Categories
Culture Fashion

SỰ KIỆN POP UP SNEAKER BUZZ KHÉP LẠI TRONG NIỀM HÂN HOAN CỦA CỘNG ĐỒNG STREETWEAR VIỆT NAM

SNEAKER BUZZ X TORAGON HE – POP-UP EVENT

Với tâm niệm góp phần đa dạng năng lượng cho văn hóa đường phố, cũng như muốn nâng cấp chế độ chơi game và tái kích hoạt lại cánh cổng đồ chơi nghệ thuật (Art-Toy) , Sneaker Buzz bày ra không gian và cũng là sân chơi giữa các Sneaker-head và Collector cho cả 2 lĩnh vực Street-wear và Street-art tại sảnh L1, Saigon Centre vừa qua.

Sneaker Buzz và Toragon He đã cùng “collab” tạo ra 01 sự kiện pop-up trưng bày các tác phẩm sáng tạo đến từ các thương hiệu nằm trong hệ thống cũng như đưa những đồng đội là những đôi Sneaker đồng hành trên hành trình tiếp cận văn hóa sát mặt đất , cùng câu chuyện mang theo trên mỗi đôi giày giới hạn mà từng đầu giày trải nghiệm được. Bằng cách nào đó họ vẫn duy trì cái nhiệt, sự đam mê và tiếp lửa cho giới trẻ tại Việt Nam theo góc nhìn chất nguyên bản của văn hóa đường phố địa phương mình.

Đặc biệt, sự kiện có sự góp mặt của Nam Phạm – Co-Founder 1 trong những cộng đồng giày lớn nhất Việt Nam Thần Kinh Giày và Khiim Đặng – một “Local Artist” đa tài, cũng là người sáng lập ra #MauMuc#EasyBadWork, cùng hàng loạt khách mời khác trong cộng đồng yêu thích văn hoá đường phố tại Việt Nam.

Sự kiện SNEAKER BUZZ X TORAGON HE – POP-UP EVENT đã diễn ra trong không khí hân hoan, sôi động với sự hưởng ứng nhiệt tình của giới trẻ Sài Gòn. Qua những màn trình diễn nhạc Rap chất lượng và trưng bày những sản phẩm BearBrick có một không hai tại Việt Nam, người tham dự đã có dịp chiêm ngưỡng những sản phẩm Art-Toy cực kì độc đáo cũng như củng cố thêm cho bản thân những kiến thức bổ ích về văn hoá.

Được thành lập từ năm 2016 và tới nay đã có hơn 20 cửa hàng tại Việt Nam và trong đó có 1 số cửa hàng được chỉ định cho lên kệ Art-Toy Bearbrick, Sneaker Buzz đã tạo nên thương hiệu cũng như độ uy tín của mình ở trong cộng đồng thời trang và sneaker tại Việt Nam bao năm qua và giờ đến lĩnh vực Art-Toy được mở rộng. Vì thế để sở hữu những con BEARBRICK cũng như tìm kiếm một nơi có thể giao lưu về chủ đề thời trang nói chung, bạn có thể tìm đến Sneaker Buzz để trải nghiệm cũng như sở hữu Art-Toy legit bạn nhé.

Categories
Culture Fashion

BEARBRICK : “ĐỒ CHƠI SƯU TẦM” CỦA THỜI ĐẠI MỚI

Mọi người có bao giờ đi tới các cửa hàng thời trang, hay xem vlog của các fashionista, nghệ sĩ, hay những người có liên quan tới thời trang nói chung mà thấy những mô hình những chú gấu LEGO với các hình dáng khác nhau chưa? Chúng được gọi là những BEARBRICK ( cách điệu là BE@RBRICK) những món đồ chơi “collectible” đến từ Medicom Toys, Nhật Bản.

Medicom Toys là một trong những hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng với việc sản xuất ra những mô hình với phiên bản giới hạn, điều này cũng ít nhiều nói lên được tại sao các giá trị của những con BEARBRICK lại cao đến vậy. 

Được tham khảo dựa trên một dòng mô hình nhựa khác của công ty – The Kubrick, một con BEARBRICK sẽ có 9 bộ phận : đầu, tai, tay, thân, chân và vùng hông, cùng với các khớp có thể chuyển động, và thường sẽ được làm từ nhựa. Nhưng trong thời gian phát triển, có nhiều dòng BEARBRICK có các bộ phận hoặc toàn bộ được làm từ kim loại hoặc gỗ, cho phù hợp với các concept, nhưng phổ biến nhất vẫn là các mô hình làm bằng nhựa.

“Mẻ” BEARBRICK đầu tiên được ra mắt vào năm 2001 tại một hội chợ tên là “WORLD CHARACTERS CONVENTION” như là một quà tặng cho các người tham gia. Từ đó danh tiếng về BEARBRICK cứ thế mà đi lên không chỉ trong giới chơi mô hình nói riêng mà văn hoá đại chúng nói chung. Những nhãn hiệu lớn như BAPE, Disney, Chanel, READYMADE… liên tục có những bộ sưu tập ra mắt cùng BEARBRICK, trở thành những vật phẩm mà được săn đón rất nồng nhiệt.

Ngoài ra điều khiến BEARBRICK đặc biệt chính là kích cỡ của các mẫu cũng như độ hiếm của chúng. Một BEARBRICK cỡ bình thường sẽ có kích cỡ 100%(5cm), và kích cỡ to nhất của một BEARBRICK là 1000% (70cm). Những size BEARBRICK được yêu thích thường là 100%, 200% và 400%. 

Mẫu BEARBRICK có giá trị cao nhất chính là mẫu “Qiu Tu” BE@RBRICK(2008) (size 1000%), một mẫu duy nhất được hoạ sĩ đương thời người Trung Quốc Yue Minjun thiết kế, có giá $157,000 khi đươc rao bán tại khu đấu giá.

Thế làm sao có thể mua và tiếp cận BEARBRICK tại Việt Nam? Việt Nam đang dần phát triển và đánh dấu bản thân vào văn hoá đại chúng trên thế giới, cho nên nhu cầu mua bán BEARBRICK nói riêng cũng cao lên. Và để có thể gửi gắm sự uy tín khi mua những con BEARBRICK legit thì Sneaker Buzz là một trong những lựa chọn sáng suốt.

Được thành lập từ năm 2016 và tới nay đã có hơn 20 cửa hàng tại Việt Nam và trong đó có 1 số cửa hàng được chỉ định cho lên kệ Art-Toy Bearbrick, Sneaker Buzz đã tạo nên thương hiệu cũng như độ uy tín của mình ở trong cộng đồng thời trang và sneaker tại Việt Nam bao năm qua và giờ đến lĩnh vực Art-Toy được mở rộng. Vì thế để sở hữu những con BEARBRICK cũng như tìm kiếm một nơi có thể giao lưu về chủ đề thời trang nói chung, bạn có thể tìm đến Sneaker Buzz để trải nghiệm cũng như sở hữu Art-Toy legit bạn nhé.

Categories
Culture Fashion

Ametora và lịch sử phong cách Japanese-Americana: Lối đi riêng của văn hóa Nhật Bản

Khi nhắc đến thời trang, Nhật Bản và Mỹ là hai đất nước dành cho nhau sự ái mộ nhất định cùng với sự trao đổi văn hóa xuyên suốt bề dày lịch sử.

Trên thực tế, trong những năm gần đây chúng ta được chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ sự phản chiếu của thời trang Nhật Bản trong văn hóa Mỹ , với việc các cửa hàng lớn ở New York và Los Angeles liên tục bán và trưng bày các thương hiệu Nhật Bản, từ truyền thống cho đến Avant-garde.

Có thể bạn đã nghe đến hoặc còn lạ lẫm với khái niệm Ametora, khái niệm này gần gũi hơn với mỗi chúng ta hơn theo một cách khó tả. Ametora có nghĩa là ‘American traditional’ (Truyền thống Mỹ). Nhưng theo một khía cạnh văn hóa, Ametora là khái niệm bao trùm hơn rất nhiều. Nó thể hiện được sự tích hợp, học hỏi, cấu trúc hoàn hảo cũng như mang nặng các chất liệu Mỹ. Cùng với Ametora, những cư dân Nhật Bản tân tiến và đương đại  đã định hình lại cách ăn mặc và văn hóa của đất nước xuyên suốt lịch sử. Ngay bây giờ, Nhật Bản sở hữu một vị trí trong thời trang toàn cầu và cả những thương hiệu “Americana”, cũng như chính phong cách “Americana” bắt nguồn từ Nhật Bản đi kèm sự chuyển biến liên tục của văn hóa hiện đại khiến chúng ta chỉ có thể đặt câu hỏi rằng những ảnh hưởng này đã đến như thế nào. Phong cách này đạt được trạng thái thống trị toàn cầu ra sao?, tính phức tạp và giới hạn trong lịch sử của nó? Điều gì đã tạo nên quỹ đạo giữa hai phong cách của Nhật Bản và Mỹ.

Trước khi trả lời những câu hỏi đó, chúng ta biết đến một khái niệm thẩm mỹ: Japanese Americana. Một phong cách không chỉ đơn thuần là một từ: Denim. Đó là cả một tinh thần mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và xuyên suốt.

Điều này cũng sẽ giúp trả lời một câu hỏi: Bạn không mặc denim, đó không phải Americana, đúng không?

Không, một chiếc blazer, một chiếc sơ mi vẫn có thể là Japanese – Americana. Japanese – Americana không phải là một phong cách. Đó là một tinh thần.

LỊCH SỬ KHÁI QUÁT CHO ĐẾN AMERICANA HIỆN ĐẠI.

Sự hình thành của Japanese America và Ametora có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính, và tất cả các giai đoạn đều có sự ảnh hưởng lớn đến phong cách kể trên:

THỜI KÌ MINH TRỊ – DUY TÂN (1868-1912)

Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị – trước và sau cải cách

Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị gặp gỡ đoàn thủy thủ Phương Tây (Tranh màu vẽ cùng thời) 

Sẽ không bao giờ có Americana chúng ta biết nếu không có sự khởi đầu, sự trao đổi văn hóa này cũng đánh dâu chấm hết cho 265 năm bế quan về kinh tế, xã hội và văn hóa của Nhật Bản từ khi kết thúc thời Edo – một thời kì của khủng hoảng kính tế và văn hóa. Sau một thời gian chìm đắm vào tụt lùi về vị thế và bản sắc, một samurai đã đứng lên và thực hiện sự cải cách lớn, bắt đầu cho những biến chuyển về văn hóa có ảnh hưởng đến thời trang và Americana sau này – Thiên Hoàng Minh Trị với những nguyên lý cơ bản có áp dụng sự học hỏi và giao thoa với văn hóa Phương Tây.

MOBO & MOGA (Modern Boy & Modern Girl) ( Thập niên 1910- đầu thập niên 1930)

Trong ảnh: Một cặp đôi MOBO & MOGA ở Ginza – Tokyo (ảnh chụp năm 1915 – thời kì trước Chiến Tranh Thế Giới thử Nhất)

Phong cách Americana đặc trưng cho nam giới hiện đại mà chúng ta biết như hiện nay bắt đầu được định hình trong thời gian này.

Các chuyên biến xã hội được thể hiện rõ ràng trong thời gian này. Những người trẻ và các bậc cha mẹ chính thức học hỏi cách ăn mặc phương tây, tạo nên tiểu văn hóa  mobo và moga—modern boys/modern girls nổi tiếng thời đó. Đây là một cuộc cách mạng tư tưởng, các mobo và moga giải phóng văn hóa Nhật Bản bằng cách ăn mặc giống như những tầng lớp đứng đầu cùng với đó họ dẫn nó theo rất nhiều hướng. Mobo thường vuốt ngược tóc, đẩy cao và mặc quần ống rộng, trong khi Moga để tóc ngắn và mặc váy lấy chất liệu chủ đạo là lụa. Tại Mỹ, đây chỉ là trang phục casual nhưng với Nhật Bản thời đó, đây là sự nổi loạn và mang tính cách mạng, thậm chỉ cảnh sát còn phải xuống đường phố ở Ginza và tìm bắt một số thanh niên với tư tưởng mới này. Ở Việt Nam, người cách mạng Phan Châu Trinh cũng là một nhân vật bị ảnh hưởng bởi “trào lưu Americana” đời đầu này, đặc biệt là kiểu ăn mặc nam giới của Mobo.

Thời Thế Chiến (1914-1919 & 1939-1945) và sự bảo hộ của Mỹ (1945 – 1952)

Khi văn hóa Mỹ trị vì tại Nhật Bản, Hollywood và những ngôi sao như James Dean hay Marlon Brando xuất hiện trên màn ảnh như những tượng đài về phong cách. Ví dụ trước thời chiến, áo phông chỉ được xem như món đồ phụ mặc kèm thường xuất hiện trong quân đội hoặc công xương. Cho đến khi chúng xuất hiện đi kèm với hình ảnh của James Dean (Rebel Without a Cause, 1955), Marlon Brando (A Streetcar Named Desire, 1950). Giới trẻ ở Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi những ngôi sao này như cách giới trẻ Mỹ cảm nhận được. Các thương hiệu denim như Levi’s, Lee và kính Ray Ban trở thành vật phẩm thiết yếu, cùng lúc với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.

Các mẫu áo khoác phi công B-3, B-6 & A-2, sau này lần lượt trở thành các model được sản xuất bởi rất nhiều thương hiệu Japanese Americana.

Denim trong counterculture tại Nhật Bản đầu những năm 1960, có rất nhiều điểm tương đồng với văn hóa Hippie tại Mỹ

KENSUKE ISHIZU (1911-2005) – Ông tổ của thời trang Nhật Bản hiện đại.

Kensuke Ishizu – nếu không có nhân vật này, sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được Americana như cách nó thể hiện ngày nay. Ông là con trai của một người buôn báo, sinh năm 1911 ở thành phố Tây Nam Okayama, Japan, “GODFATHER” của phong cách Nhật Bản tiện lợi, một tay ông đã tạo ra khái niệm Ivy trong quần áo Nhật Bản giữa thế kỉ 20. Mặc cho niềm đam mê với quần áo Phương Tây và bản thân ông cũng là một mobo, Ishizu không trực tiếp sản xuất hay thiết kế quần áo cho đến khi ông đươc nhận vào một công ty sản xuất underwear cho nam giới. Chỉ trong 3 năm, ông đã học được thị trường phương Tây đặc biệt là thị trường bán lẻ xa xỉ và tự thành lập được một thương hiệu: Ishizu Shoten. Mặc cho một thời kì mà kinh tế Nhật đang kém phát triển, niềm tin cho tình yêu của quần áo Phương Tây trong Ishuzu vẫn vững vàng.

Nội Chiến Hàn Quốc diễn ra vào những năm 1950, Nhật Bản trở thành sân sau quân sự của Mỹ, với 75% hàng hóa xuất khẩu liên quan đến cuộc chiếc. Điều này cho phép Nhật Bản có một lượng tiền mặt dồi dào, góp phần vào sự phục hồi và phát triển kinh tế thần kì. Thời trang cao cấp trở lại thời hoàng kim cùng vô số thương hiệu. Cùng với đó là thương hiệu VAN và những chiếc áo khoác. VAN đã đẩy mạnh hình ảnh truyền thông của mình với công chúng Nhật Bản. Không may, VAN vào thời đó là một “khẩu vị thời trang” quá mới và khó tiếp cận. Việc này buộc Ishuzu phải mở rộng tầm nhìn và tiếp cận những thị trường cao hơn. Trong công cuộc tìm kiếm cảm hứng, một lần nữa ông lại nhìn về nước Mỹ và vùng viễn Tây. Kể cả cho đến thời điểm đó, ông vẫn nghĩ người Mỹ không có khẩu vị trong thời trang và giá trị thời trang của họ chỉ là quần áo phương Tây. Chỉ cho đến khi ông tới trại hè của đại học Princeton và chứng kiến phong cách của những sinh viên Ivy và bị ấn tượng bởi những sự vượt trội về tư tưởng quần áo. Những chàng trai ăn mặc theo một phong cách riêng biệt, độc đáo với sơ mi, cà vạt vắt, blazers, quần loe,… đây là một số kiểu ăn mặc, rất khác biệt so với những gì ông được thấy tại quê nhà. Xuyên suốt chuyến đi, Ishuzu đã có ý nghĩ về một kiểu thời trang mà ông muốn mang về phương Đông: Ivy League fashion. Với quần áo ready-to-wear, những chàng trai trẻ có thể trông thật thời thượng mà vẫn đi song hành với phương Tây. Trở lại tại Nhật Bản, VAN cho ra bước đệm cho phong cách Japanese Ivy với một bản copy của Brooks Brothers Number One Sack Suit với một chiếc áo khoác thoải mái. VAN và Ishuzu đã định hình được phần lớn cách chúng ta hiểu về blazer trong Americana hiện đại.

Kensuke Ishuzu (Trái) và lookbook đầu tiên của VAN sau khi ông trở về từ Mỹ.

CUỘC CÁCH MẠNG DENIM (1960s-1970s)

Vài tháng sau tư liệu của Ishuzu về những trường đại học ở Mỹ sau sự ra đời của Ivy, những trại hè dành cho sinh viên ở Mỹ này trở thành trung tâm của “sự khám phá văn hóa và kiểu mẫu phản chiến”. Đây là thập niên 1960’s, thời kì này có lẽ cũng giải thích được phần nào nội dung của khái niệm nêu trên, giới trẻ Nhật Bản cũng được trải nghiệm những điều tương tự. Khi rất nhiều người lên án sự phi lí của cuộc chiến tranh tại Việt Nam do Mỹ phát động trong thời gian này, những người trẻ thể hiện sự bất tuân với phong cách sống lấy lao động làm chủ đạo và tập chung vào sự đơn giản.

Big John World Workers và bộ sưu tập World Workers có thể được xem như thương hiệu đầu tiên đánh dấu của thời kì denim trong Japanese Americana.

Blue jeans nhanh chóng trở thành trụ cột của thời trang Nhật Bản, các công ty như Lee và Wrangler nhanh chóng cộng tác với công ty VAN của Ishuzu. Từ 1950 đến 1975, thị trường denim phát triển từ một trị trường rẻ tiền dành cho lính chiến thành một tổ hợp mạng lưới phức tạp, với những thương hiệu Nhật Bản mới như Big John thống lĩnh. Jeans còn vượt qua sự phổ biến trong phong cách’, ăn sâu vào văn hóa đương đại đến nỗi mọi người gọi thế hệ này là “Thế hệ Jeans” (Jeans Generation). Với giá thành thấp hơn cùng sự thoải mái được cải tiến so với thời kì Ivy, văn hóa denim đã tiếp cận bước đầu được những thị trường trước đây mà nó vốn không thuộc về. Jeans đã trở thành một món đồ dành cho cả nam và nữ, xuất hiện với tinh thần quốc dân, củng cố thêm tính hoa mỹ trong phong cách Nhật Bản.

HIROSHI FUJIWARA, NIGO & HARAJUKU STREETWEAR (1980s & 1990s)

NIGO không chỉ có BAPE, Hiroshi Fujiwara không chỉ có Goodenough. hay là Fragment Design, hai nhân vật này chính là cầu nối quan trọng cho sự phát triển gắn với lịch sử  của Japanese –  Americana hiện giờ.

Đừng ngạc nhiên, vì nếu không có hai nhân vật này, bản thân Nhật Bản cũng khó có thể thành trung tâm văn hóa của thế giới và khái niệm Japanese Americana cũng khó có thể phổ cập được như hiện nay.

