Categories
Music People

KIDSAI TRƯỞNG THÀNH HƠN SO VỚI NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ

Những chia sẻ riêng tư nhất của kidsai mà bạn sẽ không tìm thấy ở đâu.

Chân thật, thơ ngây và tự do, đó là những ấn tượng đầu tiên của V2X về kidsai – một trong những cái tên nổi bật nhất của thế hệ new wave rapper Việt Nam hiện tại, với hàng triệu lượt stream trên khắp internet qua các bản bản hit như GIAYPHUT, LOVELY hay KIBEEM – trong lần đầu gặp mặt tại studio Zorba, nơi chúng tôi dành hàng giờ trò chuyện và thực hiện bộ ảnh này.

Thật kỳ lạ với những cảm nhận như thế về một rapper, nhưng đó lại là điều tốt! Trong một thế giới tồn tại quá nhiều bản sao, ngày càng nhiều người ưa chạy theo sự “cool ngầu”, và đánh lối tắt bằng việc copy phong cách hay hơn nữa là “chôm identity” (đánh cắp danh tính) của người khác, thì sự thành công của kidsai bằng chính những chất liệu riêng đích thực là bông hoa mọc giữa sa mạc.

Đó cũng chính là lý do mà bài phỏng vấn này ra đời, vén bức màn đưa bạn vào thế giới của chàng rapper có một không hai này!

Ký ức đầu tiên của kidsai là gì?

Chắc là hồi khi còn mẫu giáo, mình đi vào một cái siêu thị và thấy quầy bán đèn bóng. Mình không biết sao lúc ấy lại chạm tay vào cái bóng đèn đó, đâm ra bị bỏng nặng trên ngón tay luôn, lạ một điều là cái đó nhớ rõ lắm, không nhớ được bất kì điều gì trước hay sau khi xảy ra. Nên là cũng khá ảo, kiểu như mình thức thần vào khoảnh khắc đó vậy haha.

Tại sao bạn chọn nghệ danh là “kidsai”?

Cái tên kidsai có nghĩa đen luôn là thằng nhóc sai trái. Mình chọn tên ấy là do khi lớn lên, mình luôn bị mọi người, từ gia đình tới bạn bè đều nói rằng mình có tính cách rất là trẻ con, hậu đậu và không được tin cậy những việc lớn, kiểu như bị xem thường luôn ấy, điều đó cũng khá là ảnh hưởng tới cái mental của mình. Bạn biết kiểu như khi bạn bị người khác đánh giá bạn nhiều tới mức bạn cũng tự cho bản thân là như thế không? Như đánh mất đi cái giá trị của bản thân và không còn yêu bản thân nữa, tự xem thường bản thân là không tốt lên được. Đó là lí do tại sao mình lại đi với cái tên kidsai. Đằng sau cái tên ấy thì nguồn gốc của nó có lẽ là sự tự ti, sự nghi ngờ bản thân và tự đánh giá thấp bản thân. Đôi lúc có vài người nói mấy câu như “ tôi không sai, kidsai” hay là “kidsai never right” nghe cũng hài hước đấy, dù họ không có ý chê mình nhưng câu nói đó nó lại đúng theo cái ý nghĩa của cái tên kidsai.

Trước khi rời Sài Gòn qua Mỹ, cuộc sống của kidsai thế nào? Bạn lúc xưa có chăm học không?

Cuộc sống ở Sài Gòn trước đây của mình khá là bình thường, mình không nhớ có gì đặc sắc lắm, hồi đó mình cũng chỉ là học sinh, cũng đi học, lâu lâu đi net xả stress, đôi lúc đi chơi với bạn vào cuối tuần. Nói thật thì đi học kidsai chán lắm, những kỉ niệm ý nghĩa nhất mà mình nhớ nhất khi còn đi học là được chơi với bạn bè và đi cua gái (haha). Ý là thời đó cái gì cũng đơn giản thôi, giờ lo nhiều việc mới thấy cái đơn giản buồn chán ấy nó lại vui và chill tới nhường nào.

Còn Texas hiện tại thì sao? Ngoài ra, V2X có biết được rằng kidsai chỉ nghe nhạc rap từ khi qua Mỹ sống, tại sao lại như thế nhỉ? Và điều gì đã thúc đẩy bạn bắt đầu làm nhạc?

Texas chán bỏ ra bạn ơi, kiểu buồn chán lắm, nó là thành phố tiệc tùng nếu bạn sống gần trung tâm và là người hướng ngoại. Nếu bạn là hướng nội thì thật sự nơi này không có gì vui cả, nó như là cái sa mạc của thành phố lớn vậy. Mà kidsai cũng nghĩ dù có chán hay không vui gì thì không thể phủ nhận rằng sẽ không có kidsai nếu như mình không đi Mỹ, nó như cái hiệu ứng domino kéo dài từ khi mình cầm cái vé máy bay trên tay.

Giờ ngẫm lại mình là người nghe nhạc rất đa dạng, mình nghe từ cái thể loại như rock, punk, kpop, vpop, vocaloid, jpop nói chung là đủ các thể loại, nhưng lại chưa bao giờ nghe rap, không phải là không thích mà là chưa biết về sự tồn tại của nó. Kidsai phát hiện ra được rap khi mình bấm thử vào các bài nhạc top chart của USA, thế là mình phát hiện ra các bài đang nổi hồi đó như Bad and Boujee của Migos, Black Beetle của Swae Lee, và Dat Stick của Rich Brian. Nếu không lầm thì Rich Brian là nguồn động lực đầu tiên thúc đẩy tôi tự tập tành làm beat, kiểu ngưỡng mộ lắm, và sau đấy là Joji thời Chloe Burbank, Pink Guy (đúng vậy) và cuối cùng là Sailor Moon của lilbootycall, là bài hát đầu tiên thúc đẩy kidsai tự viết lời nhạc và tạo giai điệu. Và cứ thế là kidsai cứ chìm vào cái hố sâu alt rap này và cứ dần nó cũng ra cái gì rồi ấy nhỉ.

Mọi thứ xung quanh kidsai thế nào lúc bạn bắt đầu làm nhạc và đăng lên Internet?

Ừ thì chắc là kidsai cũng không nhớ lắm, nếu phải đoán lại cái cảm giác hồi đấy thì chắc là ngại ngùng và hào hứng, kiểu lần đầu chia sẻ một tác phẩm do chính mình viết ra cho cả cộng đồng internet nghe thì cái suy nghĩ đấy cũng khá là đáng sợ nhỉ? Như đứng trước đám đông hát ấy.

Hình như mình làm nhạc từ 2017 cũng tới tận năm 2019 mới biết được về cộng động rap new wave ở VN. Mình vẫn nhớ về cái khoảng thời gian đó rõ lắm, lúc đấy là do mình bị người khác cướp nhạc đăng vào group rap VN, nên mình mới phát hiện ra nhiều nghệ sĩ new wave khác luôn như Lefthand, Wxrdie, Xolitxi, Wavy và một số nghệ sĩ soundcloud thời đấy. DLG cũng là một trong số đó khi mình nghe được nhạc của một số anh em trong DLG và cũng ngưỡng mộ tư duy âm nhạc của họ, rất là khác biệt so với nhạc đại trà ngoài kia nên mới hỏi thăm quen biết. Kidsai thì nghĩ là mình chẳng biết nhạc gì đâu, cũng không có tư cách gọi là biết nốt nhạc hay bất kì gì hết á, mình chỉ làm ra những bài nhạc và những giai điệu mình thích, làm ra những gì mình thích nghe thôi. Nhưng mà cũng dần dần thì học được nhiều cái lingo trong âm nhạc nên là you never stop learning.

Âm nhạc của bạn đề cao cảm xúc hay kĩ thuật?

Trong âm nhạc của mình thì chắc là cảm xúc thôi, thú thật thì mình đâu có kĩ năng làm nhạc gì đâu, mình chỉ lấy cái cảm xúc của mình rồi viết ra bài nhạc, và chỉ viết giai điệu cho tới khi nào nó nghe hợp lý đối với mình thôi.

Bạn muốn V2X giới thiệu bạn như thế nào – một rapper, một ca sĩ, một nhạc sĩ hay chẳng có giới hạn nào cả?

Mình chắn chắn không phải là một rapper hay một ca sĩ. Mình cảm thấy bản thân chưa tương xứng với những danh xưng đó. Có lẽ kidsai mong được gọi là một nghệ sĩ hơn, nếu sáng tạo là công việc của một nghệ sĩ thì, yeah, tôi là một nghệ sĩ!

Bạn có thường quay vào bên trong bản thân mình để tìm kiếm cảm hứng không? GIAYPHUT, bài nhạc hàng triệu lượt stream đó được tạo ra như thế nào?

Mình không bao giờ viết nhạc theo chủ đề, mình chỉ viết những gì mình nghĩ ra được vào thời điểm đó, và bỏ nó vào bài nhạc thôi, như GIAYPHUT là điển hình trong việc viết nhạc của mình, mình tìm kiếm giai điệu trước, rồi mới viết lời nhạc, đôi lúc mình viết lời nhạc trong vô thức, kiểu như nhưng mẩu chuyện nhỏ có thật trong cái love life của mình, mình viết ra mà không nhận ra đó là mình, chỉ sau khi sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành bài hát rồi mới biết. Flow và melody thì mình không có lời giải thích nào có thể mô tả được, kiểu nó cứ tự tuôn ra thôi, và mình nắm bắt lấy cái giai điệu đấy và hoàn thiện nó hơn thôi. Tư tưởng viết nhạc của mình là mình không viết nhạc theo phong cách của nghệ sĩ khác, kiểu khi đó thì bài nhạc nó chẳng còn cái tính cách của mình nữa, mà chỉ đơn thuần là clone của nghệ sĩ đó.

Khi mà những giai điệu, những ý tưởng âm nhạc trong đầu ngừng tuôn ra nữa, kidsai sẽ làm gì? Ngoài ra, kidsai đang học làm kĩ sư phần mềm phải không?

Nói thật lòng thì, hồi đấy mình sợ lắm, kiểu như “ôi giồi ôi bài này hay quá, sao mà làm bài khác hay được như này nữa, không ai nghe nhạc mình nữa thì mình làm gì.” Hồi ấy thì nghĩ thế, nhưng giờ kiểu mình không quan tâm tới cái gọi là theo đuổi đam mê âm nhạc, mà chỉ đơn thuần làm những gì mình muốn thôi, mình thích làm âm nhạc, cũng thích đi làm hành chính chỉ để kiếm tiền nhiều, và thích tạo ra những thứ trải nghiệm và cảm xúc mới cho người nghe mà họ chưa từng trải qua.

Như mục tiêu của mình chỉ đơn giản là được nghỉ hưu sớm, chăm sóc cho ba mẹ và gia đình để họ không phải lo âu nữa. Đấy cũng là lí do duy nhất tại sao mình muốn học kỹ sư phần mềm, đơn giản là chỉ kiếm tiền thật nhiều, nhiều nguồn tiền để đầu tư thật nhiều vào các thứ khác để sau này mình không cần làm mà vẫn có tiền, không phải lo âu và cho gia đình lo âu nữa. Mình biết tiền bạc là thứ cả đời người tới cuối cũng phải lo nên mình không muốn người thân của mình phải lo lắng về đấy nữa.

Bên cạnh âm nhạc, những mối bận tâm khác của kidsai là gì? Bạn có tài lẻ bí mật nào không?

Chắc lo âu lớn nhất của mình là bạn bè và tiền bạc. Bây giờ mình vẫn còn đang chật vật với việc cân bằng âm nhạc và các mối quan hệ xung quanh mình, kiểu mình đang dần dần không trả lời tin nhắn người khác hơn, có thói quen ghost tin nhắn, thú thật thì nhiều lúc mình dễ bị quá tải bởi những thứ xung quanh đang xảy ra. Mình vẫn đang tập làm quen với lại cái lượng công việc mình phải làm trong âm nhạc và vẫn duy trì những mối quan hệ tốt giữa gia đình, bạn bè và làm ăn.

Ngoài việc đó ra thì mỗi khi mình có thời gian rảnh rỗi thì mình không làm gì hết, kiểu nằm trong phòng không làm gì, không nghĩ gì, đấy là cái thú vui của mình, mỗi ngày đều quá nhiều điều phải lo tới và suy nghĩ, nên những khi mình có cơ hội để được ngồi không và không suy nghĩ gì, thì mình sẽ nắm bắt lấy nó bất cứ mọi khi. Tài lẻ của mình thì chắc là mình có thể “tắt” những tiếng nói bên ngoài, và hoàn toàn trong chế độ “silent mode” luôn. Không nghe không để ý bất cứ điều gì hay người ta nói gì. Khá là xịn khi bạn muốn sự im lặng nhưng không được do ồn ào, mình thì tự bật được chế độ đó luôn nên là đôi lúc mình thấy mình có tài thật.

Có đúng không khi nói rằng bạn không bị ảnh hưởng nhiều bởi người khác hoặc thế giới bên ngoài? Ở cương vị của một nghệ sĩ và một con người hiện diện trên hành tinh này, suy nghĩ của bạn như thế nào về authenticity (tính chân thật)?

Thật ra thì mình vẫn là con người thôi, vẫn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, nhưng mình có điểm đặc biệt là như mình nói bên trên ấy, là do cái “silent mode” của mình đôi lúc nó mạnh quá, nó lại thành cái hại chứ không còn lợi nữa. Có thể nói là mình hơi thờ ơ với lại cảm xúc của người khác hơi nhiều, và mình cũng nhận biết được đó là điều không nên. Về sự authencity của bản thân thì kidsai mong là nhiều người sẽ sống thật hơn, mình không thích những ai lấy danh tính của người khác để làm danh tính cho mình, đấy chỉ là một cái mặt nạ do mình tạo ra để hợp vào cái khuôn mẫu của người khác. Ngoải ra, mình rất tôn trọng những ai mang ra cái cảm xúc thật, suy nghĩ thật của họ, nhưng vẫn đảm bảo sự tôn trọng dành cho người đối diện.

Như mình từng kể với V2X, mình cũng từng xào nấu ý tưởng của người khác và biến nó thành của mình, nói thật lòng thì lúc ấy mình chỉ mới bắt đầu và chưa hình thành được một cái âm thanh riêng cho kidsai, nên mình lấy mọi cảm hứng xung quanh mình để từ từ tập, viết nhạc và dần làm nên những giai điệu mà chỉ có kidsai nghĩ ra được thôi.

Từ góc nhìn của V2X, kidsai có một lượng người hâm mộ tương đối lớn tại Việt Nam hiện nay. Nhìn lại hành trình đó giờ với âm nhạc, cảm xúc bây giờ của kidsai ra sao?

Mình rất là biết ơn, cảm kích vì sự ủng hộ nhiệt tình từ mọi người ở VN. Nhưng cảm xúc lớn nhất mình nghĩ mình có đối với điều này là mình rất là tự hào về bản thân. Nhờ vào âm nhạc, mình học được rất rất là nhiều điều về chính mình, nhờ vào âm nhạc mà nó dẫn mình tới một con đường khác hoàn toàn so với lại ngày xưa. Nên là vui lắm, cảm xúc hiện tại minh có thể mô tả được là vui, biết ơn, ngạc nhiên, không thể tin được mắt mình

Kidsai có chia sẻ gì về sự kiện EMA SHOW cuối tuần mà bạn tổ chức?

EMA là con show tâm đắc nhất và show đầu tiên mình tổ chức để ăn mừng việc mình về Việt Nam và cũng mong muốn là nơi mình có thể debut sự hiện diện của mình trong làn sóng nhạc rap new wave, giao lưu với anh em nghệ sĩ cùng thời và đặc biệt là với cộng đồng khán giả new wave. Thật sự không có họ thì kidsai không là gì và không thể nào có sự hiện diện tới ngày hôm nay được, nên kidsai rất là cảm ơn những ai đã theo dõi những nghệ sĩ new wave này và mong mọi người đã có một thời gian tuyệt vời tại EMA show thứ bảy vừa qua.

_

Hình ảnh và bài viết được thực hiện bởi Lâm Nguy và Thắng Dương.

Stylist: Xuân Lộc & One Nguyễn

Categories
Culture Music People

“HEARTCORE” KHÉP LẠI, NHƯNG NĂNG LƯỢNG THÌ VẪN HỪNG HỰC!

Tối thứ 7 vừa qua, Sài Gòn chứng kiến nguồn năng lượng bùng cháy nổ ra từ sự kiện “Heartcore”, đêm nhạc hiếm hoi hội tụ cả nhạc Rock, Hip-hop và nhạc điện tử chào đón hơn 300 người tham dự. Sự kiện được giới thiệu bởi thương hiệu thời trang AAH Midnight Club và hãng thu âm VNDTOWN.

Nếu bạn là một trong những người có mặt vào tối hôm đó, thì ắt hẳn không thể nào quên không khí cuồng nhiệt đến từ đám đông bên dưới lẫn nghệ sĩ bên trên sân khấu. Tiếng nhạc vang lên cũng là lúc sàn nhảy bắt đầu rung chuyển, những màn trình diễn nhạc điện tử, nhạc Rock và Hip-hop thay nhau dẫn dắt cảm xúc người nghe từ khi bắt đầu đến lúc cao trào chứng kiến những vòng tròn mosh pit xuất hiện. Những con người cuồng nhiệt nhảy một cách hung hãn và va vào nhau như một sự tôn vinh dành cho nhạc Rock, trong khoảnh khắc đó, chúng ta được sống hết mình trong âm nhạc, thời trang và nền văn hoá mình thuộc về.

Categories
Music People

R.I.C – NHỮNG CÂU CHUYỆN TRƯỚC VÀ SAU RAP VIỆT

Trước và sau khi chương trình Rap Việt mùa 1 lên sóng, cái tên R.I.C đối với nhiều người nghe nhạc vẫn còn là một dấu hỏi rất lớn, bởi ngoài nguồn năng lượng bùng nổ “khủng khiếp” mà R.I.C mang lên sân khấu Rap Việt, ta chẳng thể biết gì nhiều hơn về nam rapper kín tiếng đến từ Buôn Mê Thuột này.

Câu chuyện thú vị về R.I.C nên được bắt đầu từ những năm tháng sinh sống tại thành phố cao nguyên đầy nắng và gió, nơi hình thành trong con người anh nguồn năng lượng dồi dào và cá tính độc nhất. Đây cũng là quãng thời gian V2X may mắn được biết đến R.I.C và một phần nào đó cuộc sống cũng như hành trình âm nhạc của anh. Từ đó, bài phỏng vấn này ra đời mang đến góc nhìn cặn kẽ hơn về R.I.C qua chính những chia sẻ riêng tư của nam rapper sau đây:

Hơn một năm kể khi Rap Việt mùa 1 hạ màn, R.I.C mới trở lại và debut với MV “VROOM”. Bạn có thể cho V2X cũng như độc giả thắc mắc tại sao R.I.C đã im hơi lặng tiếng khá lâu như vậy không?

Trong khoảng thời gian vừa qua đúng tôi im hơi lặng tiếng, nhưng bước đi đó không phải là một bước lùi. Tôi chịu chậm một chút nhưng được phát triển những thứ khác cho bản thân. Và đây chỉ là mới bắt đầu, còn nhiều thứ ở trước mắt mà tôi cần phải làm. Tôi luôn đặt ra những giới hạn cho bản thân nhưng đối với âm nhạc thì không, bởi vì chẳng có giới hạn nào cả.

Theo V2X được biết thì R.I.C đã hoạt động nhạc rap từ lâu trước khi “blow up” với Rap Việt, và thành công của R.I.C ở hiện tại chắc chắn là kết quả của chuỗi ngày dùi mài và hoạt động độc lập ở thành phố Buôn Mê Thuột. Bạn có thể chia sẻ đôi chút về cuộc sống trước đó ở thành phố này?

Thực chất mà nói tôi ở Buôn Mê Thuột không phải là một rapper đã hoạt động 7-8 năm, khi biết tin có Rap Việt thì tôi mới bắt đầu nghiêm túc với rap. Tôi có khoảng thời gian về Buôn Mê Thuột sinh sống để ở gần mẹ, mẹ tôi thích sống ở đó.

Với âm nhạc thì tôi tự mình mày mò. Có khoảng thời gian tôi làm hai công việc bartender và DJ cho một quán, trong lúc làm đầu tôi vẫn suy nghĩ ra những câu chữ. Có được thành công như vậy ở Rap Việt mùa 1 là nhờ tôi đã đi theo chính giấc mơ của mình. Trước cả khi biết đến chương trình, tôi từng ngủ nằm mơ suốt một tuần trời thấy mình diễn trước sân khấu hàng chục nghìn người. Và đúng trong năm, giấc mơ thành hiện thực!

Ở Buôn Ma Thuột còn có OG Gangz là một thời trẻ con của tôi. Đặt tên như vậy để những người anh em tôi chơi chung sẽ không mất chất hay phạm sai lầm mà quên đi bản thân mình.

Dưới góc nhìn của V2X, thành phố “Buôn Ma Thuột” giống như một Atlanta của Rap Việt, nơi luôn giới thiệu đến những rapper mang màu sắc độc đáo và khác biệt hẳn so với thị trường nhạc Rap trong nước như SMO, R.I.C hay Dewie. Với bạn thì Buôn Mê Thuột là một thành phố như thế nào? Scene nhạc rap ở đó có bất kỳ triển vọng nào không?

Góc nhìn của tôi thành phố Buôn Mê Thuột không đơn giản chỉ là khí hậu trong lành hay gần rừng núi, mà nó là “cả một bầu trời nguồn năng lượng”. Hiện tại ở đây chưa quá là phát triển về rap, nhưng chắc chắn là nơi sản sinh ra những con người có nguồn năng lượng khác biệt, không chỉ về nhạc mà còn nhiều yếu tố khác làm nên người nghệ sĩ.

Khi nghe nhạc của R.I.C, người ta thường bị ấn tượng bởi nguồn năng lượng dường như vô hạn của bạn. Sinh ra R.I.C đã là một người với nguồn năng lượng dồi dào như thế hay nó có được qua những biến cố hay cách suy nghĩ nào đó của bạn?

Sinh ra tôi không phải là người giàu năng lượng. Tôi hồi đó còn phải nằm trong phòng kính mấy tháng trời, bác sĩ còn nói tôi lớn lên sẽ không được bình thường. Có được năng lượng như ngày hôm nay là tôi đã trải qua những biến cố của của gia đình và xã hội, và cũng nhờ những tác động tiêu cực đó mà tôi đấu tranh và vươn lên. Những chuyện như vậy bắt buộc tôi phải vượt qua từ khi mới 16 tuổi. Nó cũng là nguồn cảm hứng mạnh để tôi làm những điều điên rồ.

Bạn có lo lắng rằng một ngày nào đó nguồn năng lượng của mình sẽ cạn dần không?

Lo lắng thì tôi không lo lắng, tôi sẽ duy trì nó cho đến lúc tôi già yếu.

R.I.C có thể chia sẻ đôi chút về MV “VROOM” mới ra mắt? Thông điệp nào mà bạn muốn truyền tải qua sản phẩm lần này?

Thông điệp của MV “VROOM” mà tôi muốn truyền tải, không chỉ nói về điều mạnh mẽ của bản thân hay những nguồn năng lượng, mà nó còn đề cập những thứ mà bản thân mình cần phải giải quyết và đối mặt trong từng giai đoạn, không lẫn tránh hay làm mình bị yếu đi. Hành trình thực hiện MV cũng phát sinh những trục trặc, đó cũng là một loại thử thách mà chúng tôi luôn phải vượt qua.

Lựa chọn Drill là màu sắc âm nhạc chủ đạo trong MV rất phù hợp với chất giọng đặc trưng của R.I.C. Trong tương lai, Drill có phải là màu sắc chính của R.I.C hay bạn sẽ thử nghiệm thêm nhiều thể loại khác?

Đúng là Drill tôi dùng nó cho sản phẩm MV đầu tay, vì nó không chỉ hợp với chất giọng mà còn hợp với nhiều yếu tố khác. Nhưng tôi sẽ không chơi Drill cho hết hành trình này. Cá nhân tôi muốn thử sức nhiều thể loại khác nhau, nên mọi người hãy đón chờ EP tiếp theo của tôi.

Quá trình làm việc với Tlinh để hoàn thành “VROOM” thì sao? Cảm nhận của bạn về cô gái này như thế nào?

Chúng tôi không gặp nhau trực tiếp lúc tạo ra “VROOM”, chúng tôi làm việc qua mạng. Tôi hoàn thành cái khung trước và nhắn cho Tlinh. Cô ấy khiến tôi ấn tượng ngay từ phản hồi đầu tiên, dường như Tlinh đã biết luôn cần phải làm gì cho ra trò. Đó là điểm cộng rất lớn khi chúng tôi làm việc với nhau.

Sau MV này, dự định tiếp theo của R.I.C là gì? Nếu được, hay chia sẻ đôi chút với V2X Magazine nhé!

MV “VROOM” là sản phẩm mở đầu khi tôi bước vào cuộc chơi này. Vì chỉ là mở đầu nên chưa nói lên được điều gì, các bạn hãy sẵn sàng cho những sản phẩm tiếp theo của R.I.C trong thời gian sắp tới!

__

Photo: Nhi Ngờ & 95G Team

Stylist: Louis Hà & Fuji

Photo edit: One Nguyen

Bài viết: Thắng

Categories
Culture People

RECAP “VAPCUCDA” BALLROOM: MỘT ĐÊM HOANG DẠI

Cộng đồng LGBTQ+ đã có một đêm ngất ngây tại sự kiện Ball Competition đêm ngày 18.06.

Nhằm hưởng ứng “Tháng Tự Hào” và tôn vinh các khía cạnh văn hoá nghệ thuật trong cộng đồng LGBTQ+, V2X Magazine đã bắt tay cùng VAPCUCDA – một tập thể sáng tạo đa ngành chuyên thực hiện các sự kiện âm nhạc và nghệ thuật tập trung vào cộng đồng LGBTQ+ và giới trẻ Việt Nam, để giới thiệu sự kiện “Ball Competition”. Các hạng mục thi đấu trong chương trình gồm Baby Vogue Battle, Best Drag, Runway xen kẽ với các DJ set đến từ dàn DJ line-up LGBTQ+ có một không hai.

Với hơn 600 người tham dự, sự kiện “Ball Competition” đã diễn ra náo nhiệt trong sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng LGBTQ+. Suốt các phần thi Baby Vogue Battle, Best Drag, Runway, thí sinh tham gia đã xuất hiện trong những bộ cánh lộng lẫy nhất và chiêu đãi người xem bằng những tiết mục quyến rũ, táo bạo, hoang dại mà khó ai có thể tưởng tượng nổi. Phía dưới sân khấu là sàn nhảy được lấp kín bởi những người có mặt tại sự kiện, âm nhạc siêu hạng kết hợp cùng ánh sáng huyền ảo đã dìu dắt những bước nhảy trở nên thanh thoát và “tự nhiên” hơn bao giờ hết. Cao trào đến khi khúc hát “Bê đê thì sao, cũng là con người” vang lên từ DJ booth của Tizone, khiến cả ballroom nổ tung trong tiếng reo hò và tiếng hát đồng thanh của những “linh hồn” chung tần số.

Trong đám đông, V2X bắt gặp được những gương mặt quen thuộc như rapper Suboi, siêu mẫu Minh Tú, Gãy Collective cũng có mặt tại sự kiện và hoà trong không khí lễ hội của cộng đồng LGBTQ+ . Trò chuyện cùng một raver lâu năm tại Sài Gòn, anh chia sẻ:

“Lâu lắm rồi mới có một trải nghiệm điên cuồng đến như vậy!”

