Categories
Fashion

SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TRONG THỜI TRANG – GIẢI PHÓNG HAY KÌM HÃM?

Thời trang là một hình thức thể hiện bản thân và bản sắc. Bạn có bóng bẩy không? Đầu óc kinh doanh? Một người sành điệu? Hay cổ điển? Thời trang thể hiện thông qua quần áo có xu hướng phản ánh hành vi, suy nghĩ hoặc hoàn cảnh. Có những xu hướng thời trang kỳ quặc xuyên suốt lịch sử, kể một câu chuyện về con người của thời đại và nền văn hóa đó.

Vậy điều gì được phép làm trong thời trang và những quy tắc được gọi là “chuẩn mực xã hội” từ đâu xuất hiện ? Tranh cãi này không phải là mới trong thời trang và dường như nó đã xảy ra từ khi bắt đầu những runway show. Con mồi mà các tổ chức xã hội không phân biệt đối xử nhắm đến trong lịch sử thời trang điển hình là Alexander Mcqueen qua BST “Highland Rape” Fall/Winter 1995 và John Galliano tại Dior qua BST “Homeless Couture” Spring/Summer 2000 và còn nhiều hơn thế nữa.

Một sự thật là các nhà thiết kế có ý nghĩa đằng sau những bộ sưu tập của họ đều bị công chúng hiểu sai. Ví dụ Alexander Mcqueen đã sử dụng hình ảnh hiếp dâm thông qua các trang phục rách tả để lộ ngực của người mẫu runway nhằm ám chỉ việc bắt cóc, hiếp dâm, tống tiền ở Scotland,..Vì những dư luận trái chiều không mong muốn mà Alexander McQueen đã bị rơi vào trầm cảm thời gian dài và cái kết đau thương dẫn đến cái chết của ông. Sự thật sẽ bị bóp méo một cách đầy tàn nhẫn và chua xót khi không ai có thể hiểu họ. Vậy tại sao chúng ta lại quá khắt khe đến sự sáng tạo của họ đến như vậy ?

Bất kể những ý nghĩa đằng sau những bộ sưu tập đó là gì, thật nguy hiểm khi bạn phá huỷ tên tuổi của một nhà thiết kế chỉ vì bạn không thích bộ sưu tập của họ. Mặc dù bạn có quyền tự do ngôn luận hay là một nhà phê bình thời trang nhưng bạn lại đặt ra những “quy tắc” trong việc sáng tạo khiến cho các nhà thiết kế khao khát truyền bá những thông điệp ý nghĩa bị ảnh hưởng nặng nề từ dư luận.

Thời trang là một phương tiện biểu đạt tương tự như điện ảnh, TV, văn học, hội hoạ,..Nhưng thật không may thời trang khó khăn hơn rất nhiều, do những quan niệm về lợi ích rằng trước khi là một tác phẩm nghệ thuật thì nó phải là một sản phẩm bán được. Điều này là một rủi ro lớn ảnh hưởng đến sáng tạo của các nhà thiết kế và những người đứng đầu các nhãn hiệu thời trang: “Chúng tôi bị mắc kẹt với các nhà thiết kế thà hoà hợp với sự buồn tẻ hơn là nắm lấy cơ hội và hoà nhịp vào số đông.”

Mặc dù có thể nói thời trang là tự do sáng tạo, mọi thứ đều được cho phép trong thời trang nhưng liệu có một dòng sông hay ranh giới nào không nên vượt qua? Sẽ thật buồn cười nếu như nói không có sản phẩm hay bộ sưu tập thô thiển, thiếu tôn trọng nào. Vì trong mỗi người chúng ta vẻ đẹp không thể định vị, nó có thể đẹp, ý nghĩa với người này nhưng lại gây khó chịu với người kia.

Như tiêu đề của bài viết, bạn sẽ làm gì ? Giải phóng hay kìm hãm ?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *