hội được thể hiện rõ ràng trong thời gian này. Những người trẻ và các bậc cha mẹ chính thức học hỏi cách ăn mặc phương tây, tạo nên tiểu văn hóa  mobo và moga—modern boys/modern girls nổi tiếng thời đó. Đây là một cuộc cách mạng tư tưởng, các mobo và moga giải phóng văn hóa Nhật Bản bằng cách ăn mặc giống như những tầng lớp đứng đầu cùng với đó họ dẫn nó theo rất nhiều hướng. Mobo thường vuốt ngược tóc, đẩy cao và mặc quần ống rộng, trong khi Moga để tóc ngắn và mặc váy lấy chất liệu chủ đạo là lụa. Tại Mỹ, đây chỉ là trang phục casual nhưng với Nhật Bản thời đó, đây là sự nổi loạn và mang tính cách mạng, thậm chỉ cảnh sát còn phải xuống đường phố ở Ginza và tìm bắt một số thanh niên với tư tưởng mới này. Ở Việt Nam, người cách mạng Phan Châu Trinh cũng là một nhân vật bị ảnh hưởng bởi “trào lưu Americana” đời đầu này, đặc biệt là kiểu ăn mặc nam giới của Mobo.

Thời Thế Chiến (1914-1919 & 1939-1945) và sự bảo hộ của Mỹ (1945 – 1952)

Khi văn hóa Mỹ trị vì tại Nhật Bản, Hollywood và những ngôi sao như James Dean hay Marlon Brando xuất hiện trên màn ảnh như những tượng đài về phong cách. Ví dụ trước thời chiến, áo phông chỉ được xem như món đồ phụ mặc kèm thường xuất hiện trong quân đội hoặc công xương. Cho đến khi chúng xuất hiện đi kèm với hình ảnh của James Dean (Rebel Without a Cause, 1955), Marlon Brando (A Streetcar Named Desire, 1950). Giới trẻ ở Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi những ngôi sao này như cách giới trẻ Mỹ cảm nhận được. Các thương hiệu denim như Levi’s, Lee và kính Ray Ban trở thành vật phẩm thiết yếu, cùng lúc với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.

Các mẫu áo khoác phi công B-3, B-6 & A-2, sau này lần lượt trở thành các model được sản xuất bởi rất nhiều thương hiệu Japanese Americana.

Denim trong counterculture tại Nhật Bản đầu những năm 1960, có rất nhiều điểm tương đồng với văn hóa Hippie tại Mỹ

KENSUKE ISHIZU (1911-2005) – Ông tổ của thời trang Nhật Bản hiện đại.

Kensuke Ishizu – nếu không có nhân vật này, sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được Americana như cách nó thể hiện ngày nay. Ông là con trai của một người buôn báo, sinh năm 1911 ở thành phố Tây Nam Okayama, Japan, “GODFATHER” của phong cách Nhật Bản tiện lợi, một tay ông đã tạo ra khái niệm Ivy trong quần áo Nhật Bản giữa thế kỉ 20. Mặc cho niềm đam mê với quần áo Phương Tây và bản thân ông cũng là một mobo, Ishizu không trực tiếp sản xuất hay thiết kế quần áo cho đến khi ông đươc nhận vào một công ty sản xuất underwear cho nam giới. Chỉ trong 3 năm, ông đã học được thị trường phương Tây đặc biệt là thị trường bán lẻ xa xỉ và tự thành lập được một thương hiệu: Ishizu Shoten. Mặc cho một thời kì mà kinh tế Nhật đang kém phát triển, niềm tin cho tình yêu của quần áo Phương Tây trong Ishuzu vẫn vững vàng.

Nội Chiến Hàn Quốc diễn ra vào những năm 1950, Nhật Bản trở thành sân sau quân sự của Mỹ, với 75% hàng hóa xuất khẩu liên quan đến cuộc chiếc. Điều này cho phép Nhật Bản có một lượng tiền mặt dồi dào, góp phần vào sự phục hồi và phát triển kinh tế thần kì. Thời trang cao cấp trở lại thời hoàng kim cùng vô số thương hiệu. Cùng với đó là thương hiệu VAN và những chiếc áo khoác. VAN đã đẩy mạnh hình ảnh truyền thông của mình với công chúng Nhật Bản. Không may, VAN vào thời đó là một “khẩu vị thời trang” quá mới và khó tiếp cận. Việc này buộc Ishuzu phải mở rộng tầm nhìn và tiếp cận những thị trường cao hơn. Trong công cuộc tìm kiếm cảm hứng, một lần nữa ông lại nhìn về nước Mỹ và vùng viễn Tây. Kể cả cho đến thời điểm đó, ông vẫn nghĩ người Mỹ không có khẩu vị trong thời trang và giá trị thời trang của họ chỉ là quần áo phương Tây. Chỉ cho đến khi ông tới trại hè của đại học Princeton và chứng kiến phong cách của những sinh viên Ivy và bị ấn tượng bởi những sự vượt trội về tư tưởng quần áo. Những chàng trai ăn mặc theo một phong cách riêng biệt, độc đáo với sơ mi, cà vạt vắt, blazers, quần loe,… đây là một số kiểu ăn mặc, rất khác biệt so với những gì ông được thấy tại quê nhà. Xuyên suốt chuyến đi, Ishuzu đã có ý nghĩ về một kiểu thời trang mà ông muốn mang về phương Đông: Ivy League fashion. Với quần áo ready-to-wear, những chàng trai trẻ có thể trông thật thời thượng mà vẫn đi song hành với phương Tây. Trở lại tại Nhật Bản, VAN cho ra bước đệm cho phong cách Japanese Ivy với một bản copy của Brooks Brothers Number One Sack Suit với một chiếc áo khoác thoải mái. VAN và Ishuzu đã định hình được phần lớn cách chúng ta hiểu về blazer trong Americana hiện đại.

Kensuke Ishuzu (Trái) và lookbook đầu tiên của VAN sau khi ông trở về từ Mỹ.

CUỘC CÁCH MẠNG DENIM (1960s-1970s)

Vài tháng sau tư liệu của Ishuzu về những trường đại học ở Mỹ sau sự ra đời của Ivy, những trại hè dành cho sinh viên ở Mỹ này trở thành trung tâm của “sự khám phá văn hóa và kiểu mẫu phản chiến”. Đây là thập niên 1960’s, thời kì này có lẽ cũng giải thích được phần nào nội dung của khái niệm nêu trên, giới trẻ Nhật Bản cũng được trải nghiệm những điều tương tự. Khi rất nhiều người lên án sự phi lí của cuộc chiến tranh tại Việt Nam do Mỹ phát động trong thời gian này, những người trẻ thể hiện sự bất tuân với phong cách sống lấy lao động làm chủ đạo và tập chung vào sự đơn giản.

Big John World Workers và bộ sưu tập World Workers có thể được xem như thương hiệu đầu tiên đánh dấu của thời kì denim trong Japanese Americana.

Blue jeans nhanh chóng trở thành trụ cột của thời trang Nhật Bản, các công ty như Lee và Wrangler nhanh chóng cộng tác với công ty VAN của Ishuzu. Từ 1950 đến 1975, thị trường denim phát triển từ một trị trường rẻ tiền dành cho lính chiến thành một tổ hợp mạng lưới phức tạp, với những thương hiệu Nhật Bản mới như Big John thống lĩnh. Jeans còn vượt qua sự phổ biến trong phong cách’, ăn sâu vào văn hóa đương đại đến nỗi mọi người gọi thế hệ này là “Thế hệ Jeans” (Jeans Generation). Với giá thành thấp hơn cùng sự thoải mái được cải tiến so với thời kì Ivy, văn hóa denim đã tiếp cận bước đầu được những thị trường trước đây mà nó vốn không thuộc về. Jeans đã trở thành một món đồ dành cho cả nam và nữ, xuất hiện với tinh thần quốc dân, củng cố thêm tính hoa mỹ trong phong cách Nhật Bản.

HIROSHI FUJIWARA, NIGO & HARAJUKU STREETWEAR (1980s & 1990s)

NIGO không chỉ có BAPE, Hiroshi Fujiwara không chỉ có Goodenough. hay là Fragment Design, hai nhân vật này chính là cầu nối quan trọng cho sự phát triển gắn với lịch sử  của Japanese –  Americana hiện giờ.

Đừng ngạc nhiên, vì nếu không có hai nhân vật này, bản thân Nhật Bản cũng khó có thể thành trung tâm văn hóa của thế giới và khái niệm Japanese Americana cũng khó có thể phổ cập được như hiện nay.

Trong ảnh: Hiroshi Fujiwara (Góc bên trái, ngoài cùng) đứng cạnh Jun Takahashi, NIGO (bên phải) và The Notorious B.I.G (Góc bên trái, ở dưới)

Vào cuối những năm 1980 – Hiroshi Fujiwara – nhà thiết kế, nhạc sĩ, influencer, “Cha đẻ của thời trang đường phố”, được biết đến như người “cool” nhất ở Tokyo, nếu không phải là cả Nhật Bản;. Sau khi được bình chọn là “best dressed” (người mặc đẹp nhất) tại bữa tiệc underground London Nite, ông được đến London để gặp hai người mình ái mộ: Vivienne Westwood và Malcolm McLaren. McLaren đã giới thiệu Fujiwara với một thể loại nhạc mới đến từ New York –hip-hop . Fujiwara sau đó đã học DJ, trở về Tokyo với một chiếc hộp gồm những bài nhạc hip-hop đầu tiên cho Tokyo;. Ông đã dạy những club cách chà đĩa và cắt các bản thu cùng với đó là sáng lập ra nhóm hip-hop đầu tiên tại Nhật Bản: Tinnie Panx – mở đường cho rap scene tại Nhật Bản. Qua scene hip-hop, ông gặp được những người cùng chí hướng và đồng hành, có thể kể đến Jun “Jonio” Takahashi và Nigo, cùng với đó là thành viên Nhật Bản đầu tiên của Stussy Tribe – một mạng lưới của những bộ óc sáng tạo xoay quanh Shawn Stussy và thương hiệu cùng tên. Từ những sự liên kết này, thời trang đường phố và Americana đã được giao thoa và phát triển:  Fujiwara cùng với Goodenough, Takahashi và yếu tố punk trong Undercover, Nigo cùng thương hiệu lấy cảm hứng từ bộ phim cùng tên A Bathing Ape. 

VINTAGE & REPLICA (1980s & 1990s)

Japanese – Americana, phong cách Mỹ và Ametora đã trở thành một tiêu chuẩn trong văn hóa và thời trang Nhật Bản, cùng một nét độc đáo mới xuất hiện: Vintage. Through the 1980s, những người sưu tầm quần áo đến từ Nhật tại Mỹ, tiêu biểu như Yosuke Otsubo, Koji Kusakabe,… gửi những món hàng cũ và limit đến Nhật Bản đến các cửa hàng bán đồ cổ điển và sau đó chúng đã có mặt ở khắp nơi. Với những chiếc áo khoác và quần jeans có tuổi đời hơn 20 tuổi, người Nhật thực sự đã tìm được kho báu trong nhà kho của người Mỹ. Với họ, quần áo Mỹ cũ không phải là sự nghèo nàn vật chất, mà là một biểu tượng xã hội, kinh tế và tiến bộ. Cùng với các nhánh vintage nhỏ xoay nhanh quần áo quân đội khi những người trung niên trở nên hứng thú với các tạp chí xoay quanh quần áo mà tiêu biểu là Mono – một tạp chí với nội dung chính là quần áo Mỹ cũ và những chiếc áo khoacs quân đội. 

Trào lưu vintage lên đỉnh điểm, các thương hiệu Nhật Bản ra đời, giới thiệu một khái niệm mới với thị trường: vintage replica. Cho đến lúc này, American vintage chỉ có một đường từ Mỹ, chứ không gắn với sự trao đổi quần áo đến từ Nhật. Người Nhật đã học về vintage và kiến thức uyên bác của họ vượt xa so với những người Mỹ vốn không quan tâm đến chủ đề này và tìm cách để khiến nó trở nên vượt trội hơn hẳn. Thương hiệu như Evisu, Warehouse, vàFull Count began đã cải tiến và bán những sản phẩm vintage replica với giá chỉ 1/4, cũng trong năm 1990, the Real McCoy của Kobe tái tạo được một phiên bản gần hoàn hảo của chiếc A-2 flight jacket. 

Ngày nay, Japanese vintage được gắn với sự hoàn mỹ trong replica và trở thành một phần của Japanese Americana, với rất nhiều món đồ được ưa thích đến từ thời kì này.

JAPANESE AMERICANA HIỆN ĐẠI – CÁC MÓN ĐỒ VÀ THƯƠNG HIỆU BẠN CẦN BIẾT

Ngày nay, sự hòa nhập này giữ nguyên bản sắc. Với căn bản là sự học hỏi các yếu tố phương Tây vào quần áo cùng với những nét sơ khai: Take Ivy, thời chiến tranh và chiếm đóng, Harajuku hip-hop scene, etc. Nhưng quan trọng nhất, phong cách này chưa bao giờ là sự copy. Đây chính là văn hóa Nhật Bản thuần túy.

Các món đồ thiết yếu của Japanese – Americana hiện đại: Fleece, Straight-Cut Jeans, Bomber Jacket, Denim Jacket, Layer Vest, Work Boots, High-top sneaker,…

Ảnh: Cửa hàng The Real McCoy tại quận Harajuku, Tokyo.

Chúng ta có thể liệt kê phong cách, món đồ và những thiết kế tạo nên “Japanese Americana”, nhưng sẽ không trọn vẹn nếu không bao gồm những thương hiệu tạo nên phong cách này trong thời hiện đại. Từ những thương hiệu gắn với sự tái tạo phong cách Mỹ hiện đại, kết hợp thời trang của hai miền Mỹ – Nhật Bản, dưới đây là một số thương hiệu tiêu biểu cho Japanese Americana hiện đại:

  1. Beams Plus
  2. Buzz Rickson’s
  3. Kapital
  4. Sugar Cane
  5. The Real McCoy’s
  6. Visvim
Categories
Music People

KIDSAI TRƯỞNG THÀNH HƠN SO VỚI NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ

Những chia sẻ riêng tư nhất của kidsai mà bạn sẽ không tìm thấy ở đâu.

Chân thật, thơ ngây và tự do, đó là những ấn tượng đầu tiên của V2X về kidsai – một trong những cái tên nổi bật nhất của thế hệ new wave rapper Việt Nam hiện tại, với hàng triệu lượt stream trên khắp internet qua các bản bản hit như GIAYPHUT, LOVELY hay KIBEEM – trong lần đầu gặp mặt tại studio Zorba, nơi chúng tôi dành hàng giờ trò chuyện và thực hiện bộ ảnh này.

Thật kỳ lạ với những cảm nhận như thế về một rapper, nhưng đó lại là điều tốt! Trong một thế giới tồn tại quá nhiều bản sao, ngày càng nhiều người ưa chạy theo sự “cool ngầu”, và đánh lối tắt bằng việc copy phong cách hay hơn nữa là “chôm identity” (đánh cắp danh tính) của người khác, thì sự thành công của kidsai bằng chính những chất liệu riêng đích thực là bông hoa mọc giữa sa mạc.

Đó cũng chính là lý do mà bài phỏng vấn này ra đời, vén bức màn đưa bạn vào thế giới của chàng rapper có một không hai này!

Ký ức đầu tiên của kidsai là gì?

Chắc là hồi khi còn mẫu giáo, mình đi vào một cái siêu thị và thấy quầy bán đèn bóng. Mình không biết sao lúc ấy lại chạm tay vào cái bóng đèn đó, đâm ra bị bỏng nặng trên ngón tay luôn, lạ một điều là cái đó nhớ rõ lắm, không nhớ được bất kì điều gì trước hay sau khi xảy ra. Nên là cũng khá ảo, kiểu như mình thức thần vào khoảnh khắc đó vậy haha.

Tại sao bạn chọn nghệ danh là “kidsai”?

Cái tên kidsai có nghĩa đen luôn là thằng nhóc sai trái. Mình chọn tên ấy là do khi lớn lên, mình luôn bị mọi người, từ gia đình tới bạn bè đều nói rằng mình có tính cách rất là trẻ con, hậu đậu và không được tin cậy những việc lớn, kiểu như bị xem thường luôn ấy, điều đó cũng khá là ảnh hưởng tới cái mental của mình. Bạn biết kiểu như khi bạn bị người khác đánh giá bạn nhiều tới mức bạn cũng tự cho bản thân là như thế không? Như đánh mất đi cái giá trị của bản thân và không còn yêu bản thân nữa, tự xem thường bản thân là không tốt lên được. Đó là lí do tại sao mình lại đi với cái tên kidsai. Đằng sau cái tên ấy thì nguồn gốc của nó có lẽ là sự tự ti, sự nghi ngờ bản thân và tự đánh giá thấp bản thân. Đôi lúc có vài người nói mấy câu như “ tôi không sai, kidsai” hay là “kidsai never right” nghe cũng hài hước đấy, dù họ không có ý chê mình nhưng câu nói đó nó lại đúng theo cái ý nghĩa của cái tên kidsai.

Trước khi rời Sài Gòn qua Mỹ, cuộc sống của kidsai thế nào? Bạn lúc xưa có chăm học không?

Cuộc sống ở Sài Gòn trước đây của mình khá là bình thường, mình không nhớ có gì đặc sắc lắm, hồi đó mình cũng chỉ là học sinh, cũng đi học, lâu lâu đi net xả stress, đôi lúc đi chơi với bạn vào cuối tuần. Nói thật thì đi học kidsai chán lắm, những kỉ niệm ý nghĩa nhất mà mình nhớ nhất khi còn đi học là được chơi với bạn bè và đi cua gái (haha). Ý là thời đó cái gì cũng đơn giản thôi, giờ lo nhiều việc mới thấy cái đơn giản buồn chán ấy nó lại vui và chill tới nhường nào.

Còn Texas hiện tại thì sao? Ngoài ra, V2X có biết được rằng kidsai chỉ nghe nhạc rap từ khi qua Mỹ sống, tại sao lại như thế nhỉ? Và điều gì đã thúc đẩy bạn bắt đầu làm nhạc?

Texas chán bỏ ra bạn ơi, kiểu buồn chán lắm, nó là thành phố tiệc tùng nếu bạn sống gần trung tâm và là người hướng ngoại. Nếu bạn là hướng nội thì thật sự nơi này không có gì vui cả, nó như là cái sa mạc của thành phố lớn vậy. Mà kidsai cũng nghĩ dù có chán hay không vui gì thì không thể phủ nhận rằng sẽ không có kidsai nếu như mình không đi Mỹ, nó như cái hiệu ứng domino kéo dài từ khi mình cầm cái vé máy bay trên tay.

Giờ ngẫm lại mình là người nghe nhạc rất đa dạng, mình nghe từ cái thể loại như rock, punk, kpop, vpop, vocaloid, jpop nói chung là đủ các thể loại, nhưng lại chưa bao giờ nghe rap, không phải là không thích mà là chưa biết về sự tồn tại của nó. Kidsai phát hiện ra được rap khi mình bấm thử vào các bài nhạc top chart của USA, thế là mình phát hiện ra các bài đang nổi hồi đó như Bad and Boujee của Migos, Black Beetle của Swae Lee, và Dat Stick của Rich Brian. Nếu không lầm thì Rich Brian là nguồn động lực đầu tiên thúc đẩy tôi tự tập tành làm beat, kiểu ngưỡng mộ lắm, và sau đấy là Joji thời Chloe Burbank, Pink Guy (đúng vậy) và cuối cùng là Sailor Moon của lilbootycall, là bài hát đầu tiên thúc đẩy kidsai tự viết lời nhạc và tạo giai điệu. Và cứ thế là kidsai cứ chìm vào cái hố sâu alt rap này và cứ dần nó cũng ra cái gì rồi ấy nhỉ.

Mọi thứ xung quanh kidsai thế nào lúc bạn bắt đầu làm nhạc và đăng lên Internet?

Ừ thì chắc là kidsai cũng không nhớ lắm, nếu phải đoán lại cái cảm giác hồi đấy thì chắc là ngại ngùng và hào hứng, kiểu lần đầu chia sẻ một tác phẩm do chính mình viết ra cho cả cộng đồng internet nghe thì cái suy nghĩ đấy cũng khá là đáng sợ nhỉ? Như đứng trước đám đông hát ấy.

Hình như mình làm nhạc từ 2017 cũng tới tận năm 2019 mới biết được về cộng động rap new wave ở VN. Mình vẫn nhớ về cái khoảng thời gian đó rõ lắm, lúc đấy là do mình bị người khác cướp nhạc đăng vào group rap VN, nên mình mới phát hiện ra nhiều nghệ sĩ new wave khác luôn như Lefthand, Wxrdie, Xolitxi, Wavy và một số nghệ sĩ soundcloud thời đấy. DLG cũng là một trong số đó khi mình nghe được nhạc của một số anh em trong DLG và cũng ngưỡng mộ tư duy âm nhạc của họ, rất là khác biệt so với nhạc đại trà ngoài kia nên mới hỏi thăm quen biết. Kidsai thì nghĩ là mình chẳng biết nhạc gì đâu, cũng không có tư cách gọi là biết nốt nhạc hay bất kì gì hết á, mình chỉ làm ra những bài nhạc và những giai điệu mình thích, làm ra những gì mình thích nghe thôi. Nhưng mà cũng dần dần thì học được nhiều cái lingo trong âm nhạc nên là you never stop learning.

Âm nhạc của bạn đề cao cảm xúc hay kĩ thuật?

Trong âm nhạc của mình thì chắc là cảm xúc thôi, thú thật thì mình đâu có kĩ năng làm nhạc gì đâu, mình chỉ lấy cái cảm xúc của mình rồi viết ra bài nhạc, và chỉ viết giai điệu cho tới khi nào nó nghe hợp lý đối với mình thôi.

Bạn muốn V2X giới thiệu bạn như thế nào – một rapper, một ca sĩ, một nhạc sĩ hay chẳng có giới hạn nào cả?

Mình chắn chắn không phải là một rapper hay một ca sĩ. Mình cảm thấy bản thân chưa tương xứng với những danh xưng đó. Có lẽ kidsai mong được gọi là một nghệ sĩ hơn, nếu sáng tạo là công việc của một nghệ sĩ thì, yeah, tôi là một nghệ sĩ!

Bạn có thường quay vào bên trong bản thân mình để tìm kiếm cảm hứng không? GIAYPHUT, bài nhạc hàng triệu lượt stream đó được tạo ra như thế nào?

Mình không bao giờ viết nhạc theo chủ đề, mình chỉ viết những gì mình nghĩ ra được vào thời điểm đó, và bỏ nó vào bài nhạc thôi, như GIAYPHUT là điển hình trong việc viết nhạc của mình, mình tìm kiếm giai điệu trước, rồi mới viết lời nhạc, đôi lúc mình viết lời nhạc trong vô thức, kiểu như nhưng mẩu chuyện nhỏ có thật trong cái love life của mình, mình viết ra mà không nhận ra đó là mình, chỉ sau khi sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành bài hát rồi mới biết. Flow và melody thì mình không có lời giải thích nào có thể mô tả được, kiểu nó cứ tự tuôn ra thôi, và mình nắm bắt lấy cái giai điệu đấy và hoàn thiện nó hơn thôi. Tư tưởng viết nhạc của mình là mình không viết nhạc theo phong cách của nghệ sĩ khác, kiểu khi đó thì bài nhạc nó chẳng còn cái tính cách của mình nữa, mà chỉ đơn thuần là clone của nghệ sĩ đó.

Khi mà những giai điệu, những ý tưởng âm nhạc trong đầu ngừng tuôn ra nữa, kidsai sẽ làm gì? Ngoài ra, kidsai đang học làm kĩ sư phần mềm phải không?

Nói thật lòng thì, hồi đấy mình sợ lắm, kiểu như “ôi giồi ôi bài này hay quá, sao mà làm bài khác hay được như này nữa, không ai nghe nhạc mình nữa thì mình làm gì.” Hồi ấy thì nghĩ thế, nhưng giờ kiểu mình không quan tâm tới cái gọi là theo đuổi đam mê âm nhạc, mà chỉ đơn thuần làm những gì mình muốn thôi, mình thích làm âm nhạc, cũng thích đi làm hành chính chỉ để kiếm tiền nhiều, và thích tạo ra những thứ trải nghiệm và cảm xúc mới cho người nghe mà họ chưa từng trải qua.

Như mục tiêu của mình chỉ đơn giản là được nghỉ hưu sớm, chăm sóc cho ba mẹ và gia đình để họ không phải lo âu nữa. Đấy cũng là lí do duy nhất tại sao mình muốn học kỹ sư phần mềm, đơn giản là chỉ kiếm tiền thật nhiều, nhiều nguồn tiền để đầu tư thật nhiều vào các thứ khác để sau này mình không cần làm mà vẫn có tiền, không phải lo âu và cho gia đình lo âu nữa. Mình biết tiền bạc là thứ cả đời người tới cuối cũng phải lo nên mình không muốn người thân của mình phải lo lắng về đấy nữa.

Bên cạnh âm nhạc, những mối bận tâm khác của kidsai là gì? Bạn có tài lẻ bí mật nào không?

Chắc lo âu lớn nhất của mình là bạn bè và tiền bạc. Bây giờ mình vẫn còn đang chật vật với việc cân bằng âm nhạc và các mối quan hệ xung quanh mình, kiểu mình đang dần dần không trả lời tin nhắn người khác hơn, có thói quen ghost tin nhắn, thú thật thì nhiều lúc mình dễ bị quá tải bởi những thứ xung quanh đang xảy ra. Mình vẫn đang tập làm quen với lại cái lượng công việc mình phải làm trong âm nhạc và vẫn duy trì những mối quan hệ tốt giữa gia đình, bạn bè và làm ăn.

Ngoài việc đó ra thì mỗi khi mình có thời gian rảnh rỗi thì mình không làm gì hết, kiểu nằm trong phòng không làm gì, không nghĩ gì, đấy là cái thú vui của mình, mỗi ngày đều quá nhiều điều phải lo tới và suy nghĩ, nên những khi mình có cơ hội để được ngồi không và không suy nghĩ gì, thì mình sẽ nắm bắt lấy nó bất cứ mọi khi. Tài lẻ của mình thì chắc là mình có thể “tắt” những tiếng nói bên ngoài, và hoàn toàn trong chế độ “silent mode” luôn. Không nghe không để ý bất cứ điều gì hay người ta nói gì. Khá là xịn khi bạn muốn sự im lặng nhưng không được do ồn ào, mình thì tự bật được chế độ đó luôn nên là đôi lúc mình thấy mình có tài thật.

Có đúng không khi nói rằng bạn không bị ảnh hưởng nhiều bởi người khác hoặc thế giới bên ngoài? Ở cương vị của một nghệ sĩ và một con người hiện diện trên hành tinh này, suy nghĩ của bạn như thế nào về authenticity (tính chân thật)?

Thật ra thì mình vẫn là con người thôi, vẫn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, nhưng mình có điểm đặc biệt là như mình nói bên trên ấy, là do cái “silent mode” của mình đôi lúc nó mạnh quá, nó lại thành cái hại chứ không còn lợi nữa. Có thể nói là mình hơi thờ ơ với lại cảm xúc của người khác hơi nhiều, và mình cũng nhận biết được đó là điều không nên. Về sự authencity của bản thân thì kidsai mong là nhiều người sẽ sống thật hơn, mình không thích những ai lấy danh tính của người khác để làm danh tính cho mình, đấy chỉ là một cái mặt nạ do mình tạo ra để hợp vào cái khuôn mẫu của người khác. Ngoải ra, mình rất tôn trọng những ai mang ra cái cảm xúc thật, suy nghĩ thật của họ, nhưng vẫn đảm bảo sự tôn trọng dành cho người đối diện.

Như mình từng kể với V2X, mình cũng từng xào nấu ý tưởng của người khác và biến nó thành của mình, nói thật lòng thì lúc ấy mình chỉ mới bắt đầu và chưa hình thành được một cái âm thanh riêng cho kidsai, nên mình lấy mọi cảm hứng xung quanh mình để từ từ tập, viết nhạc và dần làm nên những giai điệu mà chỉ có kidsai nghĩ ra được thôi.

Từ góc nhìn của V2X, kidsai có một lượng người hâm mộ tương đối lớn tại Việt Nam hiện nay. Nhìn lại hành trình đó giờ với âm nhạc, cảm xúc bây giờ của kidsai ra sao?

Mình rất là biết ơn, cảm kích vì sự ủng hộ nhiệt tình từ mọi người ở VN. Nhưng cảm xúc lớn nhất mình nghĩ mình có đối với điều này là mình rất là tự hào về bản thân. Nhờ vào âm nhạc, mình học được rất rất là nhiều điều về chính mình, nhờ vào âm nhạc mà nó dẫn mình tới một con đường khác hoàn toàn so với lại ngày xưa. Nên là vui lắm, cảm xúc hiện tại minh có thể mô tả được là vui, biết ơn, ngạc nhiên, không thể tin được mắt mình

Kidsai có chia sẻ gì về sự kiện EMA SHOW cuối tuần mà bạn tổ chức?

EMA là con show tâm đắc nhất và show đầu tiên mình tổ chức để ăn mừng việc mình về Việt Nam và cũng mong muốn là nơi mình có thể debut sự hiện diện của mình trong làn sóng nhạc rap new wave, giao lưu với anh em nghệ sĩ cùng thời và đặc biệt là với cộng đồng khán giả new wave. Thật sự không có họ thì kidsai không là gì và không thể nào có sự hiện diện tới ngày hôm nay được, nên kidsai rất là cảm ơn những ai đã theo dõi những nghệ sĩ new wave này và mong mọi người đã có một thời gian tuyệt vời tại EMA show thứ bảy vừa qua.

_

Hình ảnh và bài viết được thực hiện bởi Lâm Nguy và Thắng Dương.

Stylist: Xuân Lộc & One Nguyễn

Categories
Fashion

BẢO VỆ VIÊN NGUYỄN BẰNG MỌI GIÁ!

Một người có ảnh hưởng đối với bản thân bạn sẽ là người như thế nào?

Trong vô vàn những sự ảnh hưởng và cá nhân, chúng ta có thể tìm được các nhóm tính cách khác nhau, một người ảnh hưởng có thể có tính cách dữ dội, hài hước, trầm lặng hay sôi nổi. Nhưng chúng ta đều có thể công nhận một điều mà những người có ảnh hưởng tích cực đến bản thân chúng ta: Vibe (Rung cảm).

Vibe sẽ là thứ trò chuyện với chúng ta bất chấp ngôn ngữ, tính cách. Ai cũng có thể có good vibe và những cảm hứng tốt. Trong thời trang, vibe cũng có ảnh hưởng lớn đến cách những bộ quần áo được mặc bởi một số người truyền tải đến cộng đồng của họ, cùng với đó là không có ai có vibe hoàn toàn giống nhau. Nam Viên hay còn được biết đến dưới cái tên Viên Nguyễn cũng đang trên hành trình của anh ấy để truyền tải good vibe cho mọi người.

V2X đã có một cuộc phỏng vấn với Nam Viên tại Nirvana Space, Âu Cơ, Hà Nội được thành lập bởi Phương Vũ (@lf.pvnirvana) về bản thân anh, thời trang và cách người Việt Nam ảnh hưởng đến lối ăn mặc của cả văn hóa đại chúng toàn cầu ở Grailed.

Xin chào Viên Nguyễn, cảm ơn bạn đã nhận lời mời phỏng vấn của V2X.