Categories
Culture Music People

“THÁNG TỰ HÀO”: GẶP GỠ 6 NHÂN VẬT ĐẾN TỪ CỘNG ĐỒNG LGBTQ+ VIỆT NAM

V2X Magazine bắt tay cùng VAPCUCDA để mang đến góc nhìn cận cảnh về những cá nhân nổi bật trong cộng đồng LGBTQ+.

Lịch sử của Pride Month hay “Tháng Tự Hào” đã được hun đúc bởi những thử thách và khó khăn mà cộng đồng LGBTQ+ phải đối mặt, kết hợp cùng sự kiên cường của những cá nhân có tư tưởng đột phá trong cộng đồng, đã dũng cảm đấu tranh cho sự bình đẳng đến ngày hôm nay. “Pride” là sự tôn vinh giá trị và phẩm giá bản thân của mỗi người trong cộng đồng LGBTQ+, đồng thời khuyến khích sự bình đẳng, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan trong cộng đồng, để cùng nhau hướng đến một thế giới tươi đẹp, nơi mỗi con người đều tự hào về chính bản thân và giới tính của mình.

Hưởng ứng “Tháng Tự Hào”, V2X Magazine đã bắt tay cùng với VAPCUCDA, một tập thể sáng tạo đa ngành chuyên thực hiện các sự kiện âm nhạc và nghệ thuật tập trung vào cộng đồng LGBTQ+ và giới trẻ Việt Nam, để giới thiệu sự kiện “Ball Competition” vào ngày 18/06 (tại TP.HCM) và mang đến góc nhìn cận cảnh về những cá nhân nổi bật trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật đến từ cộng đồng LGBTQ+.


@prinz.x.illusion – “Sinh ra không giống chuẩn mực xã hội … thì đã sao?”

Prinz phá vỡ mọi rào cản về giới tính và tôn vinh sự đa dạng. Nghệ thuật Drag đã giúp Prinz tạo dựng tiếng nói cho bản thân mình và những bạn trẻ khác. Với kinh nghiệm hơn 6 năm làm nghệ sĩ, vũ công, waacker và trình diễn nghệ thuật drag, Prinz đã thắng nhiều cuộc thi lớn và đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng queer Việt.

Founder và là “má mì” của House of Illusion và sự kiện Quỷ Giới, Prinz đồng thời host nhiều chương trình Drag với phong cách rất tự nhiên và “bỉ bựa” của mình. Bên cạnh đó, Prinz Illusion sẽ là người dẫn dắt cho “Ball Competition” ngày 18/06 diễn ra thật trơn tru, thú dzị và cũng là người chanting cho các trận Runway, Dance battle bốc lửa 🔥

@kininnapkin – “Vẻ ngoài của mình hiền lành nhưng âm nhạc của mình thì chưa chắc đâu nhé.”

Kin hiện tại đang là Resident DJ của The Observatory và Gender Funk. Từ cách tiếp cận đến những set nhạc của Kin đều rất gợi cảm và không ngừng phát triển. Thông qua sự cẩn thận chọn lọc của mình, @kininnapkin đã tạo ra một thể loại âm thanh có thể xoá tan những khoảng cách giữa thể chất và cảm xúc. Kin sẽ từ từ thả những vũ khí bí mật và làm thư giãn sàn nhảy của mình cùng lúc nâng cao nhận thức và lan toả âm thanh riêng biệt đến từng ngóc ngách của các buổi tiệc với tần số kĩ thuật tinh vi. Sàn nhảy của Kin cũng có thể thường xuyên được gây ngạc nhiên bởi những điệu nhạc disco và những “món ngon” bất ngờ khác…
Với kĩ năng đó của mình , Kin là một sự hứa hẹn mà team @vapcucda.sg sẽ mang lại cho chúng ta vào bữa tiệc linh đình diễn ra ngày 18/6 tới đây. Bạn đã sẵn sàng chưa?

@tuongdanh – Một người trẻ hoài cổ

Tường Danh đang học tập tại Việt Nam Fashion Academy về chuyện ngành thiết kế thời trang sau hơn 10 năm với kinh nghiệm stylist và tiếp xúc với thời trang, Tường Danh chia sẻ mong muốn sẽ nghiên cứu , phát triển và lưu truyền văn hoá áo dài Việt Nam trong lương lai

Với năng lượng tích cực Tường Danh luôn hi vọng với những công việc và cố gắng của mình, Danh sẽ mang đến được cho những người xung quanh, những người trẻ đang cố gắng ngoài kia như Danh nguồn động lực và cảm hứng không giới hạn.

@phat.paris – “I wasn’t born to be a Queen, i was a Pawn that worked to be a Queen”

Là một người mẫu đôc lập và một Drag Queen đến từ Haus of Valentien. Phát Paris mới sinh sống và làm việc tại Saigon được 5 năm.

Từ nhỏ suốt khoảng thời gian sinh sống ở quê nhà, Phát đi đâu làm gì cũng một mình, bị ngại tiếp xúc với mọi người. . Cũng không biết gì về thế giới bên ngoài nhưng thứ hay ho mới mẻ. Sau này tốt nghiệp cấp 3, Phát được tiếp cận nghệ thuật thời trang và sân khấu nên từ đó mới bắt đầu vừa làm vừa học và vừa tìm kiếm đam mê trong nghệ thuật.

Phát đang làm người mẫu ảnh , đang trong quá trình dần tìm hiểu và định hình phong cách của chính bản thân mình.

Hồ Kim – “Dù là ai thì mình cũng khát khao được cống hiến…”

Nguyễn Hồ Kim Long là cái tên ba mẹ đặt cho Hồ Kim – tên gọi khi chuyển giới và Lolita là nhân vật mà Hồ Kim hóa thân khi là một Drag Queen.

Dù là tên gọi nào đi chăng nữa thì Hồ Kim chia sẻ “mình đều yếu mếm và khao khát được cống hiến hết mình cho nghệ thuật”.

Công việc chính hiện tại của Hồ Kim là mang nghệ thuật chuyển động đến gần hơn với số đông đại chúng. Mong rằng mọi người sẽ ngày càng yêu thích nghệ thuật và tìm thấy được người nghệ sĩ bên trong cô.

Lộ Lộ – Thánh Lô tô đến từ Kiên Giang

Lộ Lộ được biết đến là người đã làm “sống dậy” văn hoá Lô tô, hiện đang là trưởng nhóm lô tô Tân Thời.

Lộ Lộ còn xuất hiện qua nhiều chương trình như: Thách Thức Danh Hài, Người Bí Ẩn, Chuông Vàng Vọng Cổ,… Với đam mê ca hát, Lộ Lộ quyết định học thanh nhạc chuyên nghiệp, và phát triển sự nghiệp ca hát. Sau khi tham gia phim Lô Tô, Lộ Lộ đã yêu và quyết định theo lô tô.

Và cũng đừng quên chúng ta có hẹn vào thứ Bảy ngày 18/06 tại sự kiện “BALL COMPETITION” với các hạng mục thi đấu bao gồm: Baby Vogue Battle, Best Drag, Runway và dàn DJ line-up có một không hai:

@nyjahphong
@jokesoundz
@huydonist
@tizonebui
@ryansonhoang
@kininnapkin

———
18.06.2022
8PM – 4AM
ARCAN – 236/29/2H Điện Biên Phủ, 17, Bình Thạnh
Mua vé tại cổng: 150.000VND

Thông tin chi tiết về sự kiện, xem tại: @vapcucda.sg.

Nội dung đồng hành cùng @josecuervo_vn

Categories
People

Keo – “Độc Lập – Tự Do – Hỗn Loạn”

Trong quá trình khởi nghiệp với V2X, mình có cơ duyên kết nối với một số bạn Fashion Editor sinh sống và hoạt động tại Cần Thơ trong quá trình tìm kiếm Editor cho tạp chí. Khi gặp gỡ rồi thì càng nhận thấy rằng các bạn là những người có nhiều sức trẻ, đam mê cũng như nhiều sự tò mò, mong muốn học hỏi, có thể chính điều đó đã dẫn dắt bọn mình quen biết nhau

Thời điểm ấy thật ra mình chỉ đang liên hệ qua 1 editor, nhưng khi gặp mặt bên ngoài thì bạn này có đi cùng 2 người bạn khác, và trong đó có Phương Vũ aka Keo

“mình được lời mời từ Mello để làm 1 kênh Mag. Mặc dù không phải chuyên môn nhưng vì bản chất tò mò và muốn trải nghiệm nên mình đã quyết định gia nhập, sau khi đc tiếp xúc và trải nghiệm với mọi người ở V2X mình khá choáng về nguồn kiến thức và tầm nhìn của mọi người ở nơi đây, ban đầu mình cũng khá tự ti nhưng dần về sau nó là nguồn sức mạnh để giúp mình phát triển hơn, góc nhìn cuộc sống của mình cũng được thay đổi về sau” – Keo kể lại.

Là những bạn trẻ đến từ cần thơ, yêu thích thời trang và nghệ thuật, văn hoá, và từ trước chỉ được theo dõi nội dung này qua mạng. Họ có một động lực rất lớn, để tìm hiểu và học hỏi. Tuy rằng còn trẻ và chưa có được tiếp xúc hoặc trải nghiệm nhiều, họ đã dũng cảm nắm bắt lấy cơ hội, đi theo dự án một thời gian để phát triển bản thân.

