Categories
People

SQUID GAME: CHÚNG TA BỊ “ĐÁNH LỪA” BỞI ĐIỀU GÌ?

SquidGame đang chiếm lấy thế giới theo một cách nào đó như một thế lực vô hình mà đạo diễn của nó đã đoán biết được trước rằng nó sẽ đến sau 13 “dùi mài” cùng quyển kịch bản. Bên cạnh cơn sốt Squid Game tạo ra cho những người yêu thích nó, chắc chắc đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong Hyuk cũng đoán được những hiệu ứng trái chiều mà trò chơi này mang lại, hoặc cũng có thể, anh ấy đã chủ động tạo ra những luồng trái chiều đó…

Chắc hẳn số đông sau khi xem phim xong kể cả thích hay không thích, cảm nhận phim hay hoặc không thì luôn có một cảm xúc chung, đó là “chấm hỏi ?”. 13 năm để viết và xây dựng nên một kịch bản thì chắc chắn độ “dày dặn” của Squid Game sẽ không như số tập trong series rồi. Dấu “?” này theo ta trong cả quá trình từ biết đến phim, xem phim, trải nghiệm và phân tích, kể cả sau khi qua cuộc tranh cãi về nó, thì Squid Game vẫn luôn tồn tại những khúc mắc nào đó trong lòng những người xem, bản thân chúng ta có bị bộ phim này “lừa” không, và chúng ta “đã bị lừa” như thế nào? Không nói về tình tiết, diễn xuất, yếu tố bất ngờ hay những hạt sạn, hôm nay chúng ta sẽ nói về thế giới của Squid Game trong tưởng tượng của đạo diễn và tìm ra những góc khuất cũng như những thông điệp trong phim.

  1. Squid Game không chỉ là một bộ phim truyền hình sinh tồn mà còn là tấm gương phản chiếu nhiều góc tối của xã hội ngày nay.

“Mặc dù Squid Game là một loạt trò chơi sinh tồn nhưng yếu tố chính mà tôi hướng tới lại là con người. Khi khán giả nhanh chóng nắm bắt luật chơi, họ có thể tập trung theo dõi diễn biến tâm lý và cảm xúc của các nhân vật khi tham gia trò chơi sống còn này”. “Những series trò chơi sinh tồn khác thường sẽ theo chân một anh hùng có thể giải toàn bộ các trò chơi hóc búa và trở thành người chiến thắng. Thế nhưng, series này lại là câu chuyện của những kẻ thua cuộc. Chẳng có người chiến thắng hay thiên tài nào ở đây cả, chỉ có một cá nhân sẵn sàng tiến lên để giúp đỡ người khác mà thôi”, đạo diễn Hwang Dong-hyuk nói thêm.

Đạo diễn Hwang Dong-Hyuk

Bên cạnh đó, điểm chung của các trò chơi sinh tồn tập trung khá nhiều về bối cảnh, công nghệ của các sân chơi mô phỏng, hoặc yếu tố thần bí vi diệu, nhưng ở Squid Game, ngay từ đầu thì đạo diễn đã thể hiện rõ sự tập trung của mình trong phim không phải là trò chơi và là con người, hoàn cảnh, diễn biến tâm lí dẫn đến các quyết định của nhân vật.