Trước khi giới thiệu về bản thân, bạn có thể cho khán giả của V2X năm từ mô tả bản thân mình được không?

Okay, sẽ có: Funny (Vui nhộn) – Khó tính – Thích thời trang – Wibu – Indecisive (Khó đưa ra quyết định).

Thời trang là một phạm trù thiên nhiều về cảm xúc con người và vì vậy sẽ có muôn hình vạn trạng, vậy tại sao Viên Nguyễn lại khó tính?

Cái này thì, thật ra khó tính ở đây là khó với bản thân nhiều hơn, và cũng là cả với thương hiệu của mình.

Vậy, bạn có thể giới thiệu bản thân mình với độc giả V2X được không?

Xin chào mọi người, mọi người biết đến mình là Vien Nguyen. Tên thật của mình là Nguyễn Nam Viên, mình sinh ra và lớn lên tại Việt Nam cho đến 10 năm trước thì chuyển đi, hiện giờ mình đang sinh sống tại Virginia, Hoa Kỳ. Mọi người biết đến mình như một thành viên đời đầu của những diễn đàn như Vietnamese Fashion Talk, hiện mình cũng đang là moderator của Grailed và có dòng sản phẩm riêng của mình tại Soulvenir – một thương hiệu được thành lập bởi anh Tân Nguyễn. Còn về công việc chính của mình, mình là Kế Toán, có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ.

Thật sự thì tình yêu với quần áo nói chung của bạn bắt đầu từ bao giờ, vì với bản thân em thời trang là một phạm trù rất tương đối?

Chắc là từ lúc còn bé rồi, từ đợt học lớp 3 lớp 4 ở Việt Nam, nói chung là Viên thích điệu, thích ăn mặc đẹp chỉ vì mình thích điều đó. Còn nếu nói về thời trang thì là năm nhất, khi đấy mình thần tượng Kanye West nhất và cũng tìm những món đồ của Maison Margiela, Balenciaga và Givenchy. Nhưng trước khi đi vào thời trang, mình cũng từng là một sneakerhead vào những năm lớp 10 mà đến bây giờ mình vẫn giữ một món đồ từ thời đó, đôi Jordan 3 Black Cement.

Cộng đồng những người yêu thích thời trang ở Việt Nam có lẽ không còn lạ gì với Viên Nguyễn ở Vietnamese Fashion Talk, VSSG hay VFF ( Viet Fashion Fun). Nhưng có lẽ sẽ ít người biết bạn cũng là một moderator của Grailed, bạn có thể nói nhiều hơn về công việc này được không?

Bản thân mình cũng là một thành viên lâu đời ở trên Grailed, nhưng mọi chuyện sẽ bắt đầu giữa tình bạn giữa mình và  Davil Tran khi cả hai gặp nhau ở một buổi triển lãm thời trang lưu trữ tại New York vào năm 2018. Sau đó mình đã gạ Davil bán cho mình chiếc áo da Yohji 6.1 The Men màu cam mà mình vẫn còn mang đến bây giờ. Sau đó Davil đi xe đò từ New York đến nhà mình ở Virginia. Tiếp đến phải kể đến lần cả hai đi anime convention (Hội nghị truyện tranh) cùng nhau, có lẽ đây là lần vui nhất của cả hai và như đã nhắc đến ở trên mình là một wibu. Sau một năm quen nhau và làm bạn thì đến năm 2019 mình được vào văn phòng Grailed gặp gỡ, giao lưu với mọi người để đến 2020 bắt đầu làm việc với Grailed và vẫn hoạt động đến tận bây giờ.

Có một câu chuyện rất vui về Davil là khi Davil khai sinh, bố của anh ấy ghi tên là David, bác sĩ không đọc được ghi nhầm thành Davil và cái tên đó trở thành tên khai sinh luôn.

Gắn bó với quần áo lâu như vậy, có bao giờ bạn nghĩ quần áo đã trở thành một phần cuộc sống của mình chưa?

Cũng chưa hẳn, nó là hobby (thói quen) nhiều hơn. Dù sao thói quen đó cũng đã hơn 10 năm rồi, và quan trọng nhất là mình luôn học hỏi, mỗi lần học hỏi ở một nguồn khác nhau. Mình cũng không phải người hay nghĩ ngợi, chỉ có học, ăn mặc, kiếm tiền. Không bao giờ nghĩ mình sẽ làm Youtube và involve (tham gia) với cộng đồng cũng như theo cách một số người nói là có ảnh hưởng tích cực đến mọi người.

Bạn có nhớ được những thương hiệu đầu tiên ảnh hưởng đến mình và nó có khác gì với những thương hiệu bây giờ không, cũng như cách tất cả chúng liên quan đến nhau và đều là một phần của con người bạn?

Thời gian chủ yếu chỉ là các thương hiệu trượt ván, vì lúc đó cũng khá lâu rồi, những năm 2010 là 12 năm trước. Bao gồm có Obey, Stussy, DC, Volcom hay cao hơn là Stussy, Bape (skate brand). Dunk cũng là 1 phần sở thích. Nhưng bây giờ như mọi người thấy là Raf Simons, Undercover, Balenciaga. Nó có thể coi như là một sự tiến bộ, nhưng những ảnh hưởng ngày xưa vẫn có ảnh hưởng đến cách mình nghĩ về quần áo bây giờ. Mà chính ra bây giờ vẫn vậy, nhưng quan trọng nhất vẫn là khi mình mặc gì đó đẹp và thích mình sẽ up. Mình chưa nghĩ quá sâu về ảnh hưởng của những thứ mình làm, một phần là vì bản thân cũng ngại. Chỉ nghĩ là mặc cái này thì sẽ shit lên mấy đưa hay soi mói mình (cười).

Sắp tới tại Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện ARCHIVISM của Hidden Archive, shoutout đến Kha Nguyen. Với vai trò là một người tham gia, bạn có nhận xét gì về sự kiện này?

Đây là một sự kiện đầu tư rất lớn, về cả thời gian và hình ảnh, mong mọi người đến xem, còn mùng 3 là mình về Mỹ rồi. Nhưng cách văn hóa của Việt Nam chuyển biến có nhiều sự khác biệt với Mỹ. Cộng đồng Việt Nam trước giờ vẫn luôn hướng đến sự học hỏi, còn ở Mỹ thì mọi người theo kiểu: Tôi là nhất nhiều hơn và nó thiên về tính cá nhân nhiều hơn. Nhưng dù gì thì mọi thứ cũng sẽ có 2 mặt, và bản thân mình nghĩ rằng ở Việt Nam sắp tới sẽ có nhiều biến chuyển, có lẽ chỉ cần thêm một chút thời gian

Cảm ơn Viên Nguyễn vì cuộc phỏng vấn với V2X. Một câu hỏi cuối, sắp tới nếu có dự định về Việt Nam, bạn sẽ làm gì? 

Trong 2 đến 3 năm tới mình sẽ về Việt Nam, nhưng nói trước bước không qua nhưng mình sẽ làm nhiều thứ. Những điều tốt nhất.

_

Bài viết và hình ảnh được thực hiện bởi Xuân Lộc (@oddpattern) và Lâm Nguy (@lamnguy).

Credits trong bài viết:

Viên Nguyễn (@vienxnguyen)

Phương Vũ (@lf.pvnirvana)

Nirvana Space (@_nirvanaspace_)

Davil Tran (@btch)

Soulvenir.co (@soulvenir.co) 

Tân Nguyễn (@tanxnguyenn) 

Hidden Archive (@hiddenarchive) 

Categories
Art Culture

GẶP PAI, VISUAL ARTIST ĐẾN TỪ THÁI LAN, BIỂU DIỄN ẤN TƯỢNG TẠI SỰ KIỆN THE VISUAL: ABSTRACT CITY

Pai Lactobacillus là một visual artist kiêm motion designer đến từ Thái Lan, mang phong cách nghiên về Psychedelic và Op Art. Pai đã để lại ấn tượng rất mạnh cho V2X sau sự kiện The Visual: Abstract City vừa qua, bằng một set diễn khó câu chữ nào diễn tả nổi. (Xem highlights màn trình diễn của Pai)

Pai tốt nghiệp đại học chuyên ngành gốm mỹ thuật. Vì không tìm được công việc thích hợp, Pai chấp nhận một đề nghị làm cán bộ nhà nước ở cục khuyến công. Sau một vài năm, anh nhận ra bản thân muốn làm điều gì đó thú vị hơn, cho nên Pai quyết định nghỉ việc và từ bỏ nguồn thu nhập duy nhất của mình.

Pai đầu tư hết tiền tiết kiệm còn lại của bản thân vào việc học graphic design, anh hồi tưởng lại “đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi”. Pai ngay lập tức yêu luôn ngành này và bắt đầu sự nghiệp tư cách là một nghệ sĩ tự do, làm việc cùng các sự kiện, lễ hội âm nhạc và hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng quốc tế.

Hello Pai, hi vọng bạn đã có một quãng thời gian tuyệt vời tại Việt Nam. Sự kiện The Visual – Abstract City nằm ngoài sức tưởng tượng, V2X chưa từng thấy điều gì gần giống như vậy ở Sài Gòn từ trước đến nay. Cảm nghĩ của bạn như thế nào về sự kiện The Visual vừa qua?

Tôi rất hào hứng và vui mừng được trở thành một phần của sự kiện này. Đây là sự kiện AV thứ hai của tôi tại Việt Nam sau nhiều năm, cũng là khoảng thời gian mà tôi ấn tượng nhất. Bởi tôi đã có cơ hội làm việc với các nghệ sĩ đồng nghiệp, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, kiến thức và những cảm hứng. Tôi cũng được tham gia workshop của ASUS và thiết kế chuyển động cho Piaggio, điều đó gây ấn tượng với tôi rất nhiều.

Bên cạnh đó thì bạn cảm nhận thế nào về giới trẻ và bầu không khí tại Sài Gòn? Có điều gì bạn thấy tương đồng với Thái Lan?

Tôi cảm nhận được giới trẻ ở cả Việt Nam và Thái Lan đều luôn nhiệt huyết và quan tâm đến việc khám phá, tìm kiếm những trải nghiệm mới cho bản thân. Và cộng đồng AV, mà tôi thường gọi là gia đình nhỏ, nơi các thành viên cùng nhau vươn xa và vững mạnh theo thời gian.

Để chuẩn bị cho một màn trình diễn tuyệt vời như thế hẳn là bạn đã dành rất nhiều thời gian cho phần thiết kế đồ hoạ và chuyển động. Bạn có thể chia sẻ thêm về quá trình sáng tạo của mình không?

Tôi đã chuẩn bị mọi thứ trong khoảng 3 tuần, thu thập các VJ Loop và Visual Art mà tôi đã chơi cộng thêm những sản phẩm gần đây của tôi. Trong lúc đó, tôi nghe DJ set của Mess trên SoundCloud, tôi chuẩn bị và sắp xếp mọi thứ lại với nhau.

Bạn có thể chia sẻ về công việc của một VJ không? Nó có giống DJ?

Nó gần gũi nhưng sự khác biệt là chúng tôi phải lắng nghe âm thanh và giao tiếp lại bằng hình ảnh để lấp đầy tâm trạng đó. Hãy để âm thanh và hình ảnh đi đôi với nhau vào thời điểm đó, chúng tôi không biết bài hát tiếp theo sẽ như thế nào, mood ra sao, hầu hết đều là ngẫu hứng và thử nghiệm. Đưa đám đông đi qua các chiều không gian và phiêu lưu cùng nhau.

Ai hay điều gì khiến cho bạn muốn theo đuổi VJ, visual art và motion design?

Những nghệ sĩ mà tôi yêu thích là TAS Visuals, Felipe Pantone, Jen Stark, Kaoru Tanaka, Laser Lew Dude, Luise Ponce, Yoshi Sodeoka, Ben Ridgway,…

Còn nghệ sĩ Thái là Human Spectrum, Akaliko, Kor.Bor.Vor., blozxom community, Pete TR, Pasuth, Footprints on mars.

Mối liên hệ giữa nghệ thuật thị giác và âm nhạc điện tử trong màn trình diễn của bạn là gì?

Tôi kết nối tâm trạng cá nhân ngay lúc đó khi nghe bài nhạc. Từ đó tôi tìm những hình ảnh mà tôi muốn thấy, rồi tạo nên một hành trình cảm xúc, ngập tràn hình ảnh tưởng tượng trong đầu tôi mà chưa ai từng thấy.

Nói đến digital art, tầm nhìn của bạn về NFT như thế nào?

