Categories
Music

LINH ABI-WASABI – “Đơn giản là muốn thay đổi bản thân”

“… vì những thứ tốt hơn, và người khác cũng có thể như thế”

Ngô Phương Linh hay được gọi là Abi Wasabi (Abi was Abi), một trong những người sáng lập ra Gãy – nền tảng về âm nhạc và nghệ thuật phi lợi nhuận từ năm 2019. Mối liên hệ giữa Abi và Gãy khá mật thiết, vì thiếu một sân chơi tự do và thoải mái cho mình và bạn bè nên Abi đã lập ra Gãy. Một không gian thoải mái, tự do, chia sẻ cho nhau những thứ không thể kể dễ dàng ở đời thực. Ở đó Abi vui, Abi nhảy và mong muốn phá bỏ những rào cản do chính bản thân hay xã hội tạo ra. Suy nghĩ “Thay đổi bản thân vì những thứ tốt hơn” cũng từ đó mà ra.

Không chỉ tại Gãy mà cả những mối quan hệ trong đời sống, Linh Abi đã trải nghiệm được rất nhiều. Và có cả vui, cả buồn. Con người trong một cuộc sống nhanh như thế này, gặp rất nhiều áp lực và không phải điều nào cũng có thể chia sẻ trên mạng xã hội, bạn bè hay thậm chí với người thân trong nhà. Chúng ta thường nghĩ rằng, những câu chuyện đó chỉ xảy ra với chính bản thân nên thường giữ kín trong lòng. Và Abi – “Mong muốn cho bản thân mình tốt hơn” – với một trải nghiệm buồn để tìm sự đồng cảm cho chính mình, đã tạo ra Podcast “IPO kể chuyện Gãy” với InPsychOut. Và với một sự chân thành, Podcast đã tìm được nhiều rất đồng âm cùng chia sẻ câu chuyện.

“Thay đổi thế giới, thay đổi mọi người ư?”

Không, Linh cho rằng mọi sự thay đổi phải đến từ bản thân. Mong muốn thay đổi cả thế giới không phải là động lực của Linh Abi. Non sông khó đổi, bản tính khó dời – Con người ta muốn tốt hơn, thay đổi hơn chỉ khi nào người ta muốn vậy thôi. Và Abi sẽ là chất xúc tác để giúp mọi người làm việc đó.Được hỏi “Là một người phụ nữ trẻ, Abi có cảm thấy những việc mình làm có thể hiện được tiếng nói của phụ nữ trong thời đại mới không?”

Thì cô gái trẻ nở một nụ cười khanh khách, nói một câu mà V2X rất ưng ý:

“Abi chưa bao giờ nhìn nhận về vấn đề phụ nam, phụ nữ cả. Con người dù ở bất kì giới tính nào cũng đều là một bản chất, một cá thể”

Và thành công hay không? Nó nằm ở năng lực chứ không phải là ở “Giới tính”. Đó là điều Abi hướng tới, giá trị của đàn ông hay đàn bà chỉ được phân biệt ở “SEX” – giao phối giống loài. Còn ngoài chuyện đó ra, mọi người đều như nhau cả. Đàn ông cũng có thể làm nội trợ hay đàn bà cũng có thể làm những chuyện đao to búa lớn.

*Nghe nhạc của Abi Wasabi :

**Nghe podcast :

Categories
Music

NODEY FT. SUBOI – Đôi Khi [MV REVIEW] ĐƯA VIỆT NAM VÀO PHÉP ẨN DỤ

Hip-Hop Culture on the move

Xem MV “Đôi Khi” (ca khúc do Suboi thể hiện và sản xuất bởi nghệ sĩ người Pháp gốc Việt Nodey) giữa bối cảnh bùng nổ xu hướng của Rap Việt & King of Rap, đối với giới phê bình và những người hâm mộ thể loại này, chẳng khác gì một cái hít căng đầy lồng ngực không khí ngày chớm đông, mát lạnh và trong lành.

Ai cho rằng hip-hop không thể tiếp tục phá vỡ những giới hạn? Không phải tôi. Theo dõi văn hóa đại chúng Việt Nam và thế giới từ những năm 2000, tôi dám chắc đây mới là khởi đầu. Rapper Việt thường chọn cách biểu tượng hóa và sử dụng lối diễn đạt chân thực để kể những câu chuyện truyền cảm hứng. Nhưng “Đôi Khi” thì khác, bằng một cách trực quan đã đưa chúng ta đến một nơi hoàn toàn mới, vượt xa vùng an toàn.

Kể về câu chuyện tình yêu giữa hai nghệ sĩ đến từ hai thế giới khác nhau, “Đôi Khi” đặt Nodey & Suboi giữa một “bức tranh âm nhạc” mơ hồ nhưng sâu sắc. Với chất liệu được lấy ra từ các ảnh hưởng phong phú ở Việt Nam và khắp thế giới, những cảnh quay mang đến niềm hạnh phúc, sự khám phá và khát vọng trong một phép ẩn dụ mở rộng, điều mà cá nhân tôi chưa từng thấy ở bất kỳ MV Việt Nam nào.

Longing, Expectations

Thông qua cảnh những người đeo mặt nạ đang ra sức để kết nối với nhau: họ thường bị phân tâm bởi những biểu tượng, đôi lúc trở nên hỗn loạn và luôn luôn bị cô lập, “Đôi Khi” nhấn mạnh rằng hành trình đi tìm tri kỷ là một thử thách. Cơ hội luôn hiện hữu nhưng không phải nỗ lực nào cũng thành công.

Chỉ đạo nghệ thuật đã khéo léo pha trộn chiếc mặt nạ mang cảm hứng của Margiela (bạn còn nhớ chiếc mặt nạ đính đá của Kanye chứ?) cùng chất liệu vải và màu sắc đặc trưng Việt Nam, với phong cách mặt nạ phòng độc cyberpunk và bóng dáng của Goth Ninja.

The Queen blossoms

Ở đỉnh cao của trò chơi, cảnh quay đã tài tình đặt Suboi tại giao điểm giữa quá khứ nơi cô từng máu lửa, tung hoành cùng nhạc rap và hình ảnh hiện tại, người mẹ Việt trìu mến đang trị vì. (Hoàng Thùy Linh từng diễn giải điều này theo một phong cách khác với vai Thánh Mẫu trong MV Tứ Phủ của mình). Đứng giữa bông hoa sen người đầy biểu cảm, trông gần giống như một biểu tượng thu nhỏ nằm sót lại trên bãi cỏ, Suboi tạo nên một cảm giác tích cực và tự tin, dẫn đến…

The Father & the Child

Tạo dáng với một tư thế đặc biệt, Nodey (ngoài đời, là cha của con gái Suboi và bạn đời của cô ấy) xuất hiện kín đáo, nhường lại hoàn toàn tâm điểm cho nữ hoàng của anh, người sáng tạo.Một nhà sản xuất đúng nghĩa, anh đứng bất động bế một đứa trẻ tưởng tượng, chẳng khác gì người cha vô danh của Chúa Kitô, Joseph. Là một người theo chủ nghĩa chiết trung và đầy tâm linh, Nodey tỏ ra ngạc nhiên khi chứng kiến sự tương đồng, nhưng anh không bác bỏ điều đó. Người thợ mộc, nhà sản xuất âm nhạc, người chế tác chính là anh trong dự án này.

Một nghệ sĩ khiêm tốn nhưng nuôi chí lớn, Nodey đã đi khắp nơi trên thế giới tìm kiếm chính mình (từ Pháp qua Ấn Độ, Đức đến Trung Quốc, trước khi cập bến Việt Nam). Để rồi chuyến hành trình kết thúc với kết cục bất ngờ nhất: một mối quan hệ.

Balance & Happiness

Đốm sáng hiện lên từ giữa cảnh hỗn loạn chính là khoảnh khắc Nodey & Suboi cùng hướng về phía mặt trời, ngồi trên đỉnh một khối ghế nhựa (những đồ vật có vẻ tầm thường này lại chính là alpha & omega của sự gặp gỡ và kết nối xã hội tại Việt Nam). Họ cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc, bất chấp mọi cách biệt tồn tại ở thế giới này.

Behind the Scenes video – Hải-Anh & Hồng Anh Nguyễn

Categories
Music

NODEY – “Đầu anh bị rối như âm nhạc anh làm”

Nodey là một producer người Pháp gốc Việt, mang trong mình âm hưởng của đường phố Paris và là chồng của nữ rapper Suboi.Từ khi còn là một cậu bé, âm nhạc đã là một niềm đam mê mãnh liệt với Nodey. Trong những giai đoạn thập niên 90s, bao phủ xung quanh Nodey là những giai điệu của Euro Dance và không thể thiếu nhịp đập của Hiphop đến từ miền Đông nước Mĩ.

Tuy sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng bố mẹ là người Việt nên văn hóa Á Đông vẫn còn trong Nodey. Đó cũng là một phần lí do vì sao Nodey lại yêu thích Wu-Tang Clan khi mà những rappers này lấy rất nhiều cảm hứng từ các bộ phim võ thuật của châu Á. “Tôi có thể liên tưởng và nhận thấy sự kết nối giữa mình và thứ nhạc của Wutang”. Nodey chia sẻ.

Paris thời điểm đó chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa hiphop của Mỹ, nhưng không hẳn là một phiên bản “Copy-paste” mà đã được biến thành một thứ gì đó của riêng mình. Hiphop của Pháp lộn xộn, ồn ào và luôn “máu tiết”. Mà điểm khởi nguồn đến từ những vùng ngoại ô của Pháp, tại nơi đó, môi trường đa chủng tộc – đa văn hóa với sự góp mặt của những người Pháp gốc Arab, châu Phi và cả châu Á.

Sự hòa trộn những điểm khác biệt của cội nguồn cùng với văn hóa đại chúng đương thời – đã tạo ra một DNA riêng biệt của “French Hiphop”. Và đó cũng là thứ chúng ta có thể thấy được trong âm nhạc của Nodey – lộn xộn, ồn ào, kén người nghe, như một cách chứng minh về thứ đã gây ảnh hưởng và cội nguồn của mình.

Trong thời gian nghiên cứu về ngành kĩ sư âm thanh, Nodey đã từng làm việc và sản xuất âm nhạc cho rất nhiều rappers người Pháp – trong đó có một người bạn rất thân là Youssoupha. Hai người ảnh hưởng và bổ trợ lẫn nhau. Youssoupha là 1 rapper người Pháp gốc Phi, cùng thời với Nodey – cũng bị tác động bởi East Coast Hiphop nhưng Youss cũng mang vào trong đó các văn hóa châu Phi của mình. Điều này đã là 1 niềm cảm hứng rất lớn với Nodey trong con đường tìm bản sắc riêng cho âm nhạc của bản thân.

Trong suốt 3 năm, Nodey đi khắp thế giới (Berlin, Ấn Độ, Trung Quốc) để tìm thêm cảm hứng cho âm nhạc cũng là xác định lại về bản thân và trả lời câu hỏi “Who are you?” “What’s your identity?”. Suốt hành trình của bản thân, Nodey cũng đã có thêm cảm hứng mới các loại hình nghệ thuật đương đại mới ngoài hiphop. Khi câu chuyện đã đủ, cảm hứng đã tràn thì album “:-)” ra đời như 1 cách kể lại toàn bộ cũng như sự thử nghiệm về 1 thứ hiphop trộn lẫn các yếu tố nghệ thuật khác.

Và 1 kết cục vui cho Nodey khi hành trình đó, Nodey đã tìm được 1 “nhân tố mới”. Đó chính là Suboi, nữ rapper và là người đồng hành cùng Nodey hiện tại. Hai người đã kết hôn và bé gái Nina đã ra đời như một câu trả lời đầy thỏa mãn cho anh.

Album “:-)” được nghe trên các platform từ hôm nay: https://jaj.lnk.to/Nodey

Categories
Fashion

BÁCH VÕ – Con Ngài của nên thời trang đường phố

Bướm đêm (Con Ngài) không đẹp đẽ như những con bướm bình thường, chúng tạo cho ta một cảm giác khó chịu kèm sợ hãi. Nhưng chúng ta không bao giờ rời mắt được nó, một cách tự nguyện và đầy thôi mien. Vẻ đẹp của chúng là vẻ đẹp không hào nhoáng. V2X Mag xin được giới thiệu với bạn đọc một con “Ngài” của thời trang đường phố Việt Nam – Bách Võ.

Khi mà trong một kỉ nguyên của xu hướng, của nhạc Rap hay những trào lưu catchy, Bách Võ lại tìm thấy được con người của mình của một dòng chảy văn hóa thập niên 70s – 80s “Punk/Post – Punk”. Người ta biết tới Bách Võ nhiều qua những outfits “bình thường nhưng không bình thường”. Bình thường của thời điểm Rock thống trị nhưng không bình thường tại thời điểm này, dĩ nhiên người ta không nhìn Bách Võ với một ánh mắt đầy thiện cảm. Nhưng như con ngài, sự khác biệt – hiểu và biết những gì mình yêu, đã làm nên một “Bách Võ” không nhầm lẫn với bât kì người nào khác.

Và đó cũng là lí do mà VietnameseIndigo ra đời. Indigo là 1 từ đa nghĩa, và trong trường hợp này – là thế hệ trẻ Indigo, một thế hệ cảm nhận được mọi thứ xung quanh theo cách riêng của mình, phá vỡ những rào cản cũ. Một cộng đồng thời trang phát triển cũng đầy tùy hứng như người sáng lập ra nó vậy – Bách Võ. Tự do, phóng khoáng, sống với con người thật.

Yếu tố cộng đồng cũng không hề bỏ nhỏ khi mà Bách Võ và VietnameIndigo tổ chức các hoạt động mang tính “Sustainable Fashion” / “Thời trang bền vững” bằng việc custom các quần áo đã qua sử dụng, các hoạt động từ thiện và về những gì mà con người đã làm với môi trường xung quanh.

Nhưng – như con ngài vậy, liệu Bách Võ có quá “đơn độc” trong một kỉ nguyên thông tin đại trà và nhạy bén này?

Categories
Fashion

BINPOS – Chàng trai nổi loạn say mê những giá trị cũ kỹ

Anh nghĩ rằng anh truyền cảm hứng cho Sài Gòn. Sài Gòn cho anh nhiều cái thật, nhiều cái để học. Anh thấy Sài Gòn giờ thay đổi nhiều thứ lắm vì ngày xưa không có gì hết.”

Binpos (viết tắt của Bin Possible) có lẽ đã là cái tên không còn xa lạ với những người đam mê thời trang tại Việt Nam. Họ biết anh với tư cách nhà sáng lập của thương hiệu AAH Midnight Club, biết đến anh qua phong cách độc đáo mà chính chủ bộc bạch rằng “anh thấy gì đẹp thì anh mặc”. Vì kín tiếng nên ít ai biết rằng ở bản thân Binpos luôn ẩn chứa những điều thú vị.

Binpos đến từ miền biển Mũi Né sau đó anh chuyển đến Sài Gòn để học tập và lập nghiệp tại đây. Chính cái vùng đất nhộn nhịp đầy tiếng còi xe hoà quyện trong những tòa nhà chọc trời ấy đã khiến anh lưu luyến rất nhiều. Binpos vui vẻ nói với chúng tôi rằng “Anh quý Sài Gòn lắm”. Anh yêu mến con người và bạn bè của mình ở nơi đây. Đừng để những thước hình của Binpos ở mạng xã hội đánh lừa bạn rằng anh rất khó gần. Bởi vì bên trong anh là sự hòa đồng, cởi mở như ngọn lửa ấm áp giữa mùa đông. “Thật sự anh lúc nào cũng phải có bạn. Tết nào về quê anh cũng nhớ mọi người hết.”


Dưới điệu nhạc đầy phiêu diêu và ma mị của Shine On Crazy Diamond hòa quyện cùng chất men nồng từ những chai vang ở buổi gặp mặt, Binpos đã chia sẻ cho chúng tôi nhiều điều về lifestyle của bản thân. Với cá nhân Binpos, cả ba yếu tố âm nhạc – thời trang – phim ảnh như được kết nối với nhau bằng một sợi dây mang tên sáng tạo.

Song, phải là phim cũ, nhạc cũ mới có thể thỏa lòng sở thích của anh. Âm nhạc và phim ảnh là hai thứ gắn liền quan trọng với cuộc sống của Binpos. Chúng như những chất kích thích ngọt ngào “trói buộc” anh với cuộc sống này. Khi buồn, vui, đau lòng hay bức bối, âm nhạc sẽ trở thành thứ lột tả chính xác tâm trạng của mỗi người nên nên anh cho rằng không có khái niệm sẽ thích một thể loại nhạc nhất định. Thế nên, Binpos nghe nhiều thể loại khác nhau, miễn sao nó đúng với tâm trạng và bản thân anh có được sự đồng cảm với nó, thả hồn vào đó.

Về phim ảnh, Binpos chia sẻ với chúng tôi rằng anh thích xem  nhất những phim cũ thuộc thập niên 70-80 cùng 90 vì cả nội dung lẫn hình ảnh của chúng đều rất hay và lôi cuốn anh. Có những ngày, anh ấy có thể thức đến tận sáng chỉ để xem 5-6 bộ phim mang nhiều thể loại cảm xúc khác nhau, đặc biệt là những phim tâm lý, thriller và chứa  plot twist. Vì say mê những giá trị cũ kỹ đó nên cá nhân Binpos không hứng thú với những tác phẩm điện ảnh của thời đại sau này cho lắm dù anh biết vẫn có nhiều phim rất hay. “Chắc vì anh thích những gì mang màu sắc cũ hơn, những giá trị xưa cũ đối với anh là những thứ đẹp đẽ nhất, đầy hoài niệm.”

Như đã nói phía trên, không chỉ âm nhạc và phim ảnh, Binpos có niềm đam mê thời trang chảy mãnh liệt trong máu và cả con tim. Anh ấy yêu thời trang vô cùng. Từ khi còn bé cho đến hiện tại,  Binpos quyết định chỉ làm duy nhất thời trang cho đến khi nào làm được “một cái brand siêu xịn”. Dẫu biết rằng sản phẩm từ thương hiệu của mình hiếm chiếm lòng được đại thị hiếu tại Việt Nam nhưng Binpos nào có sợ điều đó. Vì anh biết rằng nếu ai thích style của anh sẽ tìm đến sản phẩm của anh, tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng đứa con tinh thần mang tên “AAH Midnight Club” của anh. 

Nếu không ở Sài Gòn thì anh sẽ chọn ở đâu?

Đà Lạt. Còn nếu ở nước ngoài thì anh chọn New York hoặc Los Angeles. Vì anh đã từng đi rồi nên anh thấy nó okay với anh, tuy hai nơi đấy tuy khác nhau nhưng anh đều muốn ở 2 chỗ để enjoy.

Nơi nào ở Đà Lạt mà anh thường lui đến mỗi khi có dịp?

Tất cả các quán rượu. Anh sẽ đi Khu 13 cũ của một người quen cùng quán Fox’s Den mà bạn anh mở.

Khi về già thì anh sẽ làm gì?

Anh sẽ chill, hút cần và nghe nhạc với xung quanh là khung cảnh vườn hoa  ở Đà Lạt.

Anh có say bao giờ chưa. Cỡ bao nhiêu chai thì anh say?

Có chứ nhưng mà lâu rồi anh chưa say. Tầm 15 chai thì anh sẽ say nhưng bây giờ anh ít uống bia vì uống bia mập lắm.

Tequila tầm 4 chai với anh thế nào?

Anh không uống như vậy, anh uống kiểu thưởng thức rượu nhiều hơn.

Nếu bỏ anh vào một khối vuông rộng 4×4 lang thang ngoài vũ trụ thì khối vuông đó sẽ ra sao, mang chất liệu gì? Và anh được chọn 3 món để đem theo thì anh sẽ đem theo những thứ gì?

Khói vuông ấy sẽ trong suốt với vật liệu là kính. Riêng 3 món sẽ đem theo là nhạc, phim cùng một chú chó.

Brand của anh có đạt được như anh mong muốn ?

Không, brand này dành thanh thiếu niên mặc. Còn mong muốn của anh là brand worldwide xịn. Anh ra nhiều mãng, anh sẽ làm brand khác. Anh hướng cái đẹp vào giới trẻ hơi nhiều còn cái kia anh muốn chất liệu xịn hơn. 

Sản phẩm anh làm ra theo hướng cá nhân của anh hay anh muốn mọi người sẽ mặc nó hay anh thích làm vậy thì anh làm?

Anh thích làm vậy thì anh làm.

Mỗi bộ phim thường có một soundtrack, âm nhạc có phải là “soundtrack of life” của anh?

Âm nhạc như là công cụ của anh trong cuộc sống. Anh thường lấy nhạc trong phim ra để anh nghe. Mỗi bộ anh thấy tâm đắc là anh sẽ thu âm nó lại. Tìm những bài soundtrack của nó.

Anh có thích Christopher Nolan?

Anh không để ý, anh chỉ biết sơ sơ vài đạo diễn như đạo diễn của The Shining (Stanley Kubrick) … 

Anh thấy Fight Club thế nào?

Anh rất thích Brad Pitt và coi nhiều phim của Brad. Anh thích cả hai diễn viên đóng phim đó luôn (Brad Pitt và Edward Norton) . Anh cũng dự định sắp đến up lên Facebook cái list những phim anh thích.

Khi làm brand, anh có muốn mang màu sắc cực mới cho thời trang Việt Nam?

Có chứ, từ xưa vẫn vậy, từ ngày xưa cách đây 6 năm trước anh làm áo thun nhưng lúc đó cũng không ai làm như vậy. Thì từ từ… Tất nhiên ý muốn ban đầu của anh là vậy. Nhưng bây giờ cái ý muốn đó khó khăn hơn vì giới trẻ lớn nhanh quá.

Liệt kê 3 brand anh cảm thấy có tiềm năng?

Vaegabond và Aeiestudios. Hiện tại thì anh chỉ thích 2 brand như vậy.

Và cuối cùng, anh có nhận xét gì về thời trang nước nhà  ở thời điểm hiện tại?

Anh thấy nhiều bạn cũng giỏi thiệt. Nhưng mà anh thấy cách nhìn của mọi người chưa xa, vẫn trong một khuôn khổ. Anh thấy thời trang ở Việt Nam chỉ đang phát triển. Anh thấy thế hệ sau này giỏi hơn anh ngày xưa, biết nhiều thứ, biết tìm cái này cái kia.

Bài viết: Ái Huỳnh

Thực hiện phỏng vấn: Mello, Thai Tai, Phuong Vu

Categories
Fashion

LA LUNE NO SEASON 2020 – ALICE IN WONDERLAND CỦA XỨ THỜI TRANG VIỆT

“Alice lạc vào xứ sở thần tiên” – một tựa đề không còn xa lạ với chúng ta. Được viết bởi tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson , dựng thành rất nhiều bản phim hoạt hình và live-action. Câu chuyện về cô bé Alice chui qua một hang thỏ, như biến thành tí hon và lạc vào một thế giới toàn những sinh vật kì lạ.

La Lune No Season 2020 như một phiên bản “Alice in Wonderland” của thời trang Việt vậy. Cảm nhận của người xem đó chính là sự nhỏ bé của model chính ( ở đây chính là founder của La Lune – Quách Đắc Thắng) với background đằng sau là những đường uốn lượn của vải được cách điệu hoá khổng lồ. Như Alice lạc vào xứ sở thần tiên, La Lune No Season 2020 cho chúng ta “lạc” vào một thế giới đầy mê hoặc về cách xử lí chất liệu, chi tiết của các sản phẩm xuất hiện trong bộ hình.

Một điều nữa làm sự liên kết giữa tác giả và Lalune No SS 20 về Alice đó chính là hình tượng tai thỏ. Vốn dĩ xuyên suốt lookbook collection, Lalune không show-up khuôn mặt của model với dụng ý muốn cho người xem tập trung hơn về các sản phẩm thời trang của họ. Đồng thời tạo một sự thống nhất về màu sắc và chất liệu từ đầu cho tới chân. Nhưng gây ấn tượng nhất và “Techno Fairy Dress” với một mặt nạ mang hình dáng của 1 chú thỏ. Trùng hợp thay, trong “Alice in Wonderland” – chú thỏ trắng (The White Rabbit) là một nhân vật chủ chốt và có vai trò quan trọng đối với Alice từ khi cô bé lạc vào xứ sở mới.

Xin được nói thêm – tác giả của Alice in Wonderland là người Anh. Dáng dấp của Victorian Era (Kỉ nguyên Victoria) có thể nhìn thấy thông qua La Lune No Season 20. Cách xử lí cầu vai, eo và trang sức liên quan sẽ tạo một cảm giác “over” cho người nào chưa quen. La Lune là 1 women’s brand, ở Victorian Era – ăn mặc và thời trang là 1 điều gì đó quan trọng và thể hiện được vai vế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ ăn mặc sao để thể hiện được sự tôn trọng đúng mực và không lộ quá nhiều da thịt. Những chiếc váy, đầm thời điểm đó được máy bằng chất liệu đắt tiền và kèm theo các trang sức giá trị. “Kín mà lại vẫn gợi cảm” , do đó các phần eo – mông – ngực được xử lí một cách nhấn mạnh trực tiếp để cho phụ nữ diện mà vẫn thể hiện được sức hút của mình.

La Lune SS20 là như vậy, không hở – nhưng vẫn tạo được sự hấp dẫn đối với người nhìn xung quanh. Vẫn luôn được đánh giá cao bởi không chỉ thị trường mà cả những người có gu thời trang, hãy để La Lune dẫn chúng ta “Lạc vào xứ sở thần tiên của Thời Trang Việt” nhé!

Categories
Fashion

EWW STUDIO – “Glad we have the same taste”

NEW COLLECTION Eww Studio / ONE NGUYEN from 42THEHOOD

Eww Studio là thương hiệu đã và đang nhận được rất nhiều sự chú ý và yêu thích từ các bạn trẻ đam mê thời trang. Không chỉ có sức ảnh hưởng tại Việt Nam, Eww Studio vươn mình một cách đầy mạnh mẽ ra thế giới khi sản phẩm của hãng xuất hiện trong MV “Get Dripped” của hai rapper đình đám Lil Yachty ft. Playboi Carti.

Vừa qua, Eww Studio vừa drop collection đầu tiên của năm 2020 sau thời gian vắng bóng khá lâu do đại dịch Covid và việc điều hành Eww Studio hiện tại từ lên ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm đều một mình anh thực hiện và anh muốn đưa đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng nên mất khá nhiều thời gian.

Được biết những sản phẩm của Eww Studio đa phần dựa trên sở thích của anh. Và không có gì lạ khi bộ sưu tập lần này được lấy cảm hứng từ những thứ xung quanh anh, những thứ anh thấy theo thế giới quan của mình. Khi được hỏi sao anh không đặt tên cho các bộ sưu tập của mình ? Anh nói: “Thường anh không đặt tên cho collection, vì đến hiện tại collection của Eww Studio vẫn là những sản phẩm có thể gọi khá là riêng biệt. Anh cũng mong là nếu có cơ hội và đủ khả năng, anh sẽ tìm được gì đấy hay rồi làm một Collection thống nhất, lúc đó anh sẽ đặt tên”.

Ngoài graphic thì chất liệu được xem là ngôi sao của bộ sưu tập lần này. Anh chia sẻ thêm: “Thật ra anh nghĩ nếu là người đã xuất phát từ creative design thì người đó sẽ nhìn nhận design trên nhiều phương diện. Không phải chỉ có việc là design một cái hình rồi in lên áo, mà còn nhìn nhận kiểu như chất liệu, màu sắc, cảm giác của người sử dụng, sản phẩm đó có nói lên được cái gì không v..v.. những thứ liên quan đến sản phẩm. Anh muốn Eww Studio không phải chỉ bán áo thun và hoodie”.

Categories
Music

LARRIA nghiện (nghe) gì nhất thời nay

Larria là một trong những nghệ sĩ trẻ được cộng đồng đánh giá cao bởi rất nhiều sản phẩm âm nhạc chất lượng.

Trong số đó có track “Honesty” do anh remix đã được Pink Sweat$ gửi thẳng vocal gốc vì quá thích thú với bản này. Và không thể không kể đến rất nhiều bản nhạc xưa cũ được anh phối lại theo màu sắc hiện đại như Lâu Đài Tình Ái, Tóc Ngắn….

Ngoài sản phẩm, Larria còn được rất nhiều anh chị em tín nhiệm bởi gu nhạc đặc biệt, mới mẻ nhưng vẫn xen lẫn chút oldschool, analog feelings. Thế nên hôm nay thay vì đào sâu về những sản phẩm của Larria, vậy chúng ta hãy cùng xem 3 bài hát nào khiến anh nghiện mãi không dứt trong thời điểm này. Trước tiên là 15 phút lặng yên vì hiện tại trong nước đang có rất nhiều nghệ sĩ tài năng nổi lên, nên để chọn ra 2 3 bài hát yêu thích nhất là điều không hề dễ dàng.

Và một loạt anh tài đã được Larria giới thiệu rất nhiệt tình như GERDNANG, CDSL, XOLIT, RAPITAL, My Anh,… Nhưng game mà dễ thì chẳng ai thích chơi, Larria vẫn phải chắt lọc ra 3 tracks khiến anh phải hit replay nhiều nhất vừa qua.

1. 90s Girl – Kim Chi Sun, Charles Huynh & Ronniboi

? https://bit.ly/3lmMTaW

Catchy từ beat cho đến lyrics, 90s mang màu sắc RnB thập niên những năm 90 được phối vô cùng chỉnh chu và chất lượng. Để tìm những màu sắc như thế này trong các sản phẩm của nghệ sĩ Việt là điều không hề dễ dàng.

2. Đâu Vào Đó – Cam

? https://bit.ly/31ysQ1s

Quá chuẩn với gu của Larria, Đâu Vào Đó là một sản phẩm oldschool boombap của Cam đi kèm cùng lời bài hát tuyệt vời. Vừa hát, rap, đàn, sáng tác nhạc, cái tên Cam có lẽ cũng không gọi là quá mới mẻ (biết đến Cam từ bài Chuyến Xe 8 năm về trước) nhưng anh luôn giữ vững phong độ và không ngừng cải tiến trong những tác phẩm tương lai. “Đời chưa từng bạc đãi cho nên là nhạc phải tươiRáng chơi mà chơi cho đáng, trước khi tuổi trạc phải cưới, hay đạt 70”

3. Fever – Wren Evans & K-ICM

? https://bit.ly/3hzwAFs

Đến từ đất Thủ Đô và mang trong mình gu âm nhạc lẫn ăn mặc độc đáo, Wren Evans là một tài năng trẻ vừa xuất hiện trước công chúng thời gian gần đây. Ca khúc Fever kết hợp cùng producer K-ICM đã cho thấy một sự phá cách, mới mẻ của âm nhạc trong nước, đặc biệt là giới commercial music.

Nếu bạn là người yêu âm nhạc như La thì chắc ít nhiều cũng rất khó để chọn ra những sản phẩm mình ưng nhất. Và bài hát gần đây của Larria cũng xứng đáng nằm trong danh sách on repeat của bạn là track “Hãy Dìa Đây Với Anh” được phối lại từ tình ca năm 2000 “Hãy Về Đây Bên Anh”.

Nhắc đến đây, nghệ thuật khai thác giai điệu những ca khúc bất hủ và biến nó thành một sản phẩm mới cũng là một chủ đề đáng để bàn luận thêm. Nguồn gốc, lịch sử thế giới, nó đã du hành về Việt Nam như thế nào? Sẽ sớm xuất hiện trong những bài sau tại V2X.

?https://bit.ly/2D1BZWP

Categories
Fashion

YMH 10 — Người đứng đằng sau thương hiệu Vaegabond CES

Chúng ta biết đến thời trang nhưng có bao giờ chúng ta đặt ra câu hỏi về ý nghĩa thực sự của nó. Đối với mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận về thời trang khác nhau.

Và đối với Ymh 10 cũng như thế:

“Thật ra theo mình nghĩ thì thời trang là một loại năng lượng hay giá trị có thể cảm nhận được theo nhiều phương tiện như thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, và nguồn năng lượng hay giá trị đó cũng có thể được đến từ nhiều sự vật sự việc khác nhau, có thể rất xa vời hoặc trong trí tưởng tượng, tiềm thức của mỗi con người hoặc những thứ rất đời thường, gần gũi với chúng ta.

Mình nghĩ thời trang chỉ là công cụ để tô điểm cho lối sống hay tư tưởng mỗi cá nhân và nó vô tình trở thành phương tiện để thể hiện cái tôi của bản thân hoặc để mọi người đánh giá bản thân mình là người như thế nào. Có một điều mình cảm thấy đó là không thể đặt một định nghĩa chung cho thời trang và áp dụng định nghĩa đó cho tất cả mọi người được vì mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận hoặc mục đích cá nhân đối với thời trang sẽ khác nhau.

Ngoài ra những người đam mê thời trang nói riêng và nghệ thuật nói chung thì cũng có nhiều dạng; hoặc người ta sẽ tôn trọng và bảo tồn những giá trị nguyên thuỷ, thuần khiết đã tồn tại; hoặc là nếu có nhu cầu khám phá hay muốn tạo ra một giá trị mới thì thời trang có thể lại là công cụ để diễn đạt ước muốn hay tầm nhìn của người đó.

Về bản thân mình thì mình vẫn thấy mình cần phát triển và học hỏi thêm nhiều thứ nên Vaegabond CES vẫn đang hoạt động như một project cá nhân, và đó cũng là công cụ để mình tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn.”