2. Các ẩn dụ về các vấn đề trong xã hội:

  • Trong xã hội tư bản, người giàu có quyền lực nhất: Sự phân biệt giàu nghèo một cách tàn nhẫn là chủ đề được nhấn mạnh trong ‘Squid Game’. Trò chơi tử thần này sinh ra không nhằm mục đích gì ngoài mục đích “giải trí” cho những người giàu có. Họ là những người đưa ra các quy tắc giúp mọi thứ hoạt động hiệu quả và khi những quy tắc đó không làm họ hài lòng, họ có thể được thay đổi ngay lập tức trước sự bất lực của những người theo dõi họ. Một ví dụ của điều này là trong vòng kính. Khi phát hiện người chơi có thể nhìn vào các tấm kính để phân biệt đâu là kính cường lực, ban tổ chức đã tự ý… tắt đèn để đảm bảo tính giải trí của trò chơi khi người tham gia phải liều mình. Mặc dù quản trị viên vẫn nói về “sự công bằng”, điều này rõ ràng không áp dụng cho sự tương phản giữa người giàu và người nghèo.
  • Người chơi – tầng lớp dưới cùng của xã hội, không có con đường thoát nghèo trong một xã hội như vậy
    Những người nợ nần, túng thiếu, sống dưới đáy xã hội là những người chơi ‘Squid Game’. Về bản chất, họ không có lựa chọn nào để thực sự “sống”, ngoài việc tham gia vào trò chơi sinh tử này. Đó là lý do tại sao tập 2 của bộ phim được gọi là “Địa ngục”. Trong tập này, các người chơi có cơ hội trở lại cuộc sống cũ. Tuy nhiên, những gì họ nghĩ là hòa bình hóa ra lại là tự do giả tạo. Cuộc sống cũ của họ là địa ngục, và ở đó họ khó có cơ hội leo lên nấc thang xã hội. ‘Squid Game’ ra đời như một “cơ hội đổi đời” để thu hút kẻ yếu, nhưng tất cả chỉ là dối trá, khi trò chơi được thiết kế để chỉ 1 người có thể sống sót. Nhục nhã hơn nữa khi tính mạng, tình cảm, lương tâm của những người nghèo lại trở thành công cụ giải trí, thỏa mãn nhu cầu của những người đứng đầu cơ sở. Ngay cả Gi Hun (Lee Jung Jae) đã sống sót và sở hữu tiền thưởng của Trò chơi Mực, nhưng vẫn không thể hạnh phúc. Số tiền anh ta nắm trong tay là “tiền máu”, là sinh mạng của 454 người, không ai chứng thực cho sự “làm giàu” phi pháp đó. Gi Hun sống sót chứ không phải chiến thắng. Thậm chí anh ấy còn sống sót vì nó đã được trò chơi “cho phép”.
  • Năng lực không phải là yếu tố quyết định thành công
    Trong những ván đấu cuối cùng, không khó để nhận thấy nam chính Gi Hun đại diện cho kiểu người “ăn may”. Trong một xã hội trọng tài, Gi Hun là một trong những người đầu tiên bị đào thải vì không đủ tài năng, liên tục bị lừa dối. Nhưng trong Squid Game, anh ấy là người sống sót. Trò chơi thứ năm – đá bước bằng kính là một phép ẩn dụ phản ánh rõ nhất điều này. Những người đi đầu sẽ trở thành “những con chuột thí nghiệm”. Người có thể vượt qua thử thách (thợ làm thủy tinh) bị người chủ trò chơi lừa bằng cách tắt đèn để khiến anh ta thất bại. Chỉ những người may mắn mới giành chiến thắng. Tương tự như ngoài đời, năng lực không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công. Hoàn cảnh xuất thân, địa vị xã hội, thừa kế, giới tính, di truyền, xã hội xung quanh… là tất cả những yếu tố chúng ta không thể kiểm soát, nhưng chúng lại góp phần quan trọng vào thành tích của mỗi người trong cuộc sống. “Con cáo có thể trở nên xám xịt, nhưng không bao giờ tốt”.
  • Sự phân biệt giới tính vẫn tồn tại trong xã hội
    Một yếu tố khác mà Squid Game chú trọng là sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ. Nhân vật Ni Myeo ngay từ đầu đã bị Deok Soo lăng mạ một cách trắng trợn, chỉ vì cô ấy là phụ nữ. Bộ truyện tiếp tục khi các nhân vật nữ bị phớt lờ khi lập nhóm vì nam giới chỉ muốn ở cùng một đội với “những người mạnh nhất”. Trò chơi kéo co chứng tỏ nam trong một đội không phân thắng bại. Điều này thậm chí còn được thể hiện qua các nhân vật điều khiển Squid Game. Có thể thấy, không ai trong số các VIP là phụ nữ. Việc giới thiệu sự thiếu vắng các nhà lãnh đạo là phụ nữ chắc chắn là một ý định của các nhà sản xuất phim truyền hình. Việc đàn ông luôn chiếm ưu thế trong các vị trí quyền lực, hoặc thường có thu nhập cao hơn trong xã hội, phần nào được lý giải thông qua những chi tiết này của Squid Game. Đặc biệt là trong một xã hội còn nặng về phân biệt giới tính đối với phụ nữ như Hàn Quốc, trò chơi Squid càng trở nên thời sự hơn bao giờ hết.
  • Tham nhũng ở khắp mọi nơi
    Mặc dù tổ chức Squid Game được mô tả là “nghiêm túc” và mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, nhưng nó đã sớm tiết lộ rằng có một đường dây buôn bán nội tạng ngầm đang diễn ra. Các công nhân của Squid Game bí mật đánh cắp cơ thể của những người chơi thua cuộc và kết nối với một bác sĩ giả danh người chơi, để thu thập nội tạng dưới sự điều khiển của “Front Man”. Đây là một ẩn dụ cho sự thối nát đang diễn ra trong các tổ chức cầm quyền của xã hội. Những hành động bất hợp pháp (ngay cả trong Trò chơi Mực bất hợp pháp) luôn diễn ra để một số người bóc lột vì lợi ích cá nhân. Tổ chức buôn bán nội tạng trong Squid Game đã bị phát hiện và trừng trị. Tuy nhiên, đó có phải là hoạt động “tham nhũng” duy nhất diễn ra trong trò chơi này không?

3. Những khái niệm về sự công bằng bị đánh tráo lẫn lộn

  • Đầu tiên, chúng ta hay có câu: “Thế giới này công bằng khi nó bất công với tất cả mọi người”.
  • Công bằng: Trong phim, luật lệ duy nhất không thể thay đổi chính là tính công bằng của trò chơi, các nhân vật phải có xuất phát điểm và điều kiện như nhau để tham gia trò chơi và nhấn mạnh lí do là vì ở cuộc sống thật bên ngoài, họ là người đã chịu đủ những bất công trong xã hội, đây là sự công bằng đầu tiên. Cho đến chuyện quyết định chọn chơi ở lần 1, và trở về cuộc chơi ở lần 2, tất cả đều dựa trên sự lựa chọn của người chơi chứ không phải bắt ép.
  • Thế nhưng, cái bất công là người chơi được có những lựa chọn với giá trị hoàn toàn không cân xứng, ví dụ cái giá của trò chơi là “Tiền và mạng sống”. Điều bất công tiếp theo dựa trên những ẩn dụ ở phần 2 cho thấy: Dù được cung cấp điều kiện cân bằng nhất, những người chơi vẫn mang sự bất công của mình trong xã hội để đối xửa với những người còn lại vì quyền lợi của mình. Đây chính là bản chất của sự công bằng mà biên kịch muốn chúng ta làm rõ, sự công bằng hay bất công nó là từ sâu thẳm trong bản ngã của con người, chứ không phải là từ điều kiện, học thức, hoàn cảnh hay bất kì thước đó nào đó. Và điều thú vị nhất chính là, đôi khi sự công bằng chúng ta tìm kiếm cho bản thân lại mang lại bất công cho người khác, vậy đó có còn gọi là công bằng?

4. Bức tranh toàn cảnh và trò chơi của ekip với người xem:

  • Mỗi tầng lớp nhân vật trong phim đều có ích nhất 2 trò chơi: Nếu đối với người chơi họ sẽ chơi cùng trò chơi sống còn của mình bằng cách đối phó với hoàn cảnh và bản thân mỗi trò chơi thì chiến đấu với những con người xung quanh và lương tâm của mình cũng chính là một trò chơi khác. Nếu tinh ý ta có thể nhận ra, trò chơi đập giấy ban đầu cũng chính là cách để chọn người chơi hoặc nhân viên của tổ chức này, theo nhiều phân tích khác nhau cho thấy, những nhân viên được phân chia cấp bậc bằng mặt nạ khoác bên ngoài những bộ đồng phục đỏ giống nhau chính là những người chơi phụ, ở đây, những nhân viên này họ cũng phải đánh đổi lương tâm của mình để đánh đổi với một “phần thưởng nào đó”. Bên cạnh việc thích nghi, họ cũng phải tìm ra con đường để giữ lấy mạng sống cũng như xa hơn là tư lợi từ xã hội trong khu vực của trò chơi này… đương nhiên những tầng lớp còn lại như lãnh đạo hay các vị khách VIP cũng có những trò chơi dành cho vị trí của mình.
  • Bức tranh toàn cảnh quá lớn: Theo cách kịch bản được xây dựng thi tổ chức lập nên trò chơi này đã hoạt động khá lâu đời và có những hệ thống chặt chẽ, và họ nâng cấp nó từng ngày để bảo đảm sự bảo mật cũng như thú vị cho trò chơi, bên cạnh đó cũng là sự nâng cấp trong việc điều hành và xử lí tình huống… Những người lập nên trò chơi này như được thấy dù cho nhân vật chủ chốt là host đã qua đời ở cuối season 1, nhưng nó lại mở ra hàng loạt những biến số sẽ xảy đến cho season sau. Chuỗi câu hỏi còn quá nhiều, vậy chúng ta có nên suy đoán hay chờ đợi. Điều này đã thể hiện khả năng xây dựng kịch bản chặt chẽ từ biên kịch sau ngần ấy thời gian tạo ra, phát triển và chỉnh sửa tính logic của một thế giới trò chơi như Squid Game.

Xem đến đây chắc chắn các bạn đã hiểu chúng ta bị lừa như thế nào rồi nhỉ? Chúng ta bị đánh lừa vì chính sự tò mò và mong muốn có phần rập khuôn định kiến của mình. Cũng như những người chơi hay các lớp nhân vật khác trong phim, concept trò chơi từ các phim sống còn luôn tạo được sức hút vì nó kích thích được “máu hiếu thắng” trong người xem, đây là một cú lừa điển hình của thể loại phim này nhưng nó chưa bao giờ lỗi thời. Squid Game và một số phim Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu biết cách ám thị sự đồng cảm và dấn thân của người xem. Với Squid Game, chúng ta bị ám thị càng nhiều bởi những tình huống trong những chi tiết, tình huống diễn ra trong cuộc chơi hay diễn biến tâm lí bằng góc nhìn của nhân vật người chơi thì càng nhiều phần đến khi mở ra toàn bộ kết quả ở cuối phim thì ta lại càng bị đi sâu vào những đánh giá, mâu thuẫn, tức giận và vô tình bị cuốn vào hàng loạt những câu hỏi, khúc mắc và những giả thuyết trong tưởng tượng. Đó là lí do kết phim, người xem bị chia thành nhiều phe khác nhau để giúp cho Gi-hun lựa chọn một quyết định đúng nhất mà quên mất đây là nhân vật của anh ấy, và quyết định cuối cùng của Gi-hun phải như thế mới là cánh cổng tiền đề ekip Squid Game dẫn dắt cho mùa sau…

Một cách thông minh nhất, Squid Game khai thác một nỗi ám ảnh văn hóa đối với các trò chơi điện tử. Các người chơi đang được theo dõi, nhưng người xem chỉ bị loại bỏ một bước, và không thể không đặt mình vào vị trí của họ. Một tình tiết hậu trường làm rõ ràng rằng bất cứ ai cũng có thể rơi vào cảnh nợ nần do vận rủi, trong khi hình ảnh đầy rẫy những bức ảnh chạm quen thuộc. Có những hành lang giống như mê cung, nhạc phim leng keng và cầu trượt quá khổ, giống như bữa tiệc dành cho những đứa trẻ tồi tệ nhất thế giới. Trong thế giới này, biên kịch kiêm đạo diễn Hwang Dong-hyuk đã sắp đặt những tình huống khó xử hấp dẫn – liệu bạn có phản bội bạn mình để thoát chết không? – và để chúng chơi trong những cơn căng thẳng đau đớn.

Netflix đã thử nghiệm phim truyền hình tương tác trong quá khứ với bộ phim Black Mirror: Bandersnatch năm 2018, trong đó người xem có thể đưa ra các lựa chọn ảnh hưởng đến cốt truyện. Một loại phiên bản truyền hình của những cuốn sách phiêu lưu do chính bạn lựa chọn, sự thông minh của chính nó đôi khi phải trả giá bằng cách kể chuyện. Squid Game cho thấy rằng bạn không cần lựa chọn trên màn hình để khiến người xem đầu tư vào số phận của các nhân vật. Ngay cả khi không có yếu tố tương tác, có một tính tương đối ở đây có thể giải thích sự phổ biến rất lớn của nó. Tiền đặt cược ở đây cao hơn nhưng cảm xúc thì rất quen thuộc, chạm vào chính trị sân chơi ở mọi lượt. Trong một tập, có một cảnh đau lòng về việc chọn các thành viên trong nhóm trước khi trò chơi bắt đầu. Ngay cả khi không có khả năng tử vong, không phải lúc nào việc được chọn cuối cùng cũng có cảm giác như ngày tận thế?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *