Anna (22 tuổi) – Arts/Contents Creative (Du học sinh tại Mỹ, đang gap-year tại ViệtNam)
+ “Em thích những cuộc trò chuyện với người khác. 50% thời gian của em em thích ở bên người khác nhưng chỉ có 1 người khác thôi, em không thích gặp gỡ quá nhiều người cùng lúc vì nếu chỉ có 2 người thì mình có thể nói chuyện sâu hơn.”
+ “Em nghe nhạc xuyên suốt ngày, lúc nào em cũng phải nghe nhạc. Nhưng mà lúc em thích nhất là khoảnh khách ngồi trên xe với những chuyến đi dài, đi bộ và được thả hồn theo nhạc.”
+ “Tới thời điểm này em mới nhận ra được sau khoảng thời gian em nghe nhạc rất nhiều thì giờ em mới thấy được giá trị sáng tạo mà âm nhạc mang đến cho em. Đó là khi em nghe nhạc techno và những loại nhạc không lời tương tự techno, không hiểu sao nó mang lại cảm hứng cho em rất nhiều, và em vui khi mình nhận ra điều đó.”
+ “Dạo gần đây em có 2 người xuất hiện trong cuộc sống của em, tự nhiên cuộc sống mang 2 người đó đến bên em, inspired cho em rất nhiều, họ cũng cùng gu với em và vô tình 2 người giới thiệu cho em những dòng nhạc không lời, kiểu nhạc hơi thời trang runway… techno nên dạo này em nghe nhạc không lời rất nhiều.”
+ “Em thích thơ, văn, nên thường những bài hát nào nghe lời giống như thơ thì em rất thích, và em rất là quý những nghệ sĩ mà họ viết lời nhạc sâu sắc và có chất thơ.”
+ “Khi em buồn em phải nghe những cái nhạc rất rất buồn để cho nỗi buồn nó đi tới điểm cuối xong thì em mới xong cái buồn, chứ em sẽ không giấu nỗi lòng của em. Buồn là phải buồn cho dứt điểm!” (cười)
+ “Playlist này nó sẽ là cách em hiểu chính mình trong thời điểm này, có thể một năm sau em sẽ hiểu về em một cách khác nhưng bây giờ nó là tính chất và mood của 3 bài hát này.”
+ “Đầu tiên là Vi vu của Bùi Lan Hương, em cực thích Bùi Lan Hương vì chị ấy có giọng hát và cách tạo feeling rất giống Lana Del Rey. Cái bài này đặc biệt em thích là lời của nó, nghe xong mình có thể tưởng tượng được hình ảnh cánh đồng hoặc là bãi biển hoặc là 1 vùng quê hẻo lánh nhưng mà giản dị, yên bình… yeah em thích từ “yên bình”. Đây giống như một điểm đến của tương lại vậy, tao được cái hi vọng nho nhỏ để mình nhìn được những ngày sau tốt đẹp đó mà cố gắng hơn trong hiện tại.”
+ “Paradis, bài này nó gắn với mùa hè và mùa hè cũng khá là nhiều kỉ niệm đặc biệt đối với em, nhưng mùa hè trong bài này rất là nghệ thuật và sáng tạo, bài này cũng không có nhiều lời lắm nhưng giai điệu và vibe thì thật sự làm mình thoải mái. Như em nói ở trên về 2 người đặc biệt đã xuất hiện trong cuộc sống của em, trùng hợp họ đều cho em nghe bài này”
+ “Apocalypse của Cigarette After Sex thì em đã nghe từ hồi cấp 3, đây là band mà em thích xuyên suốt chưa bao giờ ngừng nghe nhạc của họ. Cũng là một trong những band làm em chịu dành dụm để được đi nghe live concert. Với “apocalypse” thì em có thích một câu, nói chung thường em sẽ đặt dấu ấn với một bài nhạc nếu như bài đó có 1 đoạn hoặc 1 câu mà đánh thẳng vào tâm hồn em. Bài này thì câu từ rất là dễ thương, ví dụ là “your lips my lips apocalypse”, thật ra cũng chỉ là chơi chữ với từ “apocalypse” thôi nhưng mà nó làm em ấn tượng rất mạnh. Rồi người nghệ sĩ này khi hát bài này hay bài nào anh ấy cũng cho người nghe cảm nhận một tình yêu thực sự chân thành, tình yêu của anh ấy qua âm nhạc nghe thì có vẻ êm ái nhưng biết là tình cảm đó nó có khá say đắm và có chiều sâu.”
+ “Em thích cảm nhận tình yêu và những câu chuyện tình, những việc xung quanh em hay những bài hát về tình yêu luôn kích thích em, giống kiểu một chất xúc tác vậy. Nếu nói tình yêu là phần lớn nhất trong cuộc sống của em có lẽ hơi quá nhưng thực chất cái em tìm kiếm cho mình để tạo được sự tích cực và bước tiếp mỗi ngày chính là một tình yêu lành mạnh.”
Tiêu đề nghe có vẻ giống như đang nói về một niềm đam mê nào đó của nghệ sĩ Cậu Bé Thỏ? Nhưng không, đây là bài viết nói về một collaboration mới của Cậu Bé Thỏ với TÒMÒ trên dòng sản phẩm rượu mơ “Mê” của thương hiệu này.
TÒMÒ giới thiệu các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam với bao bì thiết kế từ tác phẩm gốc của các nghệ sĩ Việt. Hi vọng với phương thức tiếp cận mới mẻ này có thể thu hẹp khoảng cách và lan tỏa nghệ thuật đến với bất kỳ ai có nhu cầu nhìn ngắm và chiêm nghiệm cũng như tạo điều kiện phát triển những sản phẩm thủ công vốn đã rất tiềm năng tại Việt Nam.
TÒMÒ được sáng lập bởi giám đốc nghệ thuật – Nu – cùng người bạn của mình là Alek Marfisi. Nu sinh ra và lớn lên tại Saigon, hiện đang định cư ở Mỹ. Trong năm 2014-2017, Nu về Việt Nam lần đầu tiên và thành lập 1 tạp chí Zine Vănguard cùng 1 không gian nghệ thuật đa ngành Cháo Chaosdowntown. Nu tự gọi bản thân là “kẻ nổi loạn” của nơi này, những dự án và công việc Nu đa phần hướng đến xã hội xoay quanh các bạn nghệ sĩ, đến với TÒMÒ, Nu xác định mình như một người định hướng và chăm sóc cho quyền lợi của nghệ sĩ và các bạn cộng tác chung.
TÒMÒ mang ý niệm gợi mở sự quan sát của những ai tìm đến, ở đây là người thưởng thức những sản phẩm này như nhìn qua 1 khung cửa sổ. Nhìn từ ngoài vào trong để cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm và nhìn từ trong ra ngoài để cảm nhận được xã hội xung quanh mình 1 cách sâu sắc hơn.
Dòng sản phẩm “Mê series” cho ra mắt năm 2020 của TÒMÒ với sự kết hợp cùng 3 nghệ sĩ đương đại Cậu Bé Thỏ (www.caubetho.com), Mai Tạ (www.taquynhmai.com) và Antonius-Tín Bùi (www.antoniusbui.com) đến từ 3 nơi khác nhau: New York, Texas và Saigon. 3 nghệ sĩ với 3 cách thực hành nghệ thuật mang đến cho dòng rượu mơ 1 không gian đa chiều để khán giả có thể thưởng thức và thỏa mãn tất cả các giác quan. Khi nhìn đẹp thì việc thưởng thức cũng ngon hơn, khi mùi vị và nhãn quan được chiều chuộng, ta sẽ dễ cảm nhận nghệ thuật hơn.
Với dự án hợp tác với các nghệ sĩ, TÒMÒ chia sẻ đã mua quyền in ấn các tác phẩm gốc với số lượng có hạn từ các nghệ sĩ đồng hành vì thương hiệu quan niệm là các bạn nghệ sĩ đã dành rất nhiều thời gian cho việc rèn luyện và sáng tác tác phẩm. TÒMÒ hi vọng với hình thức hợp tác này, sẽ mang lại quyền lợi cho các bạn nghệ sĩ lâu dài hơn.
Về sự kết hợp với Cậu Bé Thỏ lần này, Nu nói về cảm nhận của mình: “Cậu Bé Thỏ là một nghệ sĩ có thể dung hòa giữa làm nghệ thuật thương mại mà vẫn giữ cho tác phẩm của mình có đầy đủ cái riêng. Khi xem qua tranh của Thỏ, Nu thấy được sự giao thoa giữa các nền văn hóa và sự hòa nhập là không tránh khỏi trong thời điểm hiện nay. Vì tố chất này mà Nu tiếp tục thích thú khi theo dõi sự phát triển về khả năng cũng như phát hiện ra nhiều điều mới mẻ khi làm việc cùng Thỏ. Ví dụ như cách bạn kết hợp phương Đông và phương Tây trong tác phẩm hát bội nhưng mặt nạ là của Joker. Hay các màu sắc rất popart nhưng phản ánh đâu đó là hình tượng ma quái của Việt Nam…”
“Đây là một collab có tính chất “lịch sử” vì nó diễn ra khoảng thời gian đại dịch vào tháng 3/2020. Mọi công đoạn từ việc cho lên ý tưởng, tìm nhà cung cấp sản phẩm, bộ thương hiệu, lựa chọn nghệ sĩ đều qua trực tuyến giữa Mỹ và Việt Nam. Các nghệ sĩ của TÒ MÒ cũng đến từ các tiểu bang khác nhau nên múi giờ trái ngược với Saigon, mình thường thức và làm việc như giờ Vietnam ở thời điểm ra mắt sản phẩm năm ngoái. Quá trình thực hiện chỉ có khó khăn nhất đối với mình là không thể gặp gỡ trực tiếp mọi người, mình nhớ sự kết nối đó giữa người với người” – Nu chia sẻ thêm khi được hỏi về những khó khăn quá trình thực hiện dự án.
V2X : “Nếu chọn 3 tính từ để nói về điểm chung giữa Artwork của Cậu Bé Thỏ và rượu mơ “Mê” thì đó là gì?”
Nu: “Truyền thống, hiện đại và tính toàn diện của các ý tưởng này.”
Trên đây là những gì V2X tổng hợp lại sau khi đã cơ hội trò truyện cùng TÒMÒ về sự kết hợp của Cậu Bé Thỏ và rượu mơ Mê. Mọi người có ai đã thử “Mê” chưa ?
Live performance video đầu tiên trong dự án 3 video của Âm – Thanh Sắc – Màu mang tên “Tân thời” được biểu diễn bởi Nghệ sĩ Trumpet Hoành Phạm và DJ Jin sẽ được chính thức ra mắt trên kênh Youtube của 84NOISE vào lúc 21:00 ngày hôm nay, 28/06/2021. (Video công chiếu ở cuối bài viết)
Cyril Kongo và nghệ sĩ Việt Nam cùng phối hợp trong dự án mang tên Âm – Thanh Sắc – Màu
“Âm – Thanh Sắc- Màu” – Dự án nghệ thuật đầu tiên do huyền thoại graffiti gốc Việt Cyril Kongo bảo trợ và đồng hành cùng các nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam, là sự kết nối giữa văn hóa bản địa và các loại hình nghệ thuật thịnh hành như nhạc điện tử hay Hip hop.
Sự tiếp nối giữa “truyền thống” và “đương đại”
“Đương đại” và “truyền thống”, hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhưng trên thực tế không hề phủ nhận nhau mà luôn đồng hành và có sự tương tác, đặc biệt trong văn hoá nghệ thuật. Nhìn lại thập niên 30s, 40s, chính nhờ những thế hệ nghệ sĩ tiên phong của Việt Nam đã nỗ lực kết hợp tinh túy của truyền thống và ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại của phương Tây, nên đã mở con đường mới cho sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam, lấy văn hoá bản địa làm nòng cốt để tạo nên cái mới. Tác phẩm của những danh họa giai đoạn đó như Mai Trung Thứ, Nguyễn Gia Trí, hay Lê Phổ… ngày nay đều được vang danh trong cộng đồng nghệ thuật quốc tế và có trị giá hàng tỷ đến hàng chục tỷ đồng.
Phòng tranh của nghệ sĩ graffiti nổi tiếng thế giới Cyril Kongo tọa lạc trên con phố Tràng Tiền lịch sử cũng được ra đời với mục đích là cầu nối giữa tinh hoa nghệ thuật đương đại thế giới với những di sản của văn hoá Việt Nam – “Tôi là một công dân toàn cầu, nhưng ở Việt Nam, tôi mong muốn tìm kiếm những giá trị bản sắc thuần Việt.”- trích lời nghệ sĩ Kongo. Nếu như chúng ta có thể bắt gặp ở đâu đó trên thế giới những bữa tiệc nghệ thuật mới lạ, thì ngay giữa không gian ngập tràn sắc màu graffiti của Cyril Kongo, công chúng sẽ được chiêm ngưỡng làn sóng nghệ thuật “Truyền thống mới” với những trải nghiệm thú vị đến từ di sản nghệ thuật truyền thống.
“Âm – thanh sắc – màu” – âm vang của “truyền thống mới”
Với tinh thần trở về với văn hoá bản địa mạnh mẽ và tôn vinh quá trình sáng tạo những chất liệu mới, Cyril Kongo và 84NOISE đã cùng những nghệ sĩ trẻ chia sẻ chung tầm nhìn rằng: Chúng ta – người Việt Nam thế hệ mới mở lòng đón nhận văn hóa toàn cầu nhưng sẽ ra thế giới với bản sắc văn hóa của mình.
Trong “Âm -thanh sắc- màu” các yếu tố nghệ thuật phương Tây như kèn Trumpet, Hip hop, kĩ thuật scratching” của DJ sẽ hòa quyện cùng chất liệu bản địa lấy cảm hứng từ văn học, nghệ thuật dân gian và truyền thống Việt Nam như múa Chèo, trống cơm, đàn tranh… Tất cả được trình diễn, thăng hoa trong không gian graffiti mang đậm dấu ấn của Cyril Kongo.
Graffiti là một trong bốn khía cạnh cơ bản của Hip hop bên cạnh “turntable” (kĩ thuật DJ), “rap” (kĩ thuật hát rap) và “breakdance” (kĩ thuật nhẩy). Trên thực tế, thuật ngữ graffiti chính thức trở thành một chủ đề văn hóa kể từ những năm 1970s tại Mỹ, xuất hiện trước cả Hip hop. Graffiti sử dụng sự biến hóa từ chữ cái, ký tự để thể hiện góc nhìn của tác giả về cuộc sống xung quanh họ. Nhiều người cho rằng graffiti là hành động phá hoại của công để đấu tranh tư tưởng; nhiều người lại coi đây một loại hình nghệ thuật; hoặc cùng lúc là cả hai. Cyril Kongo không chỉ góp phần lớn trong quá trình đấu tranh bảo vệ graffiti dưới danh nghĩa nghệ thuật, mà còn không ngừng đổi mới và sáng tạo nền tảng graffiti vượt ngoài khuôn khổ đường phố. Chia sẻ chung tinh thần sáng tạo vượt mọi giới hạn trong nghệ thuật của Cyril Kongo, các nghệ sĩ mang tới màn trình diễn là minh chứng rõ ràng cho một làn sóng “truyền thống mới”, rằng tinh thần của văn hóa bản địa có thể đến từ bất cứ loại hình nghệ thuật nào, đặc biệt và giàu tính thẩm mỹ. Cùng theo dõi fanpage của Cyril Kongo Vietnam Gallery và 84NOISE để chờ đón những màn trình diễn sắp tới.
Cyril Kongo – Mang graffiti vươn ra ngoài khuôn khổ đường phố
Cyril Phan, nghệ danh Kongo, là nghệ sĩ graffiti nổi tiếng mang trong mình hai dòng máu Pháp – Việt. Năm 1986, Cyril Phan quyết định bỏ học để theo đuổi graffiti với hai bàn tay trắng, hoạt động dưới tư cách nghệ sĩ tự do và bắt đầu kí nghệ danh Kongo lên khắp các bức tường ở Paris. Hai năm sau, duyên cơ đưa ông đến với nhóm Mort aux Cons (M.A.C), và cùng nhau họ cống hiến hết mình cho nghệ thuật đường phố trong những năm 1988 – 2000. Đây cũng là giai đoạn nở rộ của một thế hệ nghệ sĩ mới tại Pháp, với những tư tưởng đột phá về nghệ thuật đường phố là thế nào và nên phát triển ra sao. Chính quá trình bảo vệ và phát triển hình ảnh của graffiti cùng M.A.C đã khiến công chúng đón nhận Kongo như một trong những tay vẽ graffiti có tầm ảnh hưởng lớn tại Paris giai đoạn cuối thế kỉ 20.
Kể từ năm 2000, Cyril Kongo bắt đầu nghĩ tới những tiềm năng ngoài khuôn khổ đường phố. Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của Kongo khi nhà giám tuyển nổi tiếng Alain-Dominique Gallizia lựa chọn hai bức tranh của ông để trưng bày tại Grand Palais Paris – bảo tàng nghệ thuật danh giá của Pháp. Kongo là nghệ sĩ được nhiều thương hiệu lớn như Hermes, Chanel hay Richard Mille mời hợp tác và chia sẻ tầm nhìn sáng tạo của mình. Năm 2020, ông trở thành nghệ sĩ đường phố đầu tiên có triển lãm cá nhân trưng bày tại Grande Arche De La Defense – không gian văn hóa, nghệ thuật đương đại tiêu biểu của thế giới. Từ con số không tròn trịa, tranh của ông ngày nay được định giá trung bình khoảng 400 triệu VNĐ trên một m2, trở thành một biểu tượng trong cả nghệ thuật lẫn thương mại.
Ý tưởng xung quanh tranh của Kongo thường tới từ dòng chảy thời gian. Ông không cố gắng để tiếp cận nghệ thuật dưới góc độ ý niệm hay thể nghiệm, mà trái lại là những cảm xúc mộc mạc, những kí ức rất con người. Lấy ví dụ với bức Graffiti Parisien – tác phẩm khổ lớn nhất được trưng bày tại phòng tranh Kongo – là lời tri ân của Kongo tới những người anh em đã sát cánh bên ông trong suốt quãng đời hoạt động nghệ thuật đường phố. Ông chọn cách tái hiện lại những kí ức của mình bằng màu sắc rực rỡ. Chúng cho thấy một thế giới quan tràn ngập năng lượng tích cực, toát lên đam mê của anh chàng tuổi đôi mươi sẵn sàng từ bỏ tất cả để theo đuổi nghệ thuật năm nào.