Trong ảnh: Hiroshi Fujiwara (Góc bên trái, ngoài cùng) đứng cạnh Jun Takahashi, NIGO (bên phải) và The Notorious B.I.G (Góc bên trái, ở dưới)

Vào cuối những năm 1980 – Hiroshi Fujiwara – nhà thiết kế, nhạc sĩ, influencer, “Cha đẻ của thời trang đường phố”, được biết đến như người “cool” nhất ở Tokyo, nếu không phải là cả Nhật Bản;. Sau khi được bình chọn là “best dressed” (người mặc đẹp nhất) tại bữa tiệc underground London Nite, ông được đến London để gặp hai người mình ái mộ: Vivienne Westwood và Malcolm McLaren. McLaren đã giới thiệu Fujiwara với một thể loại nhạc mới đến từ New York –hip-hop . Fujiwara sau đó đã học DJ, trở về Tokyo với một chiếc hộp gồm những bài nhạc hip-hop đầu tiên cho Tokyo;. Ông đã dạy những club cách chà đĩa và cắt các bản thu cùng với đó là sáng lập ra nhóm hip-hop đầu tiên tại Nhật Bản: Tinnie Panx – mở đường cho rap scene tại Nhật Bản. Qua scene hip-hop, ông gặp được những người cùng chí hướng và đồng hành, có thể kể đến Jun “Jonio” Takahashi và Nigo, cùng với đó là thành viên Nhật Bản đầu tiên của Stussy Tribe – một mạng lưới của những bộ óc sáng tạo xoay quanh Shawn Stussy và thương hiệu cùng tên. Từ những sự liên kết này, thời trang đường phố và Americana đã được giao thoa và phát triển:  Fujiwara cùng với Goodenough, Takahashi và yếu tố punk trong Undercover, Nigo cùng thương hiệu lấy cảm hứng từ bộ phim cùng tên A Bathing Ape. 

VINTAGE & REPLICA (1980s & 1990s)

Japanese – Americana, phong cách Mỹ và Ametora đã trở thành một tiêu chuẩn trong văn hóa và thời trang Nhật Bản, cùng một nét độc đáo mới xuất hiện: Vintage. Through the 1980s, những người sưu tầm quần áo đến từ Nhật tại Mỹ, tiêu biểu như Yosuke Otsubo, Koji Kusakabe,… gửi những món hàng cũ và limit đến Nhật Bản đến các cửa hàng bán đồ cổ điển và sau đó chúng đã có mặt ở khắp nơi. Với những chiếc áo khoác và quần jeans có tuổi đời hơn 20 tuổi, người Nhật thực sự đã tìm được kho báu trong nhà kho của người Mỹ. Với họ, quần áo Mỹ cũ không phải là sự nghèo nàn vật chất, mà là một biểu tượng xã hội, kinh tế và tiến bộ. Cùng với các nhánh vintage nhỏ xoay nhanh quần áo quân đội khi những người trung niên trở nên hứng thú với các tạp chí xoay quanh quần áo mà tiêu biểu là Mono – một tạp chí với nội dung chính là quần áo Mỹ cũ và những chiếc áo khoacs quân đội. 

Trào lưu vintage lên đỉnh điểm, các thương hiệu Nhật Bản ra đời, giới thiệu một khái niệm mới với thị trường: vintage replica. Cho đến lúc này, American vintage chỉ có một đường từ Mỹ, chứ không gắn với sự trao đổi quần áo đến từ Nhật. Người Nhật đã học về vintage và kiến thức uyên bác của họ vượt xa so với những người Mỹ vốn không quan tâm đến chủ đề này và tìm cách để khiến nó trở nên vượt trội hơn hẳn. Thương hiệu như Evisu, Warehouse, vàFull Count began đã cải tiến và bán những sản phẩm vintage replica với giá chỉ 1/4, cũng trong năm 1990, the Real McCoy của Kobe tái tạo được một phiên bản gần hoàn hảo của chiếc A-2 flight jacket. 

Ngày nay, Japanese vintage được gắn với sự hoàn mỹ trong replica và trở thành một phần của Japanese Americana, với rất nhiều món đồ được ưa thích đến từ thời kì này.

JAPANESE AMERICANA HIỆN ĐẠI – CÁC MÓN ĐỒ VÀ THƯƠNG HIỆU BẠN CẦN BIẾT

Ngày nay, sự hòa nhập này giữ nguyên bản sắc. Với căn bản là sự học hỏi các yếu tố phương Tây vào quần áo cùng với những nét sơ khai: Take Ivy, thời chiến tranh và chiếm đóng, Harajuku hip-hop scene, etc. Nhưng quan trọng nhất, phong cách này chưa bao giờ là sự copy. Đây chính là văn hóa Nhật Bản thuần túy.

Các món đồ thiết yếu của Japanese – Americana hiện đại: Fleece, Straight-Cut Jeans, Bomber Jacket, Denim Jacket, Layer Vest, Work Boots, High-top sneaker,…

Ảnh: Cửa hàng The Real McCoy tại quận Harajuku, Tokyo.

Chúng ta có thể liệt kê phong cách, món đồ và những thiết kế tạo nên “Japanese Americana”, nhưng sẽ không trọn vẹn nếu không bao gồm những thương hiệu tạo nên phong cách này trong thời hiện đại. Từ những thương hiệu gắn với sự tái tạo phong cách Mỹ hiện đại, kết hợp thời trang của hai miền Mỹ – Nhật Bản, dưới đây là một số thương hiệu tiêu biểu cho Japanese Americana hiện đại:

  1. Beams Plus
  2. Buzz Rickson’s
  3. Kapital
  4. Sugar Cane
  5. The Real McCoy’s
  6. Visvim
Categories
Fashion

BẢO VỆ VIÊN NGUYỄN BẰNG MỌI GIÁ!

Một người có ảnh hưởng đối với bản thân bạn sẽ là người như thế nào?

Trong vô vàn những sự ảnh hưởng và cá nhân, chúng ta có thể tìm được các nhóm tính cách khác nhau, một người ảnh hưởng có thể có tính cách dữ dội, hài hước, trầm lặng hay sôi nổi. Nhưng chúng ta đều có thể công nhận một điều mà những người có ảnh hưởng tích cực đến bản thân chúng ta: Vibe (Rung cảm).

Vibe sẽ là thứ trò chuyện với chúng ta bất chấp ngôn ngữ, tính cách. Ai cũng có thể có good vibe và những cảm hứng tốt. Trong thời trang, vibe cũng có ảnh hưởng lớn đến cách những bộ quần áo được mặc bởi một số người truyền tải đến cộng đồng của họ, cùng với đó là không có ai có vibe hoàn toàn giống nhau. Nam Viên hay còn được biết đến dưới cái tên Viên Nguyễn cũng đang trên hành trình của anh ấy để truyền tải good vibe cho mọi người.

V2X đã có một cuộc phỏng vấn với Nam Viên tại Nirvana Space, Âu Cơ, Hà Nội được thành lập bởi Phương Vũ (@lf.pvnirvana) về bản thân anh, thời trang và cách người Việt Nam ảnh hưởng đến lối ăn mặc của cả văn hóa đại chúng toàn cầu ở Grailed.

Xin chào Viên Nguyễn, cảm ơn bạn đã nhận lời mời phỏng vấn của V2X.

Trước khi giới thiệu về bản thân, bạn có thể cho khán giả của V2X năm từ mô tả bản thân mình được không?

Okay, sẽ có: Funny (Vui nhộn) – Khó tính – Thích thời trang – Wibu – Indecisive (Khó đưa ra quyết định).

Thời trang là một phạm trù thiên nhiều về cảm xúc con người và vì vậy sẽ có muôn hình vạn trạng, vậy tại sao Viên Nguyễn lại khó tính?

Cái này thì, thật ra khó tính ở đây là khó với bản thân nhiều hơn, và cũng là cả với thương hiệu của mình.

Vậy, bạn có thể giới thiệu bản thân mình với độc giả V2X được không?

Xin chào mọi người, mọi người biết đến mình là Vien Nguyen. Tên thật của mình là Nguyễn Nam Viên, mình sinh ra và lớn lên tại Việt Nam cho đến 10 năm trước thì chuyển đi, hiện giờ mình đang sinh sống tại Virginia, Hoa Kỳ. Mọi người biết đến mình như một thành viên đời đầu của những diễn đàn như Vietnamese Fashion Talk, hiện mình cũng đang là moderator của Grailed và có dòng sản phẩm riêng của mình tại Soulvenir – một thương hiệu được thành lập bởi anh Tân Nguyễn. Còn về công việc chính của mình, mình là Kế Toán, có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ.

Thật sự thì tình yêu với quần áo nói chung của bạn bắt đầu từ bao giờ, vì với bản thân em thời trang là một phạm trù rất tương đối?

Chắc là từ lúc còn bé rồi, từ đợt học lớp 3 lớp 4 ở Việt Nam, nói chung là Viên thích điệu, thích ăn mặc đẹp chỉ vì mình thích điều đó. Còn nếu nói về thời trang thì là năm nhất, khi đấy mình thần tượng Kanye West nhất và cũng tìm những món đồ của Maison Margiela, Balenciaga và Givenchy. Nhưng trước khi đi vào thời trang, mình cũng từng là một sneakerhead vào những năm lớp 10 mà đến bây giờ mình vẫn giữ một món đồ từ thời đó, đôi Jordan 3 Black Cement.

Cộng đồng những người yêu thích thời trang ở Việt Nam có lẽ không còn lạ gì với Viên Nguyễn ở Vietnamese Fashion Talk, VSSG hay VFF ( Viet Fashion Fun). Nhưng có lẽ sẽ ít người biết bạn cũng là một moderator của Grailed, bạn có thể nói nhiều hơn về công việc này được không?

Bản thân mình cũng là một thành viên lâu đời ở trên Grailed, nhưng mọi chuyện sẽ bắt đầu giữa tình bạn giữa mình và  Davil Tran khi cả hai gặp nhau ở một buổi triển lãm thời trang lưu trữ tại New York vào năm 2018. Sau đó mình đã gạ Davil bán cho mình chiếc áo da Yohji 6.1 The Men màu cam mà mình vẫn còn mang đến bây giờ. Sau đó Davil đi xe đò từ New York đến nhà mình ở Virginia. Tiếp đến phải kể đến lần cả hai đi anime convention (Hội nghị truyện tranh) cùng nhau, có lẽ đây là lần vui nhất của cả hai và như đã nhắc đến ở trên mình là một wibu. Sau một năm quen nhau và làm bạn thì đến năm 2019 mình được vào văn phòng Grailed gặp gỡ, giao lưu với mọi người để đến 2020 bắt đầu làm việc với Grailed và vẫn hoạt động đến tận bây giờ.