“Khi được nghe về những dự án đầu tiên và thông điệp V2X muốn truyền tải về lifestyle, thời trang, âm nhạc… và mỗi khía cạnh khác nhau của con người mình cảm thấy được học hỏi và chia sẻ đó là điều mình cảm thấy được kết nối” – Keo

Mặc dù khi lần đầu tiên gặp Keo, mình cảm thấy bạn này trong ba bạn là người còn ít trải nghiệm nhất để có thể làm việc với dự án mình. Nhưng mình cảm thấy bạn này có một sự tinh thần đột phá và năng lượng khá thú vị. Năng lượng đó đã tạo một nguồn động lực cho mình, khi ấy mình biết vì những người trẻ như Keo chính lý do vì sao mình muốn xây dựng dự án này. Một nền tảng để cho các bạn trẻ có sự ham muốn học hỏi phát triển có cơ hội tham gia về tìm đến bản thân mình. Đồng thời là một nơi cho những người ngoài cuộc hoặc cảm thấy bị tách biệt bởi thế giới truyền thông.

Mặc dù không hợp tác được trong công việc, mình vẫn muốn tạo cơ hội cho bạn ấy trải nghiệm và tìm kiếm con đường của mình. Hỗ trợ công việc cá nhân hoặc tìm kiếm những công việc khác phù hợp với khả năng để phát triển. Điều đó luôn đã là kim chỉ nam – một mục đích ưu tiên mình dành cho dự án này. Vì những người trẻ và văn hoá cho những người dam mê nghệ thuật vẫn đang bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan.

Sau khoảng một thời gian lâu anh em không gặp nhau. Bỗng nhiên một ngày nào đó, vô tình gặp Keo tại một quán rượu khi đang ngồi họp với team V2X. Keo suất hiện và khoe tấm ngực bạn vừa xăm. Trên ngực xăm chữ V2X bị trói bởi một dây xích kèm một đầu sọ.

Tại thời điểm đó mình khá là shock, quá bất ngờ sự kiện này nên mình đã phản ứng “em có bị khùng không?”. Mình không ngờ được là bạn đã thật sự xăm hình đó lên ngực và từ đó luôn đặt ra câu hỏi tại sao?

Nhưng cuối cùng đón nhận nó với một sự cảm động và sảng khoái. “Quá ghê em ơi”

“Đối với mình V2X như một chiếc chìa khoá lớn nó giúp mình thay đổi cách suy nghĩ và mở ra được một lối đi mới mẻ hơn cho bản thân, được kết nối với những người mình có thể noi theo và học hỏi, bấy nhiêu đó thôi nhưng cũng tạo được cho mình động lực để xăm hình V2X” – Keo chia sẻ

Sự kiện này làm mình suy nghĩ và cảm nhận trong một thời gian rất dài, và có thể nó vẫn còn tới ngày hôm nay. Nhưng thật sự là tích cực, thậm chí còn là một áp lực biến thành động lực, để phát triển dự án này tới cùng. Mình nghĩ nó luôn là một biểu tượng cho những gì mình muốn thành công và đạt được từ dự án này với những anh em trong nhà.

“một trái tim là không đủ để thể tình cảm mình dành cho nơi mà mình xem là gia đình, Đối với mình hình xăm này là động lực, sức mạnh giúp mình cảm thấy tự tin hơn mỗi khi nhìn vào nó” – Keo

Mình luôn nghĩ về Gen Z và sự đặc biệt và khác lạ của thế hệ này và còn mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về nội tâm của các bạn. Mình thấy các bạn sinh ra lớn lên ở một môi trường đầy đủ điều kiện và cơ hội. Lựa chọn có rất nhiều hay thậm chí là mênh mông không kể hết. Các bạn tiếp cận với nhiều thứ rất sớm. Thậm chí phải nói là các bạn rất giỏi so với thế hệ millennial của mình khi bọn mình còn trong độ tuổi đó của các bạn. Nhưng tuy vậy các bạn vẫn có một nỗi lo sợ, hoặc thử thách gì đó làm bạn ngăn cản trong nội tâm. Điều đó làm mình rất tò mò, và Keo trả lời:

“Đứng ở góc nhìn của thế hệ Gen Z mình thấy chúng ta được hưởng nhiều quyền lợi từ kinh nghiệm của những anh chị đi trước, được sống trong thời kỳ mạng xã hội 4.0 phần lớn giúp chúng ta dễ dàng hơn trong cuộc sống. Nhưng sống trong một thế hệ mà trình độ ngày một cao thì sự cạnh tranh là không thể thiếu, chúng ta vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là bạn đồng hành cùng nhau trong những hành trình kế tiếp”

Có thể sinh ra lớn lên tại một thế kỷ của quá nhiều điều kiện cũng là một thứ làm cho mình bị ngợp? Hoặc đem lại sự chật chội trong xã hội? Vì ai cũng có thể và ai cũng muốn? Vậy thế hệ này sẽ tiếp cận với tình huống này như thế nào, và tại vị trí V2X mình có thể trợ giúp các bằng những thứ gì? Một lời khuyên từ bản thân Keo chính là..

“Vì vậy điều mình muốn chia sẻ nhất với mỗi người là hãy làm những việc mình thích tìm kiếm đam mê, sở thích riêng và từ đó tìm cách để giúp nó phát triển hơn từng ngày.”

…là cứ đi con đường riêng của mình và trải nghiệm, không sợ thất bại và thử thách. Mình có thể bổ xung thêm là cuộc sống là một quá trình học hỏi, sai lầm hoặc sơ xót là phần không thể thiếu của việc học hỏi và phát triển. Không có gì có thể làm mình tự ti hơn trừ khi mình bỏ cuộc và không tiến tiếp với nó để tiếp tục ngã rồi lại đứng lên? Phải Không?

Vì vậy V2X (Vision To Explore/  Khám Phá Tầm Nhìn)  muốn trở thành một nền tảng cho các bạn giao luu, phát triển, khám phá và học hỏi. Với sự Độc Lập, Tự Do, nhưng mà “Hỗn Loạn” để có thể phá mình ra khỏi những khuôn khổ của xã hội và lịch sử. Tìm kiếm chất riêng của mình và gắn kết “Toàn Dân Đoàn Kết Xây Dựng Đời Sống Văn Hoá”

  • Mino Nguyen
Categories
People

ĐỘC QUYỀN: MỸ ANH CHIA SẺ GÌ VỀ VIỆC BIỂU DIỄN Ở FESTIVAL HEAD IN THE CLOUDS?

Cũng như những người hâm mộ và yêu mến Mỹ Anh, khi nhận được tin cô nàng có mặt trong line-up của Head In The Clouds Festival được tổ chức bởi 88rising tại Mỹ vào tháng 11 tới (xem bài viết trước đó ở cuối bài viết), V2X rất tự hào và cũng rất tò mò về cảm nhận và sự chuẩn bị của Mỹ Anh cho chương trình đình đám này. Cùng xem qua bài phỏng vấn của Mỹ Anh và cùng ủng hộ cho nàng ca sĩ tài năng này nhé.

Xin chào Mỹ Anh, chúc mừng bạn với sự góp mặt trong Head In The Clouds Festival sắp tới đây. Đây có phải là lần đầu tiên bạn biểu diễn tại một festival ở nước ngoài? Vậy cảm giác của bạn hiện giờ như thế nào khi được đứng chung với những nghệ sĩ như Joji, Niki và Cl.., ?

Đúng vậy, đây chính là lần đầu tiên Mỹ Anh có cơ hội được biểu diễn trên 1 sân khấu như vậy ở nước ngoài. Thật sự mình rất rất vui và hồi hộp, dù bây giờ đã là 2 tháng kể từ khi biết tin nhưng mình vẫn luôn cảm thấy mọi thứ như không thật ấy (cười)

Bọn mình có theo dõi trước đó Mỹ Anh đã có một sản phẩm cover trên kênh của 88rising. Cơ duyên nào đã mang bạn đến với những lần hợp tác này?

Thật ra 88rising đã liên hệ tới Mỹ Anh từ trước đó khá lâu rồi, mình và phía 88rising đã có lên kế hoạch làm cùng một vài sản phẩm với nhau nhưng chưa kịp thực hiện do dịch, ngay sau khi 88rising đăng tải phần cover “distance” thì anh Sean (Founder của 88rising) đã trực tiếp ngỏ lời mời Mỹ Anh trình diễn luôn tại HITC, lúc đó mình suýt đánh rơi điện thoại luôn vì shock ấy haha

Bạn có ngờ được cơ hội này sẽ đến? Buổi diễn này có phải là một điều nằm trong kế hoạch phát triển của Mỹ Anh?

Mình đã cực kỳ bất ngờ, dù 88rising đã luôn là thứ Mỹ Anh chỉ dám mơ tới trước đây thôi ý. Mình đã từng dự định và “mơ” rằng có thể 10 năm nữa biết đâu có cơ hội được biểu diễn cùng với 88Rising, và không ngờ nó đã tới sớm hơn như vậy. 

Bạn chuẩn bị cho chuyến lưu diễn lần này như thế nào? Bạn hãy chia sẻ về nó và những khó khăn trong quá trình chuẩn bị.

Kể từ khi nhận được lời mời, Mỹ Anh đã lập tức dành thời gian để luyện tập cũng như cải thiện các kỹ năng của bản thân. Mình dành nhiều thời gian để luyện thanh, phối khí và làm các tiết mục đặc biệt cho riêng HITC. Hiện tại thì chưa có nhiều khó khăn, vì chỉ riêng cơ hội Mỹ Anh đang có được này thôi cũng đủ là động lực rất lớn để Mỹ Anh cố gắng làm hết sức mình rồi.

V2X thấy bạn và Phương Vũ từ Antiantiart có chuẩn bị một buổi shooting, buổi shoot này có nằm trong phần chuẩn bị nào cho buổi diễn sắp tới của bạn không?

Bí mật sẽ được bật mí sớm thôi (cười) 

Chắc hẳn cũng như khán giả, gia đình cũng đang rất tự hào về bạn, gia đình có cùng đi để cổ vũ Mỹ Anh không? Trong ekip, ai sẽ đồng hành cùng bạn cho buổi diễn?

Vì dịch bệnh nên Mỹ Anh sẽ đi một mình thôi, nhưng chị gái của Mỹ Anh cũng ở LA nên sẽ hỗ trợ Mỹ Anh phần nào. 

Ngoài biểu diễn, bạn có dự định trải nghiệm gì khác trong thời gian ở Mỹ?

Chắc chắn rồi, Mỹ Anh sẽ cố gắng tận dụng cơ hội hết mức có thể để giao lưu và trau dồi với những nghệ sĩ và cộng đồng những người làm nhạc ở đó.

Bạn ngưỡng mộ nghệ sĩ nào nhât? Nếu được gửi một lời nhắn tới nghệ sĩ đó trước khi gặp mặt bạn sẽ nói gì?

Mỹ Anh ngưỡng mộ tất cả các nghệ sĩ sẽ tham gia luôn ấy, khó để chọn quá. Nhưng nếu được gặp và chụp 1 tấm ảnh với DPR Ian thì Mỹ Anh sẽ ngất mất..

Buổi biểu diễn này chắc hẳn là một cột mốc quan trọng với Mỹ Anh, sau đó, Mỹ Anh đã có những dự tính xa hơn để phát triển và đưa âm nhạc mình đến nước ngoài?

Mỹ Anh xin phép giữ kín những dự tính này nha, nhưng dự tính thì đã có rồi nè

Và cuối cùng Mỹ Anh có tiết lộ gì cho khán giả đang mong đợi về buổi biểu diễn sắp tới?

Mỹ Anh sẽ đem đến rất nhiều bất ngờ cả về âm nhạc lẫn hình ảnh của mình, mọi người hãy cùng đón chờ và ủng hộ Mỹ Anh nha!

Cám ơn Mỹ Anh rất nhiều. Chúc cho buổi biểu diễn của bạn sẽ thật thành công và vươn xa. V2X cùng mọi người sẽ luôn chờ đợi và ủng hộ bạn.

Categories
People

SQUID GAME: CHÚNG TA BỊ “ĐÁNH LỪA” BỞI ĐIỀU GÌ?

SquidGame đang chiếm lấy thế giới theo một cách nào đó như một thế lực vô hình mà đạo diễn của nó đã đoán biết được trước rằng nó sẽ đến sau 13 “dùi mài” cùng quyển kịch bản. Bên cạnh cơn sốt Squid Game tạo ra cho những người yêu thích nó, chắc chắc đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong Hyuk cũng đoán được những hiệu ứng trái chiều mà trò chơi này mang lại, hoặc cũng có thể, anh ấy đã chủ động tạo ra những luồng trái chiều đó…

Chắc hẳn số đông sau khi xem phim xong kể cả thích hay không thích, cảm nhận phim hay hoặc không thì luôn có một cảm xúc chung, đó là “chấm hỏi ?”. 13 năm để viết và xây dựng nên một kịch bản thì chắc chắn độ “dày dặn” của Squid Game sẽ không như số tập trong series rồi. Dấu “?” này theo ta trong cả quá trình từ biết đến phim, xem phim, trải nghiệm và phân tích, kể cả sau khi qua cuộc tranh cãi về nó, thì Squid Game vẫn luôn tồn tại những khúc mắc nào đó trong lòng những người xem, bản thân chúng ta có bị bộ phim này “lừa” không, và chúng ta “đã bị lừa” như thế nào? Không nói về tình tiết, diễn xuất, yếu tố bất ngờ hay những hạt sạn, hôm nay chúng ta sẽ nói về thế giới của Squid Game trong tưởng tượng của đạo diễn và tìm ra những góc khuất cũng như những thông điệp trong phim.

  1. Squid Game không chỉ là một bộ phim truyền hình sinh tồn mà còn là tấm gương phản chiếu nhiều góc tối của xã hội ngày nay.

“Mặc dù Squid Game là một loạt trò chơi sinh tồn nhưng yếu tố chính mà tôi hướng tới lại là con người. Khi khán giả nhanh chóng nắm bắt luật chơi, họ có thể tập trung theo dõi diễn biến tâm lý và cảm xúc của các nhân vật khi tham gia trò chơi sống còn này”. “Những series trò chơi sinh tồn khác thường sẽ theo chân một anh hùng có thể giải toàn bộ các trò chơi hóc búa và trở thành người chiến thắng. Thế nhưng, series này lại là câu chuyện của những kẻ thua cuộc. Chẳng có người chiến thắng hay thiên tài nào ở đây cả, chỉ có một cá nhân sẵn sàng tiến lên để giúp đỡ người khác mà thôi”, đạo diễn Hwang Dong-hyuk nói thêm.

Đạo diễn Hwang Dong-Hyuk

Bên cạnh đó, điểm chung của các trò chơi sinh tồn tập trung khá nhiều về bối cảnh, công nghệ của các sân chơi mô phỏng, hoặc yếu tố thần bí vi diệu, nhưng ở Squid Game, ngay từ đầu thì đạo diễn đã thể hiện rõ sự tập trung của mình trong phim không phải là trò chơi và là con người, hoàn cảnh, diễn biến tâm lí dẫn đến các quyết định của nhân vật.

2. Các ẩn dụ về các vấn đề trong xã hội:

  • Trong xã hội tư bản, người giàu có quyền lực nhất: Sự phân biệt giàu nghèo một cách tàn nhẫn là chủ đề được nhấn mạnh trong ‘Squid Game’. Trò chơi tử thần này sinh ra không nhằm mục đích gì ngoài mục đích “giải trí” cho những người giàu có. Họ là những người đưa ra các quy tắc giúp mọi thứ hoạt động hiệu quả và khi những quy tắc đó không làm họ hài lòng, họ có thể được thay đổi ngay lập tức trước sự bất lực của những người theo dõi họ. Một ví dụ của điều này là trong vòng kính. Khi phát hiện người chơi có thể nhìn vào các tấm kính để phân biệt đâu là kính cường lực, ban tổ chức đã tự ý… tắt đèn để đảm bảo tính giải trí của trò chơi khi người tham gia phải liều mình. Mặc dù quản trị viên vẫn nói về “sự công bằng”, điều này rõ ràng không áp dụng cho sự tương phản giữa người giàu và người nghèo.
  • Người chơi – tầng lớp dưới cùng của xã hội, không có con đường thoát nghèo trong một xã hội như vậy
    Những người nợ nần, túng thiếu, sống dưới đáy xã hội là những người chơi ‘Squid Game’. Về bản chất, họ không có lựa chọn nào để thực sự “sống”, ngoài việc tham gia vào trò chơi sinh tử này. Đó là lý do tại sao tập 2 của bộ phim được gọi là “Địa ngục”. Trong tập này, các người chơi có cơ hội trở lại cuộc sống cũ. Tuy nhiên, những gì họ nghĩ là hòa bình hóa ra lại là tự do giả tạo. Cuộc sống cũ của họ là địa ngục, và ở đó họ khó có cơ hội leo lên nấc thang xã hội. ‘Squid Game’ ra đời như một “cơ hội đổi đời” để thu hút kẻ yếu, nhưng tất cả chỉ là dối trá, khi trò chơi được thiết kế để chỉ 1 người có thể sống sót. Nhục nhã hơn nữa khi tính mạng, tình cảm, lương tâm của những người nghèo lại trở thành công cụ giải trí, thỏa mãn nhu cầu của những người đứng đầu cơ sở. Ngay cả Gi Hun (Lee Jung Jae) đã sống sót và sở hữu tiền thưởng của Trò chơi Mực, nhưng vẫn không thể hạnh phúc. Số tiền anh ta nắm trong tay là “tiền máu”, là sinh mạng của 454 người, không ai chứng thực cho sự “làm giàu” phi pháp đó. Gi Hun sống sót chứ không phải chiến thắng. Thậm chí anh ấy còn sống sót vì nó đã được trò chơi “cho phép”.
  • Năng lực không phải là yếu tố quyết định thành công
    Trong những ván đấu cuối cùng, không khó để nhận thấy nam chính Gi Hun đại diện cho kiểu người “ăn may”. Trong một xã hội trọng tài, Gi Hun là một trong những người đầu tiên bị đào thải vì không đủ tài năng, liên tục bị lừa dối. Nhưng trong Squid Game, anh ấy là người sống sót. Trò chơi thứ năm – đá bước bằng kính là một phép ẩn dụ phản ánh rõ nhất điều này. Những người đi đầu sẽ trở thành “những con chuột thí nghiệm”. Người có thể vượt qua thử thách (thợ làm thủy tinh) bị người chủ trò chơi lừa bằng cách tắt đèn để khiến anh ta thất bại. Chỉ những người may mắn mới giành chiến thắng. Tương tự như ngoài đời, năng lực không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công. Hoàn cảnh xuất thân, địa vị xã hội, thừa kế, giới tính, di truyền, xã hội xung quanh… là tất cả những yếu tố chúng ta không thể kiểm soát, nhưng chúng lại góp phần quan trọng vào thành tích của mỗi người trong cuộc sống. “Con cáo có thể trở nên xám xịt, nhưng không bao giờ tốt”.
  • Sự phân biệt giới tính vẫn tồn tại trong xã hội
    Một yếu tố khác mà Squid Game chú trọng là sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ. Nhân vật Ni Myeo ngay từ đầu đã bị Deok Soo lăng mạ một cách trắng trợn, chỉ vì cô ấy là phụ nữ. Bộ truyện tiếp tục khi các nhân vật nữ bị phớt lờ khi lập nhóm vì nam giới chỉ muốn ở cùng một đội với “những người mạnh nhất”. Trò chơi kéo co chứng tỏ nam trong một đội không phân thắng bại. Điều này thậm chí còn được thể hiện qua các nhân vật điều khiển Squid Game. Có thể thấy, không ai trong số các VIP là phụ nữ. Việc giới thiệu sự thiếu vắng các nhà lãnh đạo là phụ nữ chắc chắn là một ý định của các nhà sản xuất phim truyền hình. Việc đàn ông luôn chiếm ưu thế trong các vị trí quyền lực, hoặc thường có thu nhập cao hơn trong xã hội, phần nào được lý giải thông qua những chi tiết này của Squid Game. Đặc biệt là trong một xã hội còn nặng về phân biệt giới tính đối với phụ nữ như Hàn Quốc, trò chơi Squid càng trở nên thời sự hơn bao giờ hết.
  • Tham nhũng ở khắp mọi nơi
    Mặc dù tổ chức Squid Game được mô tả là “nghiêm túc” và mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, nhưng nó đã sớm tiết lộ rằng có một đường dây buôn bán nội tạng ngầm đang diễn ra. Các công nhân của Squid Game bí mật đánh cắp cơ thể của những người chơi thua cuộc và kết nối với một bác sĩ giả danh người chơi, để thu thập nội tạng dưới sự điều khiển của “Front Man”. Đây là một ẩn dụ cho sự thối nát đang diễn ra trong các tổ chức cầm quyền của xã hội. Những hành động bất hợp pháp (ngay cả trong Trò chơi Mực bất hợp pháp) luôn diễn ra để một số người bóc lột vì lợi ích cá nhân. Tổ chức buôn bán nội tạng trong Squid Game đã bị phát hiện và trừng trị. Tuy nhiên, đó có phải là hoạt động “tham nhũng” duy nhất diễn ra trong trò chơi này không?

3. Những khái niệm về sự công bằng bị đánh tráo lẫn lộn

  • Đầu tiên, chúng ta hay có câu: “Thế giới này công bằng khi nó bất công với tất cả mọi người”.
  • Công bằng: Trong phim, luật lệ duy nhất không thể thay đổi chính là tính công bằng của trò chơi, các nhân vật phải có xuất phát điểm và điều kiện như nhau để tham gia trò chơi và nhấn mạnh lí do là vì ở cuộc sống thật bên ngoài, họ là người đã chịu đủ những bất công trong xã hội, đây là sự công bằng đầu tiên. Cho đến chuyện quyết định chọn chơi ở lần 1, và trở về cuộc chơi ở lần 2, tất cả đều dựa trên sự lựa chọn của người chơi chứ không phải bắt ép.
  • Thế nhưng, cái bất công là người chơi được có những lựa chọn với giá trị hoàn toàn không cân xứng, ví dụ cái giá của trò chơi là “Tiền và mạng sống”. Điều bất công tiếp theo dựa trên những ẩn dụ ở phần 2 cho thấy: Dù được cung cấp điều kiện cân bằng nhất, những người chơi vẫn mang sự bất công của mình trong xã hội để đối xửa với những người còn lại vì quyền lợi của mình. Đây chính là bản chất của sự công bằng mà biên kịch muốn chúng ta làm rõ, sự công bằng hay bất công nó là từ sâu thẳm trong bản ngã của con người, chứ không phải là từ điều kiện, học thức, hoàn cảnh hay bất kì thước đó nào đó. Và điều thú vị nhất chính là, đôi khi sự công bằng chúng ta tìm kiếm cho bản thân lại mang lại bất công cho người khác, vậy đó có còn gọi là công bằng?

4. Bức tranh toàn cảnh và trò chơi của ekip với người xem:

  • Mỗi tầng lớp nhân vật trong phim đều có ích nhất 2 trò chơi: Nếu đối với người chơi họ sẽ chơi cùng trò chơi sống còn của mình bằng cách đối phó với hoàn cảnh và bản thân mỗi trò chơi thì chiến đấu với những con người xung quanh và lương tâm của mình cũng chính là một trò chơi khác. Nếu tinh ý ta có thể nhận ra, trò chơi đập giấy ban đầu cũng chính là cách để chọn người chơi hoặc nhân viên của tổ chức này, theo nhiều phân tích khác nhau cho thấy, những nhân viên được phân chia cấp bậc bằng mặt nạ khoác bên ngoài những bộ đồng phục đỏ giống nhau chính là những người chơi phụ, ở đây, những nhân viên này họ cũng phải đánh đổi lương tâm của mình để đánh đổi với một “phần thưởng nào đó”. Bên cạnh việc thích nghi, họ cũng phải tìm ra con đường để giữ lấy mạng sống cũng như xa hơn là tư lợi từ xã hội trong khu vực của trò chơi này… đương nhiên những tầng lớp còn lại như lãnh đạo hay các vị khách VIP cũng có những trò chơi dành cho vị trí của mình.
  • Bức tranh toàn cảnh quá lớn: Theo cách kịch bản được xây dựng thi tổ chức lập nên trò chơi này đã hoạt động khá lâu đời và có những hệ thống chặt chẽ, và họ nâng cấp nó từng ngày để bảo đảm sự bảo mật cũng như thú vị cho trò chơi, bên cạnh đó cũng là sự nâng cấp trong việc điều hành và xử lí tình huống… Những người lập nên trò chơi này như được thấy dù cho nhân vật chủ chốt là host đã qua đời ở cuối season 1, nhưng nó lại mở ra hàng loạt những biến số sẽ xảy đến cho season sau. Chuỗi câu hỏi còn quá nhiều, vậy chúng ta có nên suy đoán hay chờ đợi. Điều này đã thể hiện khả năng xây dựng kịch bản chặt chẽ từ biên kịch sau ngần ấy thời gian tạo ra, phát triển và chỉnh sửa tính logic của một thế giới trò chơi như Squid Game.

Xem đến đây chắc chắn các bạn đã hiểu chúng ta bị lừa như thế nào rồi nhỉ? Chúng ta bị đánh lừa vì chính sự tò mò và mong muốn có phần rập khuôn định kiến của mình. Cũng như những người chơi hay các lớp nhân vật khác trong phim, concept trò chơi từ các phim sống còn luôn tạo được sức hút vì nó kích thích được “máu hiếu thắng” trong người xem, đây là một cú lừa điển hình của thể loại phim này nhưng nó chưa bao giờ lỗi thời. Squid Game và một số phim Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu biết cách ám thị sự đồng cảm và dấn thân của người xem. Với Squid Game, chúng ta bị ám thị càng nhiều bởi những tình huống trong những chi tiết, tình huống diễn ra trong cuộc chơi hay diễn biến tâm lí bằng góc nhìn của nhân vật người chơi thì càng nhiều phần đến khi mở ra toàn bộ kết quả ở cuối phim thì ta lại càng bị đi sâu vào những đánh giá, mâu thuẫn, tức giận và vô tình bị cuốn vào hàng loạt những câu hỏi, khúc mắc và những giả thuyết trong tưởng tượng. Đó là lí do kết phim, người xem bị chia thành nhiều phe khác nhau để giúp cho Gi-hun lựa chọn một quyết định đúng nhất mà quên mất đây là nhân vật của anh ấy, và quyết định cuối cùng của Gi-hun phải như thế mới là cánh cổng tiền đề ekip Squid Game dẫn dắt cho mùa sau…

Một cách thông minh nhất, Squid Game khai thác một nỗi ám ảnh văn hóa đối với các trò chơi điện tử. Các người chơi đang được theo dõi, nhưng người xem chỉ bị loại bỏ một bước, và không thể không đặt mình vào vị trí của họ. Một tình tiết hậu trường làm rõ ràng rằng bất cứ ai cũng có thể rơi vào cảnh nợ nần do vận rủi, trong khi hình ảnh đầy rẫy những bức ảnh chạm quen thuộc. Có những hành lang giống như mê cung, nhạc phim leng keng và cầu trượt quá khổ, giống như bữa tiệc dành cho những đứa trẻ tồi tệ nhất thế giới. Trong thế giới này, biên kịch kiêm đạo diễn Hwang Dong-hyuk đã sắp đặt những tình huống khó xử hấp dẫn – liệu bạn có phản bội bạn mình để thoát chết không? – và để chúng chơi trong những cơn căng thẳng đau đớn.