Tôi nghĩ NFT thực sự là một trong những bệ phóng để những người sáng tạo kỹ thuật số truyền bá tác phẩm của họ ra quốc tế. Dự án NFT của tôi có tên là “Visual Therapy” ở trên nền tảng foundation.app. Bộ sưu tập chỉ mới có 11 tác phẩm NFT, sắp tới tôi sẽ tập trung vào nó thêm nhiều nữa.

Phong trào NFT ở Thái Lan như thế nào? NFT hiện nay có đóng một vai trò quan trọng trong nền nghệ thuật ở Thái Lan không?

Cộng đồng NFT ở Thái Lan đang phát triển rất nhanh. Chúng tôi có một cộng đồng thân thiện hỗ trợ lẫn nhau mặc dù cách tiếp cận nghệ thuật và phong cách của họ khác nhau. Illustrations, Motion Graphics, Generative Art và nhiều hơn nữa.

Cộng đồng của chúng tôi luôn cởi mở, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Đó thực sự là không gian để các nghệ sĩ mới công khai tác phẩm nghệ thuật của họ. Thái Lan cũng nhận được phản hồi rất tốt từ các nhà sưu tập quốc tế, đó là lý do tại sao cộng đồng nghệ sĩ NFT ở Thái Lan phát triển nhanh chóng.

_

✍️ TD

Categories
Culture Fashion

T-Redx x Hidden Archive: “Sandman” = Tầm nhìn mới của văn hóa Việt Nam

T-Redx trong những năm gần đây đã và đang là một biểu tượng mới của thời trang Việt Nam, hình ảnh và cả một hệ tư tưởng gắn với hình ảnh khủng long tìm được cách định hình lại văn hóa ăn mặc của cả một cộng đồng. Lần này, T-Redx đánh dấu sự trở lại của mình cùng với Hidden Archive – viên ngọc quý của thời trang lưu trữ Việt Nam cho “Sandman”, một bộ sưu tập lấy chủ đề xoay quanh thành phố Las Vegas và nước Mỹ những năm 1950 – 1960, mà theo lịch sử gọi đây là thời kì nước Mỹ chính là thiên đường sống trên mặt đất, nhưng đó là một thiên đường đầy rẫy những mặt trái của hiện thực gắn với nó.

Về Hidden Archive, Hidden Archive là một trong những người tiên phong cho phong trào thời trang lưu trữ tại Việt Nam đồng thời cũng là nguồn thông tin dồi dào về lĩnh vực này mà chúng ta có thể hiểu nếu như không có Hidden Archive, các khái niệm về thời trang lưu trữ và các thương hiệu như: Number(N)ine, Undercover, Raf Simons,… khó có thể có được ấn tượng tại Việt Nam như cách nó đang có. Sự kiện “ARCHIVISM” được tổ chức bởi Hidden Archive cũng có thể được xem như một điểm nhấn của thời trang lưu trữ trong nước nói riêng và thời trang Việt Nam nói chung.

Trong “Sandman”, “khủng long đỏ” và “lưu trữ ngầm” tập trung vào một khái niệm xuất hiện vào những năm 1960: “Giấc mơ Mỹ”. Cái tên Sandman trong văn hóa Châu Âu mở đầu là một nhân vật khiến con người rơi vào giấc ngủ và tạo những giấc mơ đẹp cho họ bằng cacahs rắc lên giấc mơ con người những hạt cát thần. Casino trong thế giới hiện sinh lại là hiện thân của giàu, nghèo, công lý và cả bất công. Bốn tuyến nhân vật được vẽ nên khéo léo gắn với bốn quần bài và bốn hão tưởng cũng chính là nghiệp chướng của con người : The Traveller – Bích – Sự trốn tránh, Titan Gambit – Chuồn hay Nhép – Tiền tài, Young Money – Cơ – Dục Vọng và Old Flame – Rô – Danh vọng.

Sản phẩm cũng tập trung vào tổ hợp màu kinh điển đỏ/ đen/ trắng – Hai gam màu đen và trắng là cuộc đời và máu có thể là màu của jackpot – sự may mắn và cũng có thể là máu, “Sandman” đưa ta đi khám phá các bộ trang phục của hội cờ bạc xứ Vegas. Chiếc Cuban Shirt trong văn hóa thường gắn với hình ảnh những người Mỹ – Latin cũng như dân di cư đi tìm kiếm giấc mơ tại Las Vegas và trở thành một phần của tiểu văn hóa nơi đây mà chúng ta đã từng xem trong những bộ phim như The Sopranos, Scarface… thuật lại những tay mafia từng thống trị hàng tá sòng bạc Vegas trước khi đạo luật RICO ra đời ở Mỹ (đạo luật chống lại những tổ chức bạo lực có tổ chức). Cùng những graphic trong bộ sưu tập là các hình ảnh thường thấy trong sòng bạc như lá bài, con chip, vũ nữ,… tất cả đều tôn lên được câu chuyện chính của bộ sưu tập.

Điểm nhất lớn nhất của bộ sưu tập có lẽ vẫn phải kể đến chiếc varsity jacket của Tred-x với tổ hợp màu chính đỏ đen trắng và phần ống tay bằng da bò. Cùng với phần graphic billboard – một điểm nhất trong văn hóa Mỹ cũng là hình tượng lớn của những giấc mơ và hiện thực tàn khốc, những chiếc billboard cũng xuất hiện tại các Casino như một lời mời chào.

Với chiến dịch quảng bá mini-collection, T-Redx và Hidden Archive đã xây dựng một thước phim ngắn để minh họa rõ ràng hơn những ý niệm của cả hai cho bộ sưu tập. Với một dàn diễn viên đồ sộ gồm Datmaniac, Táo và Minh Lai; chiếc reel vỏn vẹn hai phút là minh chứng rõ ràng nhất cho sự chỉnh chu trong collab thứ hai của T-REDX cũng như sự trở lại ngoạn mục của Hidden Archive sau hai năm vắng bóng để mở màn cho sự kiện ARCHIVISM sắp tới của mình. Đoạn phim ngắn thuật lại từ phong thái cho đến khao khát của những tuyến nhân vật khác nhau qua góc nhìn của The Traveller.

“Sandman” chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao thoa tầm nhìn và những điều tuyệt với luôn song hành trong văn hóa của Việt Nam. Một bên tiên phong của thời trang lưu trữ và một tân tinh của thời trang cho một dự án với cốt lõi là về những giấc mơ của con người. Đây cũng là màn mở đầu cho những điều đáng chờ đợi trong ARCHIVISM: SOCIAL FABRIC sẽ diễn ra vào ngày 12/08 sắp tới.

_

✍️ Xuân Lộc