Có một câu chuyện rất vui về Davil là khi Davil khai sinh, bố của anh ấy ghi tên là David, bác sĩ không đọc được ghi nhầm thành Davil và cái tên đó trở thành tên khai sinh luôn.

Gắn bó với quần áo lâu như vậy, có bao giờ bạn nghĩ quần áo đã trở thành một phần cuộc sống của mình chưa?

Cũng chưa hẳn, nó là hobby (thói quen) nhiều hơn. Dù sao thói quen đó cũng đã hơn 10 năm rồi, và quan trọng nhất là mình luôn học hỏi, mỗi lần học hỏi ở một nguồn khác nhau. Mình cũng không phải người hay nghĩ ngợi, chỉ có học, ăn mặc, kiếm tiền. Không bao giờ nghĩ mình sẽ làm Youtube và involve (tham gia) với cộng đồng cũng như theo cách một số người nói là có ảnh hưởng tích cực đến mọi người.

Bạn có nhớ được những thương hiệu đầu tiên ảnh hưởng đến mình và nó có khác gì với những thương hiệu bây giờ không, cũng như cách tất cả chúng liên quan đến nhau và đều là một phần của con người bạn?

Thời gian chủ yếu chỉ là các thương hiệu trượt ván, vì lúc đó cũng khá lâu rồi, những năm 2010 là 12 năm trước. Bao gồm có Obey, Stussy, DC, Volcom hay cao hơn là Stussy, Bape (skate brand). Dunk cũng là 1 phần sở thích. Nhưng bây giờ như mọi người thấy là Raf Simons, Undercover, Balenciaga. Nó có thể coi như là một sự tiến bộ, nhưng những ảnh hưởng ngày xưa vẫn có ảnh hưởng đến cách mình nghĩ về quần áo bây giờ. Mà chính ra bây giờ vẫn vậy, nhưng quan trọng nhất vẫn là khi mình mặc gì đó đẹp và thích mình sẽ up. Mình chưa nghĩ quá sâu về ảnh hưởng của những thứ mình làm, một phần là vì bản thân cũng ngại. Chỉ nghĩ là mặc cái này thì sẽ shit lên mấy đưa hay soi mói mình (cười).

Sắp tới tại Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện ARCHIVISM của Hidden Archive, shoutout đến Kha Nguyen. Với vai trò là một người tham gia, bạn có nhận xét gì về sự kiện này?

Đây là một sự kiện đầu tư rất lớn, về cả thời gian và hình ảnh, mong mọi người đến xem, còn mùng 3 là mình về Mỹ rồi. Nhưng cách văn hóa của Việt Nam chuyển biến có nhiều sự khác biệt với Mỹ. Cộng đồng Việt Nam trước giờ vẫn luôn hướng đến sự học hỏi, còn ở Mỹ thì mọi người theo kiểu: Tôi là nhất nhiều hơn và nó thiên về tính cá nhân nhiều hơn. Nhưng dù gì thì mọi thứ cũng sẽ có 2 mặt, và bản thân mình nghĩ rằng ở Việt Nam sắp tới sẽ có nhiều biến chuyển, có lẽ chỉ cần thêm một chút thời gian

Cảm ơn Viên Nguyễn vì cuộc phỏng vấn với V2X. Một câu hỏi cuối, sắp tới nếu có dự định về Việt Nam, bạn sẽ làm gì? 

Trong 2 đến 3 năm tới mình sẽ về Việt Nam, nhưng nói trước bước không qua nhưng mình sẽ làm nhiều thứ. Những điều tốt nhất.

_

Bài viết và hình ảnh được thực hiện bởi Xuân Lộc (@oddpattern) và Lâm Nguy (@lamnguy).

Credits trong bài viết:

Viên Nguyễn (@vienxnguyen)

Phương Vũ (@lf.pvnirvana)

Nirvana Space (@_nirvanaspace_)

Davil Tran (@btch)

Soulvenir.co (@soulvenir.co) 

Tân Nguyễn (@tanxnguyenn) 

Hidden Archive (@hiddenarchive) 

Categories
Culture Fashion

T-Redx x Hidden Archive: “Sandman” = Tầm nhìn mới của văn hóa Việt Nam

T-Redx trong những năm gần đây đã và đang là một biểu tượng mới của thời trang Việt Nam, hình ảnh và cả một hệ tư tưởng gắn với hình ảnh khủng long tìm được cách định hình lại văn hóa ăn mặc của cả một cộng đồng. Lần này, T-Redx đánh dấu sự trở lại của mình cùng với Hidden Archive – viên ngọc quý của thời trang lưu trữ Việt Nam cho “Sandman”, một bộ sưu tập lấy chủ đề xoay quanh thành phố Las Vegas và nước Mỹ những năm 1950 – 1960, mà theo lịch sử gọi đây là thời kì nước Mỹ chính là thiên đường sống trên mặt đất, nhưng đó là một thiên đường đầy rẫy những mặt trái của hiện thực gắn với nó.

Về Hidden Archive, Hidden Archive là một trong những người tiên phong cho phong trào thời trang lưu trữ tại Việt Nam đồng thời cũng là nguồn thông tin dồi dào về lĩnh vực này mà chúng ta có thể hiểu nếu như không có Hidden Archive, các khái niệm về thời trang lưu trữ và các thương hiệu như: Number(N)ine, Undercover, Raf Simons,… khó có thể có được ấn tượng tại Việt Nam như cách nó đang có. Sự kiện “ARCHIVISM” được tổ chức bởi Hidden Archive cũng có thể được xem như một điểm nhấn của thời trang lưu trữ trong nước nói riêng và thời trang Việt Nam nói chung.

Trong “Sandman”, “khủng long đỏ” và “lưu trữ ngầm” tập trung vào một khái niệm xuất hiện vào những năm 1960: “Giấc mơ Mỹ”. Cái tên Sandman trong văn hóa Châu Âu mở đầu là một nhân vật khiến con người rơi vào giấc ngủ và tạo những giấc mơ đẹp cho họ bằng cacahs rắc lên giấc mơ con người những hạt cát thần. Casino trong thế giới hiện sinh lại là hiện thân của giàu, nghèo, công lý và cả bất công. Bốn tuyến nhân vật được vẽ nên khéo léo gắn với bốn quần bài và bốn hão tưởng cũng chính là nghiệp chướng của con người : The Traveller – Bích – Sự trốn tránh, Titan Gambit – Chuồn hay Nhép – Tiền tài, Young Money – Cơ – Dục Vọng và Old Flame – Rô – Danh vọng.

Sản phẩm cũng tập trung vào tổ hợp màu kinh điển đỏ/ đen/ trắng – Hai gam màu đen và trắng là cuộc đời và máu có thể là màu của jackpot – sự may mắn và cũng có thể là máu, “Sandman” đưa ta đi khám phá các bộ trang phục của hội cờ bạc xứ Vegas. Chiếc Cuban Shirt trong văn hóa thường gắn với hình ảnh những người Mỹ – Latin cũng như dân di cư đi tìm kiếm giấc mơ tại Las Vegas và trở thành một phần của tiểu văn hóa nơi đây mà chúng ta đã từng xem trong những bộ phim như The Sopranos, Scarface… thuật lại những tay mafia từng thống trị hàng tá sòng bạc Vegas trước khi đạo luật RICO ra đời ở Mỹ (đạo luật chống lại những tổ chức bạo lực có tổ chức). Cùng những graphic trong bộ sưu tập là các hình ảnh thường thấy trong sòng bạc như lá bài, con chip, vũ nữ,… tất cả đều tôn lên được câu chuyện chính của bộ sưu tập.

Điểm nhất lớn nhất của bộ sưu tập có lẽ vẫn phải kể đến chiếc varsity jacket của Tred-x với tổ hợp màu chính đỏ đen trắng và phần ống tay bằng da bò. Cùng với phần graphic billboard – một điểm nhất trong văn hóa Mỹ cũng là hình tượng lớn của những giấc mơ và hiện thực tàn khốc, những chiếc billboard cũng xuất hiện tại các Casino như một lời mời chào.

Với chiến dịch quảng bá mini-collection, T-Redx và Hidden Archive đã xây dựng một thước phim ngắn để minh họa rõ ràng hơn những ý niệm của cả hai cho bộ sưu tập. Với một dàn diễn viên đồ sộ gồm Datmaniac, Táo và Minh Lai; chiếc reel vỏn vẹn hai phút là minh chứng rõ ràng nhất cho sự chỉnh chu trong collab thứ hai của T-REDX cũng như sự trở lại ngoạn mục của Hidden Archive sau hai năm vắng bóng để mở màn cho sự kiện ARCHIVISM sắp tới của mình. Đoạn phim ngắn thuật lại từ phong thái cho đến khao khát của những tuyến nhân vật khác nhau qua góc nhìn của The Traveller.

“Sandman” chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao thoa tầm nhìn và những điều tuyệt với luôn song hành trong văn hóa của Việt Nam. Một bên tiên phong của thời trang lưu trữ và một tân tinh của thời trang cho một dự án với cốt lõi là về những giấc mơ của con người. Đây cũng là màn mở đầu cho những điều đáng chờ đợi trong ARCHIVISM: SOCIAL FABRIC sẽ diễn ra vào ngày 12/08 sắp tới.

_

✍️ Xuân Lộc

Categories
Culture Fashion

PINKY RING, KHÔNG CHỈ LÀ NHẪN ĐEO NGÓN ÚT?