Netflix đã thử nghiệm phim truyền hình tương tác trong quá khứ với bộ phim Black Mirror: Bandersnatch năm 2018, trong đó người xem có thể đưa ra các lựa chọn ảnh hưởng đến cốt truyện. Một loại phiên bản truyền hình của những cuốn sách phiêu lưu do chính bạn lựa chọn, sự thông minh của chính nó đôi khi phải trả giá bằng cách kể chuyện. Squid Game cho thấy rằng bạn không cần lựa chọn trên màn hình để khiến người xem đầu tư vào số phận của các nhân vật. Ngay cả khi không có yếu tố tương tác, có một tính tương đối ở đây có thể giải thích sự phổ biến rất lớn của nó. Tiền đặt cược ở đây cao hơn nhưng cảm xúc thì rất quen thuộc, chạm vào chính trị sân chơi ở mọi lượt. Trong một tập, có một cảnh đau lòng về việc chọn các thành viên trong nhóm trước khi trò chơi bắt đầu. Ngay cả khi không có khả năng tử vong, không phải lúc nào việc được chọn cuối cùng cũng có cảm giác như ngày tận thế?

Categories
People

“Cậu Bé Thỏ” – “Mê” – “Tòmò”

Tiêu đề nghe có vẻ giống như đang nói về một niềm đam mê nào đó của nghệ sĩ Cậu Bé Thỏ? Nhưng không, đây là bài viết nói về một collaboration mới của Cậu Bé Thỏ với TÒMÒ trên dòng sản phẩm rượu mơ “Mê” của thương hiệu này.

TÒMÒ giới thiệu các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam với bao bì thiết kế từ tác phẩm gốc của các nghệ sĩ Việt. Hi vọng với phương thức tiếp cận mới mẻ này có thể thu hẹp khoảng cách và lan tỏa nghệ thuật đến với bất kỳ ai có nhu cầu nhìn ngắm và chiêm nghiệm cũng như tạo điều kiện phát triển những sản phẩm thủ công vốn đã rất tiềm năng tại Việt Nam.

TÒMÒ được sáng lập bởi giám đốc nghệ thuật – Nu – cùng người bạn của mình là Alek Marfisi. Nu sinh ra và lớn lên tại Saigon, hiện đang định cư ở Mỹ. Trong năm 2014-2017, Nu về Việt Nam lần đầu tiên và thành lập 1 tạp chí Zine Vănguard cùng 1 không gian nghệ thuật đa ngành Cháo Chaosdowntown. Nu tự gọi bản thân là “kẻ nổi loạn” của nơi này, những dự án và công việc Nu đa phần hướng đến xã hội xoay quanh các bạn nghệ sĩ, đến với TÒMÒ, Nu xác định mình như một người định hướng và chăm sóc cho quyền lợi của nghệ sĩ và các bạn cộng tác chung. 

TÒMÒ mang ý niệm gợi mở sự quan sát của những ai tìm đến, ở đây là người thưởng thức những sản phẩm này như nhìn qua 1 khung cửa sổ. Nhìn từ ngoài vào trong để cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm và nhìn từ trong ra ngoài để cảm nhận được xã hội xung quanh mình 1 cách sâu sắc hơn. 

Dòng sản phẩm “Mê series” cho ra mắt năm 2020 của TÒMÒ với sự kết hợp cùng 3 nghệ sĩ đương đại Cậu Bé Thỏ (www.caubetho.com), Mai Tạ (www.taquynhmai.com) và Antonius-Tín Bùi (www.antoniusbui.com) đến từ 3 nơi khác nhau: New York, Texas và Saigon. 3 nghệ sĩ với 3 cách thực hành nghệ thuật mang đến cho dòng rượu mơ 1 không gian đa chiều để khán giả có thể thưởng thức và thỏa mãn tất cả các giác quan. Khi nhìn đẹp thì việc thưởng thức cũng ngon hơn, khi mùi vị và nhãn quan được chiều chuộng, ta sẽ dễ cảm nhận nghệ thuật hơn. 

Với dự án hợp tác với các nghệ sĩ, TÒMÒ chia sẻ đã mua quyền in ấn các tác phẩm gốc với số lượng có hạn từ các nghệ sĩ đồng hành vì thương hiệu quan niệm là các bạn nghệ sĩ đã dành rất nhiều thời gian cho việc rèn luyện và sáng tác tác phẩm. TÒMÒ hi vọng với hình thức hợp tác này, sẽ mang lại quyền lợi cho các bạn nghệ sĩ lâu dài hơn. 

Về sự kết hợp với Cậu Bé Thỏ lần này, Nu nói về cảm nhận của mình: “Cậu Bé Thỏ là một nghệ sĩ có thể dung hòa giữa làm nghệ thuật thương mại mà vẫn giữ cho tác phẩm của mình có đầy đủ cái riêng. Khi xem qua tranh của Thỏ, Nu thấy được sự giao thoa giữa các nền văn hóa và sự hòa nhập là không tránh khỏi trong thời điểm hiện nay. Vì tố chất này mà Nu tiếp tục thích thú khi theo dõi sự phát triển về khả năng cũng như phát hiện ra nhiều điều mới mẻ khi làm việc cùng Thỏ. Ví dụ như cách bạn kết hợp phương Đông và phương Tây trong tác phẩm hát bội nhưng mặt nạ là của Joker. Hay các màu sắc rất popart nhưng phản ánh đâu đó là hình tượng ma quái của Việt Nam…”

“Đây là một collab có tính chất “lịch sử” vì nó diễn ra khoảng thời gian đại dịch vào tháng 3/2020. Mọi công đoạn từ việc cho lên ý tưởng, tìm nhà cung cấp sản phẩm, bộ thương hiệu, lựa chọn nghệ sĩ đều qua trực tuyến giữa Mỹ và Việt Nam. Các nghệ sĩ của TÒ MÒ cũng đến từ các tiểu bang khác nhau nên múi giờ trái ngược với Saigon, mình thường thức và làm việc như giờ Vietnam ở thời điểm ra mắt sản phẩm năm ngoái. Quá trình thực hiện chỉ có khó khăn nhất đối với mình là không thể gặp gỡ trực tiếp mọi người, mình nhớ sự kết nối đó giữa người với người” – Nu chia sẻ thêm khi được hỏi về những khó khăn quá trình thực hiện dự án.

V2X : “Nếu chọn 3 tính từ để nói về điểm chung giữa Artwork của Cậu Bé Thỏ và rượu mơ “Mê” thì đó là gì?”

Nu: “Truyền thống, hiện đại và tính toàn diện của các ý tưởng này.”

Trên đây là những gì V2X tổng hợp lại sau khi đã cơ hội trò truyện cùng TÒMÒ về sự kết hợp của Cậu Bé Thỏ và rượu mơ Mê. Mọi người có ai đã thử “Mê” chưa ?

Categories
People

NATHALIE NGUYỄN VÀ DỰ ÁN MỚI NHẤT CÙNG NETFLIX

“TÔI THẤY GIAO TIẾP DỄ DÀNG HƠN QUA HÌNH ẢNH MINH HOẠ LẤY CẢM HỨNG TỪ ANIME”

(Tư liệu từ Netflix)

Mới đây Nathalie Nguyễn đã có một cuộc hợp tác với Netflix để thiết kế và thực hiện 2 món merchandise trong dự án “Nathalie Nguyen x Yasuke & Eden” cho 2 series anime cùng tên của Netflix. Netflix cũng đã ra mắt website Netflix Shop để ra mắt các merchandises này, trong đó, danh sách dòng sản phẩm còn bao gồm: Một BST thời trang về Yasuke của Jordan Bentley và thương hiệu Hypland của anh, một mô hình áo giáp và vòng cố của Yasuke bởi nhà thiết kế Kristopher Kites, một bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ Eden của thương hiệu BEAMS.

Chiếc đồng hồ Haruto từ Yasuke. (Tư liệu từ Netflix)
Eden E92 Kendama. (Tư liệu từ Netflix)

Đối với Nathalie, “thách thức thực tế” không chỉ là một cách miêu tả phù hợp về gu thẩm mỹ của cô ấy mà còn là hiện thực của cô. Một nhà thiết kế tài năng trên nhiều phương diện — từ hội họa đến tạo mẫu 3D đến may vá — Nathalie chủ yếu được biết đến với việc tạo ra những tác phẩm thời trang tuyệt vời, chỉ có kỹ thuật số theo phong cách cyberpunk (mặc dù cô ấy chọn thay thế các sắc điệu với độ bão hoà thấp – đặc trưng vốn có của thể loại này – để đẩy mạnh phát triển cho sự sống động của màu sắc kỹ thuật).

(Tư liệu từ Netflix)
(Tư liệu từ Netflix)
(Tư liệu từ Netflix)

Thêm vào đó, kết hợp tình yêu với anime và hình ảnh minh hoạ cùng với chuyên môn về mô hình 3D, Nathalie đã tạo ra ma thuật với một phong cách bí ẩn trong hình dạng một chiếc đồng hồ “Yasuke” HRT và món đồ chơi Kendama lấy cảm hứng từ “Eden”. (Theo Netflix)

Sơ lược về 2 series Yasuke và Eden trên Netflix:

Anime Yasuke đã ra mắt vào ngày 2 tháng 4 trên toàn thế giới trên Netflix. Nhân vật chính của câu chuyện dựa trên nhân vật lịch sử Yasuke, một samurai gốc Phi từng phục vụ dưới quyền của Oda Nobunaga trong thời kỳ Chiến quốc của Nhật Bản vào thế kỷ 16.

Anime The Eden ra mắt trên Netflix trên toàn thế giới vào ngày 27 tháng 5. Câu chuyện lấy bối cảnh hàng nghìn năm trong tương lai, nơi một thành phố được gọi là “Eden 3” chỉ có một mình những người máy mà những người chủ cũ đã biến mất từ ​​lâu.

Nguồn nội dung và tư liệu : Netflix.