Kongo và chiếc Richard Mille Tourbillon Cyril Kongo 68-01
Khía cạnh tiêu biểu nhất trong nghệ thuật của Kongo chính là khả năng đưa graffiti đi xuyên ngành, đa chất liệu. Ông không ngừng vận dụng những hiểu biết và sáng tạo để tìm giải pháp vẽ lên nhiều bề mặt có tính chất khác nhau. Chẳng hạn, Kongo là nghệ sĩ graffiti duy nhất từng vẽ lên bộ truyền động Tourbillon hàng hàng chục tỉ đồng của một chiếc đồng hồ đeo tay – một điều tưởng chừng không thể. Ông đã chế tạo công cụ vẽ riêng cho không gian cơ học siêu nhỏ và quá trình nghiên cứu mất tới hơn một năm để biến điều không thể thành có thể. Tư tưởng đó kết hợp cùng ngôn ngữ hình ảnh trau dồi hơn nửa cuộc đời với graffiti đã đem lại cho ông tính nguyên bản, không trùng lặp trong thời đại mà những ý tưởng mới ngày càng khan hiếm. Bởi vậy, các thương hiệu tinh hoa như Hermes, Chanel hay Richard Mille tìm thấy ở Kongo những giá trị hoàn toàn khác biệt so với mục đích thuần thương mại hay bài toán lan tỏa trên mạng xã hội.
Thông tin về dự án
“Âm – Thanh Sắc – Màu” được sản xuất bởi 84NOISE – nền tảng sáng tạo nội dung của Việt Nam với những câu chuyện giàu cảm hứng về văn hóa đại chúng, nghệ thuật và phong cách sống. Chỉ đạo sản xuất cho dự án là Lê Minh Quân – nhà sáng lập của 84NOISE, dưới sự đồng hành và bảo trợ của Cyril Kongo Gallery Vietnam.
Chất liệu nghệ thuật của “Âm Thanh Sắc Màu” đã được tích lũy nhiều năm trong hành trình tìm hiểu di sản văn hóa, nghệ thuật dân gian và truyền thống Việt Nam của giám đốc sáng tạo Nguyễn Quốc Hoàng Anh. Ý tưởng nguyên bản của dự án được hình thành qua những buổi đối thoại trực tuyến với Cyril Kongo, khi ông chia sẻ rằng quá trình sáng tạo tác phẩm mới của ông giống như nhạc thể nghiệm: vừa đòi kỹ thuật chính xác, nhưng cũng mang nhiều tính ngẫu hứng trong cách thể hiện, giống như cách ông biến hóa màu sắc và chữ cái trên bất kì bề mặt nào. Cách mà Hoàng Anh đi tìm phương thức kết hợp giữa các chất liệu nghệ thuật khác nhau cũng hoàn toàn tương đồng với quá trình sáng tạo graffiti của Kongo trên những chất liệu và phông văn hóa khác nhau. Đó là sự kết nối giữa màu sắc và âm thanh, giữa chuyển động và âm nhạc.
Kết hợp các yếu tố nghệ thuật khác nhau như jazz, nhạc thể nghiệm, hiphop hay nhạc điện tử và chất liệu truyền thống là là một thách thức lớn, một phần vì phông văn hóa không giống nhau, tiếp đó là do sự khác biệt trong kĩ thuật và nhạc lý. Âm nhạc của nghệ thuật truyền thống gắn chặt với hình thức sân khấu biểu diễn. Khi tách ra khỏi không gian câu chuyện quen thuộc và kết hợp với các thể loại âm nhạc hiện đại, thì việc làm sao để giữ nguyên “tinh thần dân gian và truyền thống” trong khi vẫn phải có tính đặc trưng của thể loại pha trộn này là điều vô cùng khó.
Trước ý tưởng đầy thách thức của các nghệ sĩ, Kongo cho rằng “đó sẽ là một quá trình sáng tạo đầy thú vị, và tôi rất vui khi đồng hành và chia sẻ cùng các bạn”. Dự án được lên ý tưởng trong 2 tháng và sản xuất trong 1 tháng. Đại dịch Covid-19 khiến quá trình làm việc và luyện tập cũng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi nhóm nghệ sĩ đến từ nhiều địa điểm khác nhau như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Paris. Trong quá trình sáng tác và dựng bài, các nghệ sĩ đã trải qua rất nhiều khó khăn trong việc kết hợp các yếu tố nghệ thuật cá nhân của mình cùng với nhau, thể hiện qua những ngôn ngữ mới, cả về nội dung, hình ảnh và âm nhạc mà vẫn phải giữ được tinh thần của nghệ thuật truyền thống Việt Nam đó là sự tinh tế, chân thành và sâu sắc.
“Âm – Thanh Sắc – Màu” không chỉ là một thử nghiệm táo bạo mà còn là cách tân đầy thú vị, cho thấy ngay cả những loại hình nghệ thuật cổ xưa bậc nhất của Việt Nam nay có thể bảo tồn bằng cách phát triển và hòa quyện với dòng chảy âm nhạc đương đại mà vẫn giữ được những bản sắc đặc trưng riêng của mình.
Các nghệ sĩ tham gia:
Giám đốc sáng tạo & Sản xuất âm nhạc: Nguyễn Quốc Hoàng Anh
Nguyễn Quốc Hoàng Anh sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, anh từng theo học chuyên ngành âm nhạc cổ điển tại Đại học Văn Hóa và Nghệ Thuật Quân Đội và phim tài liệu tại DocLab. Anh còn là thành viên của Trung tâm âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm DomDom dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Trần Kim Ngọc. Cùng sự hướng dẫn của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Sơn, Hoàng Anh tìm hiểu cấu trúc đơn giản của điệu thức ngũ cung và những âm thanh riêng biệt của người Việt để hình thành nên phong cách âm nhạc cá nhân, có tiết tấu mang tinh thần bản địa kết hợp với lối chơi nhạc thể nghiệm và âm thanh điện tử. Anh bắt đầu sáng tác các tác phẩm âm nhạc thể nghiệm và được giới thiệu lần đầu tại Viện Pháp trong chương trình Những chân trời bụi đỏ.
Hoàng Anh đã từng thực hiện các dự án văn hóa và nghệ thuật như phim tài liệu, âm nhạc, sân khấu với sự đồng hành và bảo trợ từ nhiều tổ chức quốc tế như Hội Đồng Anh, trường Đại học Âm nhạc và Sân khấu Hamburg (CHLB Đức)… Trong nước, anh cũng gặt hái nhiều thành công với các dự án cùng Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, hay gần đây nhất là vở diễn đương đại Sơn hậu – Beyond the Mountain lấy cảm hứng từ vở tuồng cổ nổi tiếng cùng tên. Hiện tại anh là đạo diễn tại Creative Production The Fly On Dust và giám đốc sáng tạo tại LENNGAN – hệ sinh thái sáng tạo và nghệ thuật kết nối cộng đồng.