Pinky Ring hay nhẫn đeo ở ngón út bắt đầu trở nên phổ biến ở Vương Quốc Anh vào thế kỉ 18 dưới thời nữ hoàng Victoria. Theo truyền thống, những chiến nhẫn loại này thường được khắc gia huy và đeo bởi những người đàn ông Anh Quốc mang dòng dõi quý tộc. Bên cạnh đó, giới đàn ông đương thời cũng ưa chuộng “Pinky Ring” bởi thông điệp “hôn nhân chưa quan trọng” mà nó truyền tải, và phụ nữ đeo nhẫn ngón út cũng thường là những người độc lập và đầy cá tính.

Tại Mỹ, giới mafia người Ý đời đầu mang Pinky Ring như một sự thể hiện uy quyền và mối liên hệ đối với tổ chức, chi tiết dễ nhận thấy trên tay các bố già trong phim Goodfellas hay The Godfather. Hơn thế, giới nghệ sĩ cũng dành rất nhiều sự ưu ái đối với Pinky Ring, từ Elvis Presley trong quá khứ cho đến Diddy hiện tại với những bộ cánh playboy, ngón út của họ chưa bao giờ thiếu đi sự óng ánh. Phần nào đó, Pinky Ring ngày nay mang trên mình yếu tố phong cách nhiều hơn là việc khẳng định địa vị, nhưng nét tinh tế và phá cách vẫn còn đó – vẫn là điểm “ăn tiền” mỗi khi ai đó nhìn thấy chiếc nhẫn của bạn và gợi lên những câu chuyện.

Nhưng làm sao để chọn được một chiếc Pinky Ring hoàn hảo? Những loại nhẫn được dùng để đeo nơi ngón út thường mỏng hơn ở phần thân dưới và càng lên trên thì càng dày, thường hay kết hợp cùng với đá quý bản lớn hoặc được khắc hình trực tiếp lên bề mặt. Từ đó chiếc nhẫn tạo nên một cảm giác “lowkey” nhưng không kém phần tinh tế trên đôi tay người mang.

Một số hình ảnh tham khảo về Pinky Ring:

___

✍️ Thắng

Categories
Fashion

Alex ‘cháy tự do’ cùng DirtyCoins x FreeFire S/S2022: “Sự giao thoa về văn hoá đương đại”

Khái niệm “thời trang” ở Việt Nam đối với nhiều người vẫn mang một khoảng cách nhất định.

Có một điều chắc chắn rằng, nếu bạn là người sáng tạo ra một sản phẩm may mặc, bất kể sản phẩm đó có thuộc phạm trù nào của thời trang: Công sở, thời trang đường phố hay thời trang cao cấp,…  thì mọi việc không chỉ đơn thuần dừng lại ở những sàn diễn, bộ sưu tập hay những món đồ nhỏ lẻ, bạn đang góp phần vào sự định hình văn hoá. 

Thật sự sẽ không phải nếu nói sàn diễn DirtyCoins x Freefire chỉ đơn thuần là sàn diễn thời trang thông thường. DirtyCoins với cộng đồng thời trang Việt Nam luôn là sự cống hiến không ngừng nghỉ từ năm 2017 cho đến thời điểm hiện tại. Đối với những người yêu quần áo nói chung, thời trang đường phố nói riêng cũng như V2X Magazine và độc giả, sàn diễn này là một khởi đầu mới, một góc nhìn mới hay đơn giản chỉ là cơ hội để sở hữu những món đồ mới. Nhưng với một góc nhìn bao quát hơn, sàn diễn DirtyCoins x FreeFire chính là minh chứng cho tầm nhìn, một tầm nhìn dài hạn của thương hiệu cho văn hoá Việt Nam.

V2X Magazine đã có một cuộc phỏng vấn với Alex – Creative Director của DirtyCoins và cũng là nhân tố quan trọng của sự thực hiện hoá những giấc mơ cho thời trang Việt Nam.

Xin chào Alex. Điều đầu tiên, V2X Magazine chúc mừng anh cùng với Dirty Coins đã có một sàn diễn debut cực kì ấn tượng. Cảm ơn anh đã dành thời gian tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

Có lẽ với những nhà thiết kế, cảm xúc đặc biệt nhất của họ sẽ là cảm giác khi sàn diễn của mình vừa kết thúc cùng với những tiếng vỗ tay. Anh có thể gợi lại những cảm xúc của anh sau khi sàn diễn DirtyCoins x FreeFire kết thúc của mình trong một từ được không?

Tiếng vỗ tay từ khán giả khi xem bộ sưu tập DirtyCoins x FreeFire như là một sự ghi nhận công sức của một tập thể DirtyCoins đã cố gắng hết mình trong 2 tháng vừa qua. Để nói về một khoảnh khắc vào thời điểm ngay khi bộ sưu tập kết thúc, Alex có thể gói gọn trong năm từ: 

“ Cần phải cố gắng hơn “. Đây là cảm xúc của mình sau khi sàn diễn kết thúc.

Nếu anh có thể tóm gọn tinh thần của bộ sưu tập trong một từ, đó sẽ là gì?

BST concept runway của DirtyCoins  được trình diễn trên một sân khấu hoành tráng của hãng game made in Việt Nam đình đám Freefire, kết hợp với các rapper Minh Lai, Freaky, Vsplifff là những nghệ sĩ tài năng đã mang lại tinh thần chính của bộ sưu tập : Sự giao thoa về văn hoá đương đại. Một tổng thể hài hoà của sự sáng tạo, âm nhạc và video game. Khó có thể phủ nhận được rằng video game cũng chính là nghệ thuật, và các phạm trù của nghệ thuật có thể kết hợp lại với nhau để tạo thành một tổng thể.

Với bản thân anh, điều gì là nguồn cảm hứng lớn nhất cho bộ sưu tập?

Alex đã dành thời gian ra để hiểu về các trang phục và tinh thần game thủ FreeFire. Sau đó mình đã cùng với các designers trong đội ngũ DirtyCoins lên concept dựa trên các nhân vật của tựa game này kết hợp với hiphop culture đặc trưng của DirtyCoins. Đây là hai nguồn cảm hứng gần như bất tận và đã được DirtyCoins thực hiện một cách trơn tru.

Cảm hứng là một phần. Nhưng có lẽ sẽ luôn có những nhà thiết kế ảnh hưởng nhất định đến bộ sưu tập. Anh có thể chọn ra ba nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất đến sàn diễn lần này?

Có một sự khác biệt cơ bản trong ngôn ngữ thiết kế của bộ sưu tập lần này so với những bộ sưu tập thời trang thông thường: Video game. Nên thay vì tham khảo các nhà mode về thời trang thì Alex đã cùng với các bạn trong team đã tham khảo về các tựa game nổi tiếng như Fortnite, LoL, Overwatch, khai thác những yếu tố trong game và lồng ghép khéo léo vào từng món đồ. Về chất liệu thì mình đã sử dụng những loại chất liệu thịnh hành của năm 2021-2022 như chất phao chần bông, da bóng,…. Cho phù hợp với màu sắc thiết kế của streetwear hiện tại.

DirtyCoins là một thương hiệu “đồng tiền xương máu” khi luôn thể hiện được sự mạnh mẽ táo bạo trong tinh thần của những người trẻ và những người mẫu trong sàn diễn lần này đều mang trong mình tinh thần của thương hiệu. Khi casting người mẫu, anh và thương hiệu có yêu cầu đặc biệt nào không?

Alex sẽ đã lựa chọn model dựa trên sự hài hoà giữa người mặc và trang phục. Do là sự kết hợp và giao thoa về văn hoá nên mình cũng lựa chọn người mẫu có quốc tịch, màu da khác nhau để thể hiện tinh thần đó. Những người mẫu đã tham gia đã mang được tinh thần chiến binh.

Vẻ đẹp trong mắt người nhìn. Cách chọn người mẫu Alex cũng có chút khác biệt, bản thân mình không đưa ra yêu cầu khi casting người mẫu, nhưng những người  được chọn đều có điểm đặc biệt trong mắt của Alex. Và cũng thật may mắn khi bản thân có một ekip luôn luôn hiểu ý và hỗ trợ hết mình.

Sàn diễn của DirtyCoins x FreeFire chính là một cú huých đối với những người nhìn nhận DirtyCoins như một thương hiệu đại chúng, dễ tiếp cận khi nó đã thể hiện được tinh thần của nhà thiết kế. Liệu có cơ hội nào cho giới mộ điệu được thấy nhiều sàn diễn của DirtyCoins hơn trong tương lai?

DirtyCoins vẫn sẽ luôn là một thương hiệu của đại chúng. Alex luôn cân bằng giữa việc lắng nghe cảm nhận sở thích khách hàng để tạo ra những sản phẩm ready to wear cho đại chúng và tinh thần của DirtyCoins luôn mạo hiểm phá cách tạo ra những sản phẩm đặc biệt hơn dành cho fan DirtyCoins, những người yêu thời trang thực thụ. Việc sàn diễn của DC có trở lại hay không thì mình xin không tiết lộ .

Tầm nhìn chính là một điều cốt lõi và quy luật này không ngoại trừ thời trang. Sàn diễn lần này là mình chứng của một tầm nhìn dài hạn cho DirtyCoins. Vậy trong 5 năm tới, anh có thể thấy được DirtyCoins có ảnh hưởng ra sao đến thời trang Việt Nam?

DirtyCoins sẽ không ngừng thay đổi và hoàn thiện bản thân trong thời gian sắp tới. Sự haì lòng của khách hàng, sự yêu mến của khách hàng chính là mục tiêu mà bọn mình hướng đến.

Cảm ơn anh Alex. Để kết thúc buổi phỏng vấn, anh có thể đưa ra ba điều mà anh tâm đắc nhất cho những người trẻ muốn theo đuổi con đường thiết kế thời trang nói riêng và thời trang nói chung được không?

Mình xuất thân từ graphic design, đến với thời trang cũng là cái duyên và ở lại với thời trang là vì sự đam mê, nên thật sự nếu bạn đã muốn làm thì hãy thật sự đam mê với nó.

Hãy bắt đầu từ thứ nhỏ nhất, đơn giản nhất, khi bạn thành thục nó thì cũng là lúc bạn có những nền tảng để làm việc lớn lao. 

Hãy biết ơn những người đã ủng hộ, giúp đỡ mình trong công việc lẫn cuộc sống.

Bài viết được thực hiện bởi @oddpattern

Photographer @idoomythang

Categories
Fashion Life

Xu hướng thời trang nam Xuân Hè 2022

Từ những màu sắc chói lóa đến sự phi giới tính, trở lại về căn bản cùng với những đôi sandals, V2X đã tổng hợp những sàn diễn thời trang cho mùa Xuân Hè 2022, theo đó là các xu hướng đang được ưa chuộng.

 1. Big colors

Từ trái qua phải: Canali, Qasimi, Moschino, Etro, Dolce & Gabbana, Casablanca, Fendi, Dries van Noten, Louis Vuitton, Hermès.

Mùa hè 2022 chính là mùa của thời trang maximal.

Và nếu bạn là một maximalist (người theo trường phái tối ưu), bạn đang gặp may!

Các nhà mốt đảm bảo sự đa dạng trong màu sắc cũng như các kĩ thuật đảm bảo yếu tố “cầu vồng” cho từng món đồ của họ. Dù có là một chiếc áo sơ mi hawaii, cho đến những cá tính sẵn sàng khoác lên mình overcoat vào mùa hè, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội cho riêng mình để thoát khỏi sự đơn điệu

Trong ảnh: J.W Anderson và Louis Vuitton

Dù la Fendi, Casablanca hay Louis Vuitton, các gam màu tựa như được chảy ra từ cầu vồng xuất hiện trên các chiếc áo phông cho đến áo khoác safari chất liêu bằng da. Trong khi họa tiết garish của Italy lại được chính Moschino và Dolce & Gabbana – hai nhà mốt kì cựu của đất nước thuộc vùng Địa Trung Hải tô điểm cho những bộ suit.

Còn nếu bạn không sợ cái nóng của mùa hè tại một nước nhiệt đới như Việt Nam, những chiếc áo len với hai màu đơn sắc hồng cánh sen và vàng đầy tươi mát của Hermes chắc chắn dành cho bạn.

 2. Street Suits

Từ trái qua phải: Hermès, Louis Vuitton, Lanvin, Wales Bonner, Giorgio Armani, Dries van Noten, Dunhill, Ermenegildo Zegna, Fendi, Homme Plissé Issey Miyake, Paul Smith, Wooyoungmi.

Có một sự thay đổi căn bản trong tư duy của các nhà thiết kế trong các năm trở lại đây, đó là thời trang cao cấp hay đường phố đều không bị giới hạn bởi không gian và bối cảnh, chỉ cần nó thích hợp.

Cũng sẽ không bất ngờ nếu như cả những tân tinh hay lão làng của phân khúc thời trang truyền thống cho nam giới đều có những biến tấu riêng của mình cho “Bộ Suit” vào mùa Xuân Hè 2022. Việc lựa chọn? Hãy giữ nó đơn giản với một bộ suit hai mảnh: blazer và quần cho công sở hay đơn giản chỉ là bạn muốn tìm kiếm một sự mới mẻ cho việc ghé qua ghé lại chốn quen. Đừng quên kết hợp với sơ mi hay áo phông theo ý của bạn.

Trong ảnh: Dries Van Noten và Louis Vuitton

Hermès, Dries van Noten hay Tod’s vẫn cho phép người mặc tiếp cận với sự trang trọng trong những bộ ba mảnh theo cách low-key nhất. Còn nếu đã chán những chiếc blazer, shirt jacket sẽ là sự thay thế có phần nhỉnh hơn và xuất hiện khá dày đặc trên cả sàn diễn và ready-to-wear tại Giorgio Armani, Homme Plissé Issey Miyake và Fendi. Hoàn. Toàn. Đáng. Tiền (đây là yếu tố tiên quyết, vì có lẽ chất lượng của những bộ suit nay sẽ đi với giá thành).

 3. Sleeveless, everything

Từ trái qua phải: Rick Owens, Burberry, Courrèges, JW Anderson, Prada, Dolce & Gabbana, Erdem, Etro, Homme Plissé Issey Miyake, Paul Smith, Giorgio Armani

Chúng ta đang sống trong một thời đại tuyệt vời, khi tank-top và sleeveless được phân loại đúng với giá trị tạo hình vốn có của nó: THỜI TRANG CAO CẤP.

Có lẽ sự chuyển mình này một phần lớn cũng nhờ vào Prada và Marni thể hiện tình yêu “điên cuồng” của mình với những chiếc sweater vest trên sàn diễn. Sau đó chúng ta có lẽ đang “nợ” Ricardo Tisci một lời cảm ơn khi Xuân Hè 2022 là nơi để ông phô diễn sự kết nối của mình với những chiếc bắp tay được phô ra, và món đồ nào sẽ là thích hợp nhất cho ý tưởng này? Tank-top, tunic, vest… Burberry của Xuân Hè 2022 chính là giới hạn cực đại của tank-top cho mùa này.

Trong ảnh: Rick Owens và Burberry.

Điểm cộng của xu hướng này? Bạn sẽ muốn tập thể thao nhiều hơn, vì cơ bắp sẽ là vũ khí tối thượng khi kết hợp cùng tank-top.

 4. Sandals season

Từ trái qua phải: Tod’s, JW Anderson, Dior, Qasimi, Dolce & Gabbana, Fendi, Lanvin, Dries van Noten

Tin tốt đây các quý ông, bạn hãy giữ sự thoải mái cho đôi bàn chân của mình. Cảm giác tuyệt vời khi thức dậy vào một sáng mùa hè và xỏ chân vào sandals giờ phù hợp với mọi hoàn cảnh thời trang. Dù có là nằm trên ghế nghỉ ngơi trong nhà, coffee shop hay đi làm những việc bạn cần làm, xu hướng này chính là thứ chúng ta muốn.

Trong ảnh: Kolor và Doublet.

Bạn sẽ nghĩ rằng, động cơ đằng sau xu hướng này là đến từ việc LVMH mua lại Birkenstock.

Nhưng có lẽ, sự đa dạng mới là nguyên do.

Dries van Noten làm bạn cảm thấy ấm áp vừa đủ cho mùa hè với chiếc sandals puffy; Đoàn quân trên runway của Kim Jones cho sàn diễn Dior ai nấy đều mang tất chất liệu cashmere và sandals lấp lánh. Còn nếu bạn muốn sự đơn giản, đừng quên những chiếc sandals chuyên dùng dể lái xe của Tods.

Bài viết thực hiện bởi @oddpattern

Categories
Fashion

Trò chuyện cùng Xuân Lộc: Thời trang lưu trữ và Văn hoá cộng đồng

Xuân Lộc hay @oddpattern là một cậu bạn đầy thú vị với niềm đam mê thời trang lưu trữ (archive fashion), và đồng thời là quán quân cuộc thi viết về thời trang Doseen do Trí Minh Lê phát động. Biết đến Xuân Lộc qua nhóm nhạc Mona Evie, V2X bất ngờ khi khám phá được bộ sưu tập archive fashion hơn 450 món của bạn và cộng sự, và thực sự ngạc nhiên khi biết rằng Lộc thường dùng những món đồ sưu tầm đó đi hỗ trợ các nghệ sĩ trẻ khác trong cộng đồng.

Mới đây V2X đã có dịp gặp mặt Xuân Lộc tại Sài Gòn, cùng bạn khám phá chợ vải Soái Kình Lâm, tìm hiểu cặn kẽ thêm về góc nhìn và niềm đam mê với thời trang của bạn.

Bạn bắt đầu tiếp xúc thời trang như thế nào? Và từ khi nào thì bạn bắt đầu sưu tầm quần áo?

“Chính xác hơn thì mình biết đến quần áo, vì đến giờ mình vẫn chưa hiểu 100% về thời trang. Mình biết và bắt đầu tiếp xúc với văn hoá này nhờ vào Shayne Oliver và Hood By Air cùng với KTZ và Givenchy. Năm đó 15 tuổi, mình thường xuyên truy cập Farfetch và Antonioli để theo dõi các item mới và bộ sưu tập. Đến tận năm 2019, mình mới có thể mua được những món đồ đầu tiên, mà bản thân vẫn còn nhớ: một chiếc áo phông Wales Bonner, quần cargo Dolce Gabbana và áo da Alexander Wang”

Lộc có nhớ hồi 15 tuổi lý do nào khiến bạn chọn truy cập Farfetch và tìm hiểu về quần áo thay vì một sở thích khác không? Niềm đam mê của bạn với quần áo nó đã hình thành và lớn lên như thế nào?

“Cũng khá giống với mọi người vào thời điểm đó, phong trào sneaker có ảnh hưởng rất lớn tới mình. Với bản thân mình, có lẽ Raf Simons Ozweego x Adidas và Bunny Boots của Raf Simons là hai model đưa mình đến với sự tìm hiểu sâu hơn về các thương hiệu thời trang. Trước đây mình luôn nghĩ thời trang là một thứ gì đó xa xỉ, những sàn diễn haute couture trên nền nhạc deep house thì Hood By Air, Raf Simons và KTZ cùng Givenchy đã thay đổi tất cả. Đó là cả một văn hoá rộng lớn và thực sự nhấn mạnh vào sự thể hiện bản thân mình. Rồi kể từ đó, ngoài những giờ đi học về mình sẽ dành ít nhất 2 tiếng chỉ để lướt các runway looks, lookbook của những thương hiệu thời trang Nam giới. Đến bây giờ có lẽ mọi thứ vẫn không thay đổi quá nhiều.”

“No Mundane” ở phần giới thiệu IG (oodpattern) của bạn là gì?

“No Mundane (Vô Trần Tục) là một nhóm collector, bao gồm 2 người: Driscol (1/2) và Odd Pattern (2/2). Ý tưởng ban đầu là tìm kiếm những món đồ hiệu mà bạn chưa bao giờ từng thấy, bất kể nó thuộc phong cách gì. Cũng vì lí do này nên trong collection của No Mundane sẽ bao phủ hầu như toàn bộ các mảng thời trang mọi người có thể nghĩ đến, và rất nhiều món trong này đúng với cái tên Tiếng Việt: “Vô Trần Tục”, những món đồ độc nhất vô nhị, nếu không nói là duy nhất trên thế giới đều ở Việt Nam.

Có thể kể qua một số thương hiệu và thời kì bọn mình đang sưu tầm:

– Thời trang đường phố (Supreme, Stussy, Noah, Palace,…)

– Thời Trang Lưu Trữ (Comme Des Garcons, Issey Miyake, Raf Simons,…)

– Haute Couture thập niên 1950-1980 (Christian Lacroix, Guy Laroche, Christian Dior, YSL)

– Thời trang Nhật Bản: Y2K, Harajuku,.. (Doarat, Undercover, Bape, 20471120, Beauty:Beast,…”

Lộc giới thiệu thêm về Driscol được không?

“Bọn mình là bạn học cùng cấp 3. Driscol là một người hướng nội nhưng có tài năng hội họa, đặc biệt với phong cách hoạt hình và từ chối sử dụng mạng xã hội. Bọn mình đã thành lập No Mundane sau một thời gian mua các món đồ về cùng nhau để tạo nên một bộ sưu tập, có lẽ điều quan trọng nhất đó là sự tin tưởng mà cả hai dành cho nhau từ trước đến giờ.”

Để giải thích về Archive Fashion cho một người mới, Lộc sẽ nói như thế nào? Có lời khuyên hay gợi ý nào cho họ không?

“Archive Fashion là sự sưu tầm các món đồ nổi bật đến từ các thương hiệu thời trang (đặc biệt trong ngữ cảnh thời trang nam giới). Thông thường những món đồ đó sẽ có tuổi đời cao hoặc là một thiết kế đặc biệt, đôi lúc là bao hàm những ý niệm của nó.

Mình nghĩ với lời khuyên cho những người muốn bắt đầu tham gia vào quá trình tìm hiểu sưu tập và vận dụng, sẽ có hai điều quan trọng nhất:

  • Tiền chưa bao giờ là vấn đề với thời trang lưu trữ theo trải nghiệm của mình. Thời trang lưu trữ là sự tìm hiểu và đào sâu, mang nặng tính cộng đồng và giá trị văn hóa. Trên thực tế, trước khi Raf Simons hay Yohji Yamamoto có giá như hiện nay, đó từng là những chiếc sơ mi Rokumeikan Thu Đông 1995 (Yohji Yamamoto)  giá 2.000.000 VND, hay một chiếc Riot Bomber của Raf Simons giá 87$ được bán trên Yoox vào năm 2002. Thời trang lưu trữ là sự tìm kiếm và tìm hiểu.
  • Start small.”

Để một món đồ được xem là archive, thì món đồ đó sẽ hội tụ những tiêu chí gì? Và bạn sẽ định giá món đồ đó như thế nào?

Có ba tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một món đồ có phải lưu trữ hay không, và mỗi nhà sưu tập sẽ đặt một tiêu chí lên cao hơn. Đối với mình, đó là ba tiêu chí lần lượt:

  • Thiết kế (đặc biệt là những thiết kế maximalism, avant-garde)
  • Thương hiệu
  • Kĩ thuật, chất liệu 

Việc định giá những món đồ lưu trữ và một việc cực kì trừu tượng và phần nhiều phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người, cũng như nhà sưu tập. Nhưng với những món đồ và các bộ sưu tập mang tính biểu tượng. Sẽ có năm tiêu chí tiên quyết:

  • Bộ sưu tập của món đồ 
  • Loại quần áo ( Áo khoác, coat sẽ có giá cao hơn áo phông )
  • Thiết kế.

Việc mua bán đồ archive thường diễn ra qua internet, làm sao để chắc rằng mình không mua phải đồ fake?

“Có một ưu điểm của những món đồ lưu trữ, đó là 99% các món đồ lưu trữ không có sản phẩm đạo nhái. Nên việc mình sở hữu những món đồ của Comme Des Garcons Homme Plus, Issey Miyake hay Raf Simons cũng tương đồng với sự đảm bảo gần như tuyệt đối với từng món đồ.

Sở dĩ, việc đảm bảo này không thể tuyệt đối 100% là vì vẫn có một số món đồ mang tính biểu tượng trong phân khúc thời trang lưu trữ vẫn tồn tại sản phẩm đạo nhái, nếu không nói đã từng có một số người trong cộng đồng chi trả đến 9000$ cho một chiếc Issey Miyake Cargo Bomber fake (Thu Đông 1996)”

Có kỉ niệm li kì nào khi bạn sưu tầm quần áo không?

“Li kì với kỉ niệm săn đồ thì có lẽ sẽ là đáng nhớ. Thực tế thì li kì có thể chưa chắc, nhưng tiếc đứt ruột thì nhiều. Bởi vì việc tìm kiếm dù là ở các cửa hàng hay trực tuyến cũng mang tính cạnh tranh cao. Lần đáng nhớ nhất có lẽ sẽ là lần mua lỡ 2 món đồ của Raf Simons, chiếc Nebraska sweatshirt màu đỏ giá 2.000.000 VND và chiếc Poltergeist Parka của Raf Simons giá 2.800.000 VND. Tính ra hai món đồ này cộng lại bây giờ sẽ có giá tổng cộng là 450.000.000 VND…”

Còn outfits Lộc chọn cho photoshoot này, bạn có thể giới thiệu về các món đồ đó được không?

“Cũng không quá phức tạp. Lúc đó trong đầu mình nghĩ hai màu sắc khác nhau: Cơ Bản và Phức Tạp. Outfit đầu tiên gồm có một chiếc áo khoác của Junya Watanabe MAN x Carhartt, Xuân Hè 2018, áo cổ lọ của The Row và quần jeans Levi (Cơ Bản, màu trắng). Outfit sau đó tất cả đều từ Comme Des Garcons

 Homme Plus từ 3 mùa khác nhau:

– Mũ từ Thu Đông 2001 “Looking At A Different World”

– Áo khoác từ Xuân Hè 2021 “Metal Outlaw”

– Áo vest từ Xuân Hè 2018 “Disco”

Chiếc váy xếp li còn lại của Balenciaga dưới thời Demna Gvasalia, Thu Đông 2016. Trong cả hai outfit đều có sự góp mặt của Vans Checkerboard, mình rất thích đi những đôi giày trượt, dù cả đời chưa bao giờ trượt ván.”

Theo Lộc thì điều gì khiến cho một người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn gấp chục lần một món đồ mới, để mua một món đồ lưu trữ?

“Tính độc bản.

Bạn có thể bỏ 13000$ mua một chiếc Rolls Royce Silver Ghost trong năm 1920. Nhưng sẽ không bao giờ có chuyện mức giá đấy giữ nguyên sau một thế kỉ. Những món đồ quần áo lưu trữ cũng vậy, một chiếc giày vây cá của Comme Des Garcons mùa Thu Đông năm 1982 chỉ có retail 20000 yên (~190$), nhưng giờ giá của chúng có thể gấp 20 lần, hoặc ví dụ đơn giản hơn là Riot bomber của Raf Simons. Những món đồ này cũng tương tự các tác phẩm nghệ thuật: khi người sáng tạo ra nó đặt đủ ý niệm, trải qua dấu vết thời gian và gặp một yếu tố tiên quyết là cộng đồng thì việc giá trị của chúng cao hơn những món đồ bình thường là hiển nhiên.”

Khi Lộc mặc những outfit maximalism ra đường, sẽ có người hiếu kì nhìn vào và bình luận, cảm giác hay phản ứng của bạn trong lúc đó sẽ như thế nào?

“Mình vẫn nhớ câu bình luận của @nyjahphong trong bức ảnh của mình và anh @yellowthink:

“Shook These Streets” (Gây náo loạn các con phố đi)

Việc này có lẽ sẽ khá phổ biến nếu như bạn diện một trang phục maximalism ở Việt Nam. Nhưng mình nghĩ điều này thực chất chỉ có lợi, đến cuối cùng mọi thứ bạn mặc vẫn chỉ là quần áo, thứ bạn nhận về khi mặc những trang phục dị biệt so với mọi người là đàm tiếu, có khen có chê nhưng chẳng phải khi mọi người thấy một thứ gì mới mẻ khác với quy chuẩn, họ thường sẽ bàn luận trước hay sao? Nhưng chọn lọc tự nhiên luôn vận hành theo cách chuẩn xác nhất, bạn chỉ cần đảm bảo rằng những thứ đó đúng với thuần phong mỹ tục – cốt lõi của văn hoá và cùng với đó là cái tôi đi kèm sự thoải mái của bản thân được đẩy lên cao nhất trong những trang phục đó, thì những sự bàn tán đó theo thời gian sẽ thành đổi mới trong suy nghĩ”

“Ê thằng này trông thế kia mà men lỳ lắm đấy”

Bên cạnh đó, bạn có thể chia sẻ về việc bạn thường hỗ trợ các nghệ sĩ trẻ khác trong cộng đồng bằng các món đồ mà mình sưu tầm không? Bạn kỳ vọng điều gì ở cộng đồng sáng tạo đang lớn lên không ngừng tại Việt Nam?

Mình hiểu và ý thức được văn hoá cộng đồng

Mỗi nền văn hoá được đúc kết từ hàng ngàn năm và đều mang những bản sắc riêng, rồi dần dần được pha trộn cùng các yếu tố ngoại lại, tạo nên sự đa dạng.

Ở Việt Nam, các văn hoá như hip-hop, rock n roll, punk hay các subcultural khác khi du nhập cũng mang theo các phong cách ăn mặc và tư duy riêng. Nhưng có một sự thật như mình hay nói, muốn gây ấn tượng với người Mỹ, hãy nói cho họ biết về Thuốc Lào. Ăn mặc cũng vậy, mình muốn những gì của Việt Nam có sẽ không thua kém ai, những thứ mà phương Tây thèm muốn: Comme Des Garcons, Issey Miyake, Thesoloist,… và kèm theo đó là những phong cách cực nổi bật, không kém phần trau chuốt mà vẫn sẽ khiến bất kì người phương Tây nào khi nhìn vào thấy được màu sắc trong phong cách ăn mặc của những người khoác các món đồ đó lên.

Muốn làm được, phải gắn với cộng đồng.”

Những ai trong cộng đồng archive fashion Việt Nam mà Lộc có thể giới thiệu thêm cho V2X? Góc nhìn của Lộc về sân chơi này như thế nào?

“Ở cộng đồng thời trang lưu trữ Việt Nam (bao gồm tất cả những người Việt Nam có đóng góp cho cộng đồng), mình dành sự tôn trọng lớn nhất cho 6 người:

  • Anh Tony Long Nguyen (findhid.n, một trong những người đi đầu)
  • Anh Kha Nguyen (Hidden Archive, người đẩy mạnh phong trào ngay tại Việt Nam)
  • Nguyen Dang (Shinesium, người sưu tầm đầu tiên mình biết tới ở Việt Nam)
  • ScreamGaze a.k.a Minh “Kevin” Trần (Peestation, người Việt Nam thú vị nhất)
  • Khang “Dylan” Nguyen (Con.tumacy, người Việt Nam có hiểu biết nhất về văn hóa Y2k/Harajuku Nhật Bản)
  • Bản thân

Hiện nay, thời trang lưu trữ ở Việt Nam vẫn đang dừng lại ở mức chập chững, một cộng đồng và văn hóa mới. Thị giác luôn là một nhu cầu cơ bản của con người, nó không chỉ dừng lại ở những hình ảnh mang tính nghệ thuật cao mà còn tồn tại trực tiếp giữa sự tương tác hình ảnh hàng ngày. Quần áo là một sự tương tác, và mỗi món đồ đặc biệt chính là một loại cảm giác, nên khi cuộc sống con người càng phong phú cũng sẽ đi liền với sự phát triển của thời trang lưu trữ.

Đã 3 năm kể từ sự kiện cuối cùng của archive fashion được diễn ra (Shinesium). Sắp tới No Mundane wardrobe, cùng với trang báo về thời trang This is /not/ a fashion page và cửa hàng Raw Possesions cũng sẽ tổ chức pop-up tại hai miền Nam Bắc.

(Shoutout to Tín Nguyễn và Nguyễn Công Triết)”

Bên cạnh đó, góc nhìn của Lộc về thời trang Việt Nam hiện nay ra sao?

“Với bản thân mình, tất cả mọi thứ thuộc về thời trang của Việt Nam đều trong trạng thái nước rút để theo kịp các văn hóa khác. Các thương hiệu ở Việt Nam đã có sự đa dạng về cả mẫu mã và giá thành. Nhưng mình thường nói về sự nổi bật, và mình tin rằng đó không phải thứ chúng ta có thể chạy đua mà nên là sự kết tinh từ những điều thuộc về riêng mình, trong ngữ cảnh thời trang Việt Nam, có lẽ điều chúng ta nên quan tâm hơn đó là sự kết hợp những văn hóa Việt với các yếu tố phương Tây để tạo sự nổi bật.”

Và câu hỏi cuối cùng, định hướng tiếp theo của Lộc và No Mundane là gì? Nếu được, hãy bật mí cho V2X nhé!

“Dân gian có câu: “Nói trước bước không qua”

Nhưng với những gì đã và đang diễn ra với tốc độ khá ổn định ở thời trang Việt Nam, cũng như những bước đi không ngừng nghỉ của No Mundane, cùng với mình và DRISCOL thì mọi thứ sẽ luôn là một điểm cộng cho cộng đồng nói riêng và văn hoá nói chung.

Cứ đợi đê!”

Bài viết được thực hiện bởi Thắng Dương.

Photos : Lâm Nguy @idoomythang

Categories
Fashion

BINPOS – NGƯỜI VẼ NÊN CÁI ĐẸP TỪ SỰ “TAN VỠ”

THẾ NÀO LÀ TỔ HỢP CỦA “HOANG DẠI – GIÀU & ĐAU KHỔ”? Đó chính là AAH Midnight Club của hiện tại, Binpos (Founder của AAH) đã dùng 3 tính từ trên để gọi tên phong cách cho thương hiệu của anh trong cuộc trò chuyện gần đây với V2X.

Bin Pos, người có thể để lại ấn tượng sâu sắc dù đó là lần “chạm trán” đầu tiên với anh, thế thì điều đặc biệt nào đã tạo nên điều đó?

Trước tiên hãy cùng mổ xẻ những sở thích của anh ấy rồi từ đó chúng ta sẽ giải đáp cho câu hỏi trên!

Bin Pos từng chia sẻ rằng anh ấy thích âm nhạc, phim ảnh và đặc biệt đam mê thời trang. Chính với những sở thích đó anh đã vận dụng tất cả trải nghiệm cảm xúc mà anh có được và tạo nên đứa con tinh thần mang phong cách rất riêng AAH Midnight Club.

Màu của những cũ kỹ, của những vỡ tan để tạo nên cái đẹp rất riêng, và qua lăng kính của mình, Bin Pos đã tạo nên lăng kính này cho người xem của AAH như thế nào?

Nếu những điều anh tạo ra cho brand không hẳn là liên kết với anh ngoài đời, vậy cảm hứng từ đâu để anh xây dựng hình ảnh cho AAH như bây giờ?
“Thường anh sẽ lấy cảm hứng từ cảm xúc riêng, những thứ anh hay nghĩ lướt qua trong đầu, từ phim ảnh và âm nhạc, từ mấy câu chuyện của những người bạn. Anh thích những cảm xúc buồn, cái gì có nhiều cảm xúc, cái gì buồn nó cũng đẹp”.

Có thể thấy hình tượng “BROKEN” là điều đi kèm xuyên suốt trong các bộ sưu tập của AAH? Liệu đây có phải là hình ảnh mà anh muốn định hướng cho brand của mình?

“Mỗi lần broken sẽ là 1 lần thay đổi, nhưng rồi cũng sẽ đến 1 ngày nó phải có hậu hơn, chờ nhé.”

Đã có khi nào anh lo lắng rằng “Phong cách này còn kén người mặc vì chưa được biết đến nhiều”, nếu có anh đã vượt qua mối lo đó như thế nào?

“Anh nghĩ AAH tạo phong cách cho riêng mình hơn là theo đuổi.”

Điều gì đã dẫn đến bước ngoặt thay đổi từ Allabouthim đến phong cách như thời điểm hiện tại?

“8 năm là cả 1 hành trình, AAH và bản thân anh song song nhau, anh không thể nào mà giống 8 năm trước được, là 8 năm của sự phát triển, học hỏi, trao dồi và hình thành con người mình.”

“Midnight club” trong đầu anh nếu được visualize thì nó sẽ có gì?
“Midnight Club theo nghĩa của anh thì anh muốn làm đồ cho các bạn trẻ ngông cuồng nhưng chất chứa nhiều cảm xúc, náo nhiệt nhưng nội tâm, vui vẻ nhưng nhạy cảm, sống vào ban đêm nhiều hơn vì dễ che giấu cảm xúc hơn.”

Hiện tại trên thị trường đã có có khá nhiều local brand ra đời, vậy đến thời điểm hiện tại, AAH có đối thủ cạnh tranh ở VN không?
“Anh nghĩ AAH đã tìm ra con đường và định hướng riêng của mình rồi nên anh cũng không quan tâm lắm, anh chỉ làm việc của mình thôi.”

Anh sẽ làm gì để có thể duy trì cân bằng giữa sự “khác biệt” và sự phổ biến của thương hiệu trong thị trường?
“Vững tâm và mình cứ là chính mình.”

Vừa qua, AAH đã trình làng BST “Already Broken” với sự tham gia của Vegadoom, Huơng Ngô, do đạo diễn Theboy Youlost thực hiện. Chiếc video campaign đã nhận được nhiều sự ủng hộ, khiến người xem thích thú và hào hứng. Tiếp tục cùng lắng nghe những chia sẻ của Bin Pos về dự án thú vị này.

Producer: @lamdaodao
Director: @theboy.youlost
Starring: @vegadoom , @huongngo__
Project Manager: @binpos
Music Producer: @bbbboule
Set Design: @yukiznguyen00
Line Producer: @tan.duozg
Director Of Photography: @lamdaodao
Editor: @lamdaodao
Colorist: @theboy.youlost
Stylist: @binpos
M.U.A: @dangtrivien Team
Assistants: Minh Hien, Tuan Hai, Hai Hung
Photographer: @theboy.youlost
Supporters: @ttrangkittyy , @ymh.10 , @weantodale , @ryansonhoang

Quay lại với Already Broken, có thể nói Video campaign này là sự đầu tư lớn nhất về phần hình ảnh của AAH từ trước đến giờ. Đây có phải là một cú đột phá tiếp theo của AAH?

“Thật ra BST nào anh cũng đầu tư rất nhiều về phần hình ảnh nhưng từ giờ trở đi anh sẽ làm nó một cách chuyên nghiệp hơn.”

Sau khi thực hiện Already Broken, anh ảm thấy thế nào?
“Hạnh phúc và tự hào vì được làm việc với những người anh em, những người giỏi và hiểu mình, support mình hết sức có thể, trân trọng.”

Để chọn điều anh thích nhất trong video, đó là gì? 
“Chắc là cảnh Trường bắt đầu thể hiện cảm xúc rất rõ ở trong Hầm và cũng vì cảnh đó anh đi xem trực tiếp được vì cảnh đó diễn cuối cùng của ngày khi mọi thứ đã đóng máy chỉ còn 2,3 anh em đi quay nên cũng rất lo nhưng Trường thể hiện rất tốt.”

Cuối cùng, anh có thể chia sẻ đôi chút về kế hoạch tiếp theo?
“Cái này anh sẽ giữ bí mật cho mini collection vào cuối tháng 4.”