2. Nghệ sĩ trumpet: Phạm Hoành
Phạm Hoành là nghệ sĩ kèn Trumpet, nhà sản xuất âm nhạc. Anh bắt đầu chơi kèn Trumpet từ năm 2003 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh đã làm việc với nhiều dàn nhạc khác nhau tại như Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội. Cùng với sự nghiên cứu và thử nghiệm kết hợp văn hóa truyền thống Việt Nam với cây kèn của mình, Phạm Thế Hoành đã từng hợp tác với Quỹ Giáo dục Châu Á của Đại học Melbourne để kết hợp sáng tác nhạc lấy cảm hứng từ truyền thống để sử dụng trong Chuỗi Podcast Building BRIDGES cho Ngày Nhà giáo Thế giới. Năm 2020, anh cùng những người bạn của mình từ các dàn nhạc khác nhau thành lập Cộng đồng kèn Brass Hà Nội nhằm tạo ra sân chơi cho những người yêu thích kèn nói chung. Bên cạnh việc biểu diễn các chương trình của dàn nhạc và với Hanoi Brass Quintet, anh đang là giảng viên Trumpet tại Trường song ngữ Anh Việt, Trường Quốc tế Anh Quốc và Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS Hanoi).
3. Nghệ sĩ đàn tranh: Hoài Anh
Hoài Anh là nghệ sĩ nhạc thể nghiệm được sinh ra trong gia đình giàu truyền thống âm nhạc. Cô được đào tạo sâu rộng về các nhạc cụ dân gian như đàn tranh, đàn bầu, đàn T’rưng ở Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội; dương cầm và hạc cầm tại Học viện Âm nhạc quốc gia thành phố Bordeaux; nhạc acoustic điện tử tại Học viện âm nhạc George Bizet tại Paris. Dưới sự dẫn dắt và chỉ bảo của nhà nghiên cứu văn hóa, cố giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê, Hoài Anh đã đạt được bằng thạc sĩ Dân tộc nhạc học, chuyên ngành sân khấu chèo tại Đại học Sorbonne Paris năm 2009. Kể từ đó, Hoài Anh trở về Việt Nam, hoạt động song ngành giữa báo chí và nghệ thuật và đã từng biểu diễn các tác phẩm thể nghiệm, đương đại mang âm hưởng truyền thống ở Việt Nam và quốc tế. Hiện tại, Hoài Anh là phóng viên chuyên mục âm nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam.
4. Vũ công Hiphop: Lại Sao Mai
Lại Sao Mai, được biết đến với nghệ danh “Mai Tinh Vi” là vũ công xuất sắc tại Việt Nam trong nhiều kĩ thuật nhảy Hiphop khác nhau như: Waacking, Soul dance, Hip Hop, House. Trong suốt hơn 15 năm theo đuổi Hiphop, “Mai Tinh Vi” đã chiến thắng gần 30 giải đấu quy mô trong cả Việt Nam lẫn quốc tế. Gần đây nhất, Mai đã vượt qua rất nhiều vũ công đến từ Trung Quốc, Đức, Cộng hòa Séc, Malaysia, Singapore để lên ngôi vô địch Hip hop tại giải Urban Jam 2019 do sở du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức. Mai Tinh Vi hiện tại là giám khảo chuyên môn, đa thể loại tại các cuộc thi trong và ngoài nước. Cô cũng bắt đầu thử nghiệm với các lĩnh vực mới như múa đương đại, tiêu biểu có vở “Yes yes, No no” biên đạo bởi Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, NSƯT Trần Ly Ly.
5. DJ: Nguyễn Quang Việt (DJ Jin)
Nguyễn Quang Việt, còn được giới Hiphop biết đến với cái tên DJ Jin, là một trong những tài năng quan trọng trong thế giới Hiphop underground, dẫn đầu trong cộng đồng “scratching”, “beat-juggling” tại Việt Nam. Anh chính là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm “Street Doktorz Records”, đồng hành cùng những rapper gạo cội như DSK, KraziNoyse hay Blak Ray trong những ngày Hip hop còn chưa được công nhận rộng rãi ở Việt Nam.
6. Nghệ sĩ VFX: Vũ An Linh
Vũ An Linh là nghệ sĩ thị giác triển vọng giàu đam mê với bản sắc truyền thống Việt Nam. Hiện anh là nhà sáng lập của studio sáng tạo “Collect and Fuse”, chuyên xử lý hậu kì cho các dự án phim và âm nhạc cho đa dạng nghệ sĩ, từ các rapper đương thời Rhymastic, Binz cho tới các ca sĩ như Tân Nhàn hay Anh Thơ.
Và bây giờ, hãy cùng thưởng thức Âm – Thanh Sắc – Màu nhé.
+ “Vì công việc của em nên chắc em không cần nói về việc em nghe nhạc nhiều không hay âm nhạc quan trọng đối với em như thế nào rồi đó”
+ “Ngoài thời gian của công việc thì thật sự là lúc nào em cũng nghe nhạc, em luôn phải sống với âm thanh, không hẳn là nhạc thôi mà xung quanh em luôn phải có âm thanh, thật ra mọi thứ với em đều là giai điệu: tiếng còi, tiếng xe…”
+ “Em thích sự ồn ào, miễn sao nó không quá phiền, em không biết diễn tả như thế nào nhưng em luôn muốn nghe những tiếng động”
+ “Tuỳ thời điểm và hoạt động mà em sẽ set up những playlist khác nhau”
+ “Em sẽ kể cho mọi người nghe về cuộc sống của em hàng ngày cùng với âm nhạc:
Đầu tiên thức dậy, em sẽ nghe Afro, Jazz, tuỳ hôm, ví dụ hôm đó cần nhiều năng lượng thì em sẽ nghe Afro, nó giống kiểu “ok, bắt đầu vào công việc luôn thôi”, hầu hết từ sáng cho tới trưa em sẽ nghe suốt như vậy luôn, có cả R&B, Hiphop 90s 20oo.
Trưa khi bắt đầu ăn cơm thì xem youtube tutorials, interviews rồi nghe nhạc. Nếu như em ngồi ăn cơm, ví dụ kể cả cơm hộp đi nhưng mà em thích bật mấy nhạc sang sang như Jazz, Blue… tạo cảm giác giống như cung đình, set up không gian ăn ngon miệng, như vua chúa vậy (haha)
Đến chiều thì thường em làm nhạc, không cố định vì có những hôm em dùng cả ngày để ngồi làm nhạc, những lúc vậy em sẽ tập gym, chạy bộ.. rồi nghe những nhạc như Hiphop, torment bass, Club-bass music, uk grime, uk garage..để tăng cảm hứng và năng lượng rồi làm nhạc.”
+ “Ambiance, noise music, alternative, nhạc thể nghiệm, R&B, Hip-hop sẽ đủ nhẹ nhàng với em để em làm việc và creative”
+ “Em lựa chon 20 bài hay nghe nhất, có rất là nhiều thể loại và mood khá random nhưng mà hầu như là nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn”.
+ “Send it on – D’Angelo, bài này là nhạc make lớp nên em thích, nhạc phòng ngủ của em, mặc dù không có ai hết nhưng mà em vẫn nghe nó”.
+”Footsteps in the dark P1,2 – SiR, em nghe bài này từ nhỏ, chắc đó khoảng là cỡ lớp 5 hay lớp 6 gì đó lúc em chơi GTA xong em đào nhạc thì ra bài này, nó làm em thích R&B Souls luôn”.
+ “House party – Sah Babii , nếu như nghe vào buổi sáng nó luôn làm em vui và sảng khoái, lúc nào cũng muốn nhún nhảy để bắt đầu ngày mới và làm việc hiệu quả hơn”.
+ “Nếu thất tình thì có thể là Jewelry – Blood Orange, nhưng mà thật ra là em buồn em không có nghe nhạc, nhưng nếu để recommend cho người khác thì ..yeah bài này kk”.
+ “Nói về vấn đề khi buồn thì em không nghe nhạc..tại sao? tại vì nghe nhạc là em sẽ hết buồn, nghe nhạc rồi là tích cực lên rồi em sẽ tập trung vô nhạc thôi và bỏ luôn việc hiện tại đi, nói chung là âm nhạc nó sẽ đánh lạc hướng mọi cảm xúc của em luôn nên khi em muốn tận hưởng nỗi buồn thì em sẽ tập trung cho cảm xúc của mình chứ không nghe nhạc”.
Như bao nhiêu con người, V2X cũng không giấu được niềm vui khi biết được Rapper Suboi chuẩn bị ra mắt album mới, nhưng trước khi đến với nhân vật chính của hôm nay, chúng ta hãy cùng xem thử tại sao album này lại là tin vui của cộng đồng Rap-Hiphop nhé:
Một câu hỏi được đặt ra là đã bao lâu kể từ khi một nghệ sĩ Rap-Hiphop Việt Nam ra mắt một album? Không hẳn là không có nhưng thực sự là có thể nói đếm trên đầu ngón tay khi nói về đầu ra album chất lượng so với dân số nghệ sĩ Hiphop đang phát triển hiện nay. Đã có nhiều luồng ý kiến nói về việc khi nghệ sĩ ra mắt sản phẩm, Album hiện đang là hình thức trình bày sản phẩm không còn thịnh hành hay thậm chí được gọi là chiến lược kém hiệu quả, nhất là với thị trường âm nhạc phát triển và thay đổi chóng mặt với rất nhiều các xu hướng mới như hiện nay.
Theo đó, Nghệ sĩ sẽ chọn các hoạt động và sản phẩm có tiềm năng chạy theo dòng thời đại và nhịp sống thay vì dành thời gian cho việc tạo dựng cột mốc thành tựu lớn lao? Điều này liệu có đúng? Chưa nói về đánh giá hay phản hồi từ khán giả cho các sản phẩm và nghệ sĩ, nhưng với góc nhìn của V2X, các suy nghĩ trên có lẽ chỉ là quan điểm tức thời được đưa ra để che lấp vấn đề cốt lõi chính là sự chất lượng đồng đều của sản phẩm và khả năng cũng như sự đầu từ của Nghệ sĩ cho album chưa đủ tốt và chỉn chu. Đây không hẳn là việc đáng lên án vì mỗi nghệ sĩ sẽ có mục tiêu và định hướng riêng, hoặc một số ý kiến cho rằng “tập tính tiêu dùng và tiếp cận nghệ thuật của nước ta” còn chưa quá phát triển như thị trường quốc tế nên nếu ra mắt album thì hiệu ứng sẽ không được tiếp nhận tối ưu hoặc dễ bị lãng quên…
Dù không rõ có đúng hay không nhưng vẫn phải công nhận là chúng ta có rất ít các album Hiphop chất lượng. Tuy nhiên, nguồn gốc có là gì và liệu những điều đó có đáng trở thành rào cản hay trở ngại đối với nghệ sĩ để họ có thể chứng minh bản thân và đam mê qua các sản phẩm nặng kí và tầm cao như album?
Trở lại, sau 9 năm kể từ album “Run” (2012), là một nghệ sĩ có bề dày về thành tích cũng như sản phẩm, Suboi sẽ mang lại điều gì cho thị trường Rap – Hiphop đang thiếu hụt những bộ sản phẩm lớn và tiềm lực?
Vì có khá nhiều lí do khách quan nên từ đó cũng đã tạo cho V2X khá nhiều sự mong đợi dành cho Album “No-nê” – Suboi. Có thể nói sau ấn tượng cực tốt từ show truyền hình đình đám Rapviet, từ sự thay đổi về cách chăm chút ngoại hình hay thử sức vũ đạo, dấu ấn Suboi để lại cho số đông khán giả thật sự là khó phai.
Dù gây tiếc nuối khi tuyên bố không tham gia mùa 2 vì muốn tập trung thực hiện album nhưng không hề phụ lòng giới hâm mộ, Suboi đã giữ lời với announcement ấn định ngày ra mắt của Album “No-nê” vào 17/5 tới đây.
Sự thú vị từ cái tên đã ghi một điểm và tạo sự tò mò khá mạnh với fans của Suboi hay thật ra là bất cứ ai. Được biết album có tất cả 10 tracks và trong đó 3 bài đã ra mắt trước đó cũng góp phần xây dựng thương hiệu cho nữ rapper trong 2 năm vừa qua là “Cho không”, “N-Sao” và “Bet on me”.
Ngoài ra các thông tin về album và các sản phẩm còn lại vẫn được giữ kín trừ link để pre-order trên các nền tảng nhạc số. Bên cạnh đó, Suboi cũng đã chơi lớn khi ẩn đi tất cả các ảnh cũ trên IG để tập trung highlight hình ảnh để quảng bá cho “No-nê”. Cho nên, dù không có nhiều tin tức cho thời điểm hiện tại nhưng các động thái cho thấy chắc chắn đây là một dự án đáng mong đợi với khán giả yêu mến Suboi nói riêng và khán giả của cộng đồng Rap Việt nói chung.
Liên tục giữ chân mọi người bằng những cú hint ấn tượng cho bộ sưu tập mới, và lần này FancìClub đã xác nhận với V2X rằng BST mới của thương hiệu này sẽ chính thức drop vào ngày 16/6 tới đây.
BST lấy cảm hứng từ Marrie Antonette và baroque/rocco và những câu chuyện ngụ ngôn của thế giới mang tên ‘Mary had a little lamb’, với ý tưởng đến từ sự ngây thơ và feminity. FancìClub sẽ hình tượng lên cô gái Mary xinh đẹp trong những câu chuyện/bài hát. Và sự tương phản cho nét trong sáng nhưng đầy kịch tính của câu chuyện ‘Boy who cries wolf’. Những nhân vật cổ tích, sự vui tươi của câu hát,..tất cả đc phát hoạ trong thế giới trẻ trung và kích thích của FancìClub.
FancìClub thành lập năm 2020 bởi nhà sáng lập Duy Trần, thương hiệu đã bước vào thị trường với 2 dòng sản phẩm chính là thời trang tái chế và dòng thời trang thiết kế. Cá tính của Fancì là sexy tự tin và nổi loạn, Thông điệp thể hiện qua các sản phẩm của thương hiệu gửi đến khách hàng mong muốn chúng ta hãy tự tin hể hiện cá tính thời trang riêng của mình. Style thiết kế của Fancì đến từ sự ngẫu hứng, đường cong của cơ thể và nhiều kỹ thuật khác nhau kết hợp lại (kỹ năng cuốn biên, xử lý chất liệu vải,…) đã tạo nên những ấn tượng rõ nét trong chặn đường chinh phục thời trang, cho thấy dù xuất hiện chưa lâu nhưng sự chuẩn bị của FancìClub cho hành trình này vô cùng kĩ lưỡng.
Ngoài đóng góp mới cho thời trang Việt Nam thì FancìClub cũng đã nhăm nhe đặt chân lên bản đồ thời trang châu Á khi bất ngờ vào năm 2020, 2 thiết kế của thương hiệu đã có mặt tại MV Lovesick Girl của BlackPink trong outfit của 2 cô nàng Jennie và Rosé.
Chỉ còn 3 ngày nữa BST sẽ được ra mắt, chúng ta cùng xem trước những look đầu tiên nào!
“TÔI THẤY GIAO TIẾP DỄ DÀNG HƠN QUA HÌNH ẢNH MINH HOẠ LẤY CẢM HỨNG TỪ ANIME”
Mới đây Nathalie Nguyễn đã có một cuộc hợp tác với Netflix để thiết kế và thực hiện 2 món merchandise trong dự án “Nathalie Nguyen x Yasuke & Eden” cho 2 series anime cùng tên của Netflix. Netflix cũng đã ra mắt website Netflix Shop để ra mắt các merchandises này, trong đó, danh sách dòng sản phẩm còn bao gồm: Một BST thời trang về Yasuke của Jordan Bentley và thương hiệu Hypland của anh, một mô hình áo giáp và vòng cố của Yasuke bởi nhà thiết kế Kristopher Kites, một bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ Eden của thương hiệu BEAMS.
Đối với Nathalie, “thách thức thực tế” không chỉ là một cách miêu tả phù hợp về gu thẩm mỹ của cô ấy mà còn là hiện thực của cô. Một nhà thiết kế tài năng trên nhiều phương diện — từ hội họa đến tạo mẫu 3D đến may vá — Nathalie chủ yếu được biết đến với việc tạo ra những tác phẩm thời trang tuyệt vời, chỉ có kỹ thuật số theo phong cách cyberpunk (mặc dù cô ấy chọn thay thế các sắc điệu với độ bão hoà thấp – đặc trưng vốn có của thể loại này – để đẩy mạnh phát triển cho sự sống động của màu sắc kỹ thuật).
Thêm vào đó, kết hợp tình yêu với anime và hình ảnh minh hoạ cùng với chuyên môn về mô hình 3D, Nathalie đã tạo ra ma thuật với một phong cách bí ẩn trong hình dạng một chiếc đồng hồ “Yasuke” HRT và món đồ chơi Kendama lấy cảm hứng từ “Eden”. (Theo Netflix)
Sơ lược về 2 series Yasuke và Eden trên Netflix:
Anime Yasuke đã ra mắt vào ngày 2 tháng 4 trên toàn thế giới trên Netflix. Nhân vật chính của câu chuyện dựa trên nhân vật lịch sử Yasuke, một samurai gốc Phi từng phục vụ dưới quyền của Oda Nobunaga trong thời kỳ Chiến quốc của Nhật Bản vào thế kỷ 16.
Anime The Eden ra mắt trên Netflix trên toàn thế giới vào ngày 27 tháng 5. Câu chuyện lấy bối cảnh hàng nghìn năm trong tương lai, nơi một thành phố được gọi là “Eden 3” chỉ có một mình những người máy mà những người chủ cũ đã biến mất từ lâu.
BST SS21 là một chương tiếp theo của BST FW20 – kể về khởi đầu mới của một tương lai nhiều hy vọng sau một năm đầy sự suy ngẫm và thích nghi của đại dịch Covid-19. Nhận thấy sự thay đổi trong cách ăn mặc của mọi người và đặt sự thoải mái và tiện dụng lên hàng đầu nên bst lần này được lấy cảm hứng phần lớn từ Workwear. Điều này được thấy rõ qua các uniform looks có nhiều túi tiện ích với form dáng vừa vặn và rộng rãi. Đồng thời, nhiều mẫu thiết kế trong bst lần này cũng được phát triển theo hướng đi mềm mại hơn với cảm hứng đến từ sự sắp xếp tự nhiên của những cánh hoa trong các tác phẩm nghệ thuật hình ảnh/tranh vẽ về Hoa được Forty Three thể hiện qua kĩ thuật Xếp Vải và Phân Lớp, Từ đó, mọi người sẽ thấy được những cut-outs ở những vị trí lạ mắt và đường viền cổ áo không đối xứng. 43 lần này cũng muốn thử nghiệm cách phối màu tương phản bằng cách sự dụng màu Hồng Neon và màu Vàng Nghệ trên bảng màu lặng.
Thông điệp Forty Three muốn truyền tải đến cộng đồng trong BST lần này luôn lạc quan, tích cực và đi theo tiếng gọi của bản thân. Không ngừng tôn vinh sự tự do trong cách thể hiện bản thân, thúc đẩy giới hạn về tình yêu và đừng quên tận hưởng mọi khoảnh khắc trong hành trình đến với tương lai đầy hi vọng.
BST vừa được ra mắt vào ngày 4/6 vừa rồi, cùng V2X trải nghiệm các sản phẩm mới của Forty Three nhé.
+ “Mỗi ngày của em là một vòng lặp, thức dậy – đến văn phòng làm việc – về nhà thôi, em ít ra ngoài và em là kiểu thích tận hưởng khoảnh khắc đặc biệt trong ngày hơn là tạo lịch trình đặc biệt. Em nghe nhạc ở nhiều thời điểm xen kẽ trong ngày, trên đường đi làm – đi tắm … cũng khá random, nếu tính trung bình một bài là 3 phút thì có lẽ 1 ngày em dùng 3-4 tiếng để nghe nhạc đó, cũng không cố định lắm sẽ có ngày nhiều hơn, ngày thì ít hơn”.
+ “Có thể 3-4 tiếng nghe nhạc/ ngày của em thì không nhiều lắm đâu nhưng em thấy âm nhạc khá quan trọng với em, Music save my life, haha. Nói chung nếu không có nhạc thì cuộc sống của em chắc nó nhạt nhẽo lắm vì không có mood làm bất cứ việc gì hết”
+ “Thường em chỉ nghe những nhạc em thích thôi chứ em không có tìm nhạc mới, những gì mà nó đến với em bất chợt mà thấy catchy và hợp với em thì em nghe nhưng em không bao giờ chủ động tìm cái mới để nghe.”
+ “Nghe nhạc thì chắc không giúp được nhiều trong công việc của em hay gì đâu, chủ yếu là nó giúp nhiều cho phần tâm trạng, kiểu như mình thấy được an ủi hoặc cũng có thể cảm thấy tốt lên. Âm nhạc nó củng cố cảm xúc của em trong từng thời điểm nhất định, còn inspiring thì có nhưng mà ít.
+ “Em thích nghe hiphop, nhạc điện tử. Đa số là nhạc điện tử của các nghệ sĩ như Odesza, Flume”
+ “Tại vì nhạc nhạc có lời nhiều khi nó bị cụ thể về một mood hoặc một hoàn cảnh nào đó vì khi đã có lyrics thì nó sẽ giới hạn nội dung, sự tận hưởng cũng như trí tưởng tượng của mình mà em thì không thích như vậy”
+ “Đối với em nhạc không lời thì nghe lúc nào cũng được, dù là đang vui hay đang buồn thì nó tuỳ thuộc vào, em tự điều khiển cảm xúc của mình chứ không để âm nhạc dắt cảm xúc trong em. Em chơi nhạc chứ không có để nhạc chơi.
+ “Thật ra nhạc em nghe nó cũng không phải nặng nề lắm đâu nhưng có thể loại nhạc chắc chắn em không nghe được là Lo-fi, Indie, mấy cái đó quá nhẹ với em, quá chill and i’m no chill”, cười.
+ “Hiện tại trong playlist của em có 3 nghệ sĩ, đây là những nghệ sĩ em thích nhất và có thể nghe đi nghe lại mọi lúc mọi nới là Odesza, Flume, Gorillaz. Trong playlist có tới 3 bài của Odesza, nếu mà em có thể em sẽ để hết nhạc của Odesza vào đây nhưng em đã cố gắng gói gọn 3 bài em thích nhất”.
+ “Odesza là một nhóm producer gồm 2 người, em biết đến Odesza chắc khoảng từ 2011, vậy là cũng được 10 năm rồi. Em có rất là nhiều kỉ niệm với nhóm này, và có một lần em đã được đi xem Odesza live rồi”.
+ “Nhạc của Odesza rất là Unique, không thể nào mà biết thêm ai có thể làm được giống như vậy, chiều sâu âm nhạc của họ thật sự không thể so sánh, nghe thử mọi người sẽ thấy được rất là nhiều tầng lớp, rất sâu sắc, những layers khác nhau làm cho mình không hiểu được làm thế nào họ có thể làm ra một bài nhạc với những ideas như vậy, tư duy âm nhạc của họ sẽ cuốn mình vào một chiều sâu không gian nào đó…”
+ “Em từng khóc lúc được nghe live của Odesza”
+ “Flume cũng là một nghệ sĩ cũng đặc biệt, những cái âm thanh kiểu uốn éo em cũng không biết nó là gì vì phần đó thiên về kĩ thuật và chuyên môn nhạc nhiều hơn, nhưng mà hay. Với em cũng thích tính cách của Flume, anh khá là lập dị”
+ “Gorillaz là một band virtual, dùng giọng thật nhưng không phải người thật, 4 thanh niên này hát rất nhiều thể loại, đôi lúc hát nhạc khá là turn up nhưng đôi lúc lại là các nhạc tình cảm kiểu melo”
+ “Thích Gorillaz ở chỗ là nhiều khi lời nhạc của họ là lời buồn, nói về nỗi buồn nhưng nhạc thì rất là upbeat nên làm mình nghe như vừa được an ủi, đánh đúng cái chỗ buồn của mình nhưng cũng làm nó trở nên tươi vui và thoải mái hơn”.
+ “Em nghĩ list nhạc của em cũng khá kén người nghe, dù em đã rất là cô đọng rồi nhưng nếu để cho mọi người có thể cảm được thì có thể thử nghe “On Melancholy Hill” trước vì nó …có lời. Còn các bài khác thì mọi người có thể chọn cho mình một thời điểm thích hợp nào đó cũng được”.