Categories
Culture Music

GABBER: LÁO CÁ NHƯNG KHÔNG MẤT DẠY!

Gabber là một trong những đứa con xa xôi nhất từ gốc rễ House, với xuất thân từ Rotterdam & Amsterdam, Hà Lan – dòng nhạc này được sinh ra trong bối cảnh tuổi trẻ nước Hà Lan sống chung với hỗn loạn với những con tim rộng mở và thái độ tích cực. Điều này sinh ra mưu – nhu cầu cho một phong cách âm nhạc “xả hết mình”, côn đồ nhưng không bạo lực, đồng thời cũng như những thông điệp đầy ý nghĩa trong cộng đồng Gabber về những vấn đề xã hội, chính trị, “Gabber zijn is geen schande!” (“It’s not a disgrace to be a gabber!”) “Hardcore united against fascism and racism” – hãng thu âm Mokum (Hà Lan).

Nhanh chóng, trực quan và nhân tạo, Gabber là thứ âm nhạc cực đoan dành cho những thời điểm khắc nghiệt. Bắt nguồn từ sự ra đời của nó vào cuối thế kỷ 20 với tư cách là âm nhạc dành cho và bởi những kẻ côn đồ, ngôn ngữ âm nhạc và thẩm mỹ của gabber đang tạo ra tiếng vang đối với một thế hệ nhà thiết kế, nhạc sĩ và người hâm mộ mới.

Vừa bị gạt ra bên lề nhưng vừa thành thương mại hóa, lạc hậu về thẩm mỹ và không tưởng về đạo đức, nhóm văn hóa lớn cuối cùng của thế kỷ 20 này có thể là nền văn hóa hoàn hảo cho thế kỷ 21. – (Jones, Charlie Robin –  Dazed, 2019.)

Hardcore không phải là một tệ nạn! 

Style of hardcore born in Rotterdam (the Netherlands) in the early 90s as a counter-reaction towards the house scene of Amsterdam with its luxurious clubs and snobby clubgoers.

Rotterdam Hardcore sinh ra dưới một cách phản bác lại văn hoá House đầu những năm 90 tại Hà Lan với những câu lạc bộ đắt tiền và những người dự tiệc hợm hĩnh. 

Gabber đi liền với hình ảnh những “anh chị” hooligan, lối ăn mặc khá đồng phục với đồ thể thao, giày chạy bộ, đầu tóc gọn gàng và đòi hỏi mức độ chăm chút, tỉa tót khá đều đặn. 

Nhưng trái với những gì thế hệ trước hiểu lầm, “bố láo nhưng không mất dạy” mới là tinh thần của Gabber – họ chỉ tìm đến một thứ âm nhạc, và địa điểm, để xả hết nỗi tiêu cực của họ, không bạo lực, luôn hoà đồng – đó mới là Gabber.

Sometimes the music and its culture are linked to soccer hooliganism and the extreme right movement, and not completely without a reason, for these subcultures do possess similar characteristic elements. Also known and referred to as gabba, hardcore or gabberhouse. “Gabber” (Dutch) translates to “mate” and a similar word can be found in many Germanic languages.

Để khẳng định Gabber là gì về khía cạnh chính trị – xã hội, các nghệ sĩ và các hãng thu âm phát hành những thông điệp chống đối Nazi và những hành vi, lời nói phân biệt da màu.

Một vài các phát hành có thể dễ tìm thấy là “Chosen Anthem (Against Racism) bởi DJ Chosen Few, “Time to Make a Stand” của United Hardcore. Hãng đĩa Mokum đi thêm một bước nữa và in trên tất cả các đĩa phát hành của họ:

“Hardcore united against fascism and racism.” (Hardcore đoàn kết chống lại phát-xít và phân biệt chủng tộc.) và trong cộng đồng có rất đông đảo người da màu tham gia từ là raver tới các nhà sản xuất âm nhạc – như là Dark Raver và Loftgroover.

Track IDs & Notable DJs:

Một vài track đặt nền móng cho Hardcore như EP của Bald Terror – Rotterdam

B1 ‘Rotterdam Terror’ is also a very good driving Hardcore track that set the way for so many tracks that came afterwards.

Bald Terror – Rotterdam


Cuộc chiến Âm lượng Loudness War & Hardstyle Revival:

Một sự nhầm lẫn quá lớn với Gabber là về “nặng” – bass của Gabber thường rất dày và nhiều khi bị distorted – nhưng hiệu ứng của chúng do vân hoá tiêu thụ nhạc thời đó là ở trong club và các hệ thống âm thanh lớn và trước thập niên 1990 khi âm nhạc chưa thể hoàn toàn được tiêu thụ một cách di động  – các nhà sản xuất và kĩ sư âm thanh đều master nhạc của họ cho các hệ thống loa đài, và từ 2000 tới nay – nhạc được xử lý cho tai nghe và loa công suất lớn. Nhưng sự khác biệt là chúng phải khác nhau về cách master – nhưng pop hay club dường như đều theo 1 cách. Khiến cho người nghe trở nên ghiền những tần số sâu hơn và decibel lớn hơn – và âm nhạc cũng bị ảnh hưởng chung nhất về hiện tượng này, bất kể thể loại, dòng nhạc nào.

Điều tốt về sự đột biến này là gì?

Cuộc chiến âm lượng tạo ra sự thay đổi và biến dạng từ tượng thanh tới âm hưởng – và để nghĩ về hướng tích cực: thiết kế từng âm tiết là cách để âm nhạc có tiến triển. Nhớ được lịch sử của âm nhạc là một nỗ lực nên được động viên, và khi những người nghe và người làm, hiểu được chiêm nghiệm này. Âm thanh đột biến là thứ cần có mặt hơn bao giờ hết. Và âm lượng cũng là một yếu tố cần phải sáng tạo tốt hơn.

Khi âm nhạc trở nên dễ gần hơn cho mọi người tiêu thụ – trong 10 năm trở lại đây – âm lượng trở nên lớn hơn với mọi tần số (hi, hi mid, low mid và low) trong một bài hát – do tai nghe của người dùng cũng như cách master âm nhạc đã thay đổi rất nhiều – cái gì cũng mạnh hơn, dày hơn, “đầm” hơn – Nhưng đến giờ với thời điểm Hardstyle revival lần đầu tiên trong thập kỉ 2020 – cũng phải đi kèm với tốc độ. Với Hard Dance nắm trùm các sàn nhảy lớn vòng quanh thế giới – mở cửa cho nhiều các thể loại được trở thành những phối bản không còn ranh giới về thể loại, nhưng về mặt bằng trung về nhạc underground club đều có rất nhiều biến thể mà mainstream đi ngược lại – là sự thoả mãn, hài lòng với những cấu trúc, âm thanh họ tạo ra và giữ vững lập trường về từng thể loại nhạc điện tử.

Hard Dance hiện nay đang bao gồm rất nhiều các thể loại hardcore khác nhau và dường như Gabber đang nằm trong đó, cũng với công thức như năm ấy – tiếng kick mạnh nhưng đã được xử lý nén, tiết tấu nhanh – nhưng được tân trang với Hard Dance với tiếng kick dày, nhịp điệu tối giản tới mức không cần tới ý nghĩa, cảm xúc. Vô cảm nhưng với tư cách giúp mọi người tự biểu cảm. Và trong thời điểm hiện tại, chúng ta không thiếu cảm xúc, nhưng dường như bị dẫn dắt quá nhiều, vậy gabber đưa ra lựa chọn rằng: bạn dám cảm hay không?

Dấu tích ngày nay: Where is it today?

Đã có rất nhiều các Hardcore movement sinh ra từ vấn đề xung đột giai cấp xã hội – và như Gabber – nơi trong một buổi tiệc bạn có thể tìm thấy từ những người trẻ tuổi trốn nhà đi chơi, tới những người đã lập gia đình đam mê tốc độ, tới cả những người vô gia cư tìm đến một ngôi nhà để trú chân khỏi trời lạnh trong bối cảnh xã hội – kinh tế nước Hà Lan đang thay đổi

Trong thời điểm hậu dịch – khi các — văn hoá— tiêu thụ âm nhạc – khi techno – house – disco truyền thống — vẫn được yêu chuộng và là đầu tiêu cho cả thế giới âm nhạc điện tử — thì Văn hoá ngầm vĩ đại nhất cuối thế kỉ 20 càng khẳng định được giá trị tinh thần cần hơn bao giờ hết cho thế hệ ngày nay. Mọi người cần một thứ âm nhạc gì đó để xả hết nỗi uất ức, cảm xúc tiêu cực, mà không tìm tới vũ lực hay các chất. 

Hardstyle revival – trong thập niên 2010 đến từ sự bùng nổ liên thông từ xu hướng tiêu thụ trong Pop đại chúng – đem các yếu tố từ House, Dance, EDM, Trap,…. và về độ nặng đô cũng đến từ những nhánh nhạc như Psytrance, Dubstep, cùng thời với âm hưởng lớn từ dòng Dub bao trùm cả bối cảnh âm thanh thời đó – có mặt từ trong  indie pop, electronica,  thời đó. 

Animistic Beliefs @ Gãy, 2022

Nay, trong thời điểm 2022, Hardstyle revival lại khác, đột nhiên trở nên tối giản trong nhịp điệu như Techno, tiết tấu nhanh như Gabber từ 140-190BPM và lấy các sample (trích dẫn) từ các bài hát, rap, pop, cũng như là trích dẫn từ phim, truyện – Những “chiêu trò” trong sản xuất một nhạc phẩm Gabber tái hiện lại trong những sản xuất của thời nay như Hard Dance hay bất kì các thể loại hậu Pop và Club như Bubblegum Bass Âu-Mỹ, Deconstructed Club ở Anh Quốc & châu Âu, Speedcore lại trở thành một ngánh nhạc tìm được chân tại Mỹ
This image has an empty alt attribute; its file name is A-207517-1189752041.jpeg

Paul Elstak, 1995

Ví dụ nổi bật nhất về đưa Gabber vào Pop như Bjork: BPM phù hơp nhất sau thời điểm dịch là 96BPM, khi nhân đôi nhịp và tiết tấu thì lên thành 192BPM, khi mọi người phục hồi sau khi ra khỏi thời gian tránh dịch – họ cần một thứ âm thanh để xả hơi nhịp sống của họ. Khi không còn gì là quen thuộc nữa, bình thường mới là bình thường mới. 

Đôi lời cùng Animistic Beliefs

Linh và Marvin  Nếu mọi người đã tham dự Sinh nhật 3 tuổi của Gãy vào 4/11/2022 vừa rồi – chắc chắn sẽ khó quên được màn trình diễn cao trào của bộ đôi Animistic Beliefs

Thứ 6 4/11/2022 vừa rồi, khán giả Gãy được tận mắt nhìn thấy bộ đôi Linh Lưu & Marvin Lalihatu của Animistic Beliefs – biểu diễn live với dàn modular synth, sequencer và chính nỗ lực của Linh khi kết nối lại với di sản của chính mình, qua việc nghe-đọc-nói-viết tiếng Việt, chơi các nhạc cụ dân tộc với những lời nói/ tục ngữ đẹp và linh thiêng trong ngôn ngữ Việt Nam

Nhân dịp sinh nhật 3 tuổi, Gãy mang cặp đôi Animistic Belief về Việt Nam từ tận Hà Lan với một màn trình diễn thật đặc biệt. Cặp đôi tạo ra một ngôn ngữ âm nhạc mới có tên gọi là Creole (Ngoại ngữ được biến thể với âm tiết từ tiếng Mẹ đẻ. Dễ hiểu hơn là từ mượn.) trong âm nhạc của mình, Linh Thoại Lưu là người Việt gốc Việt-Hoa, với quê hương của cha mẹ nằm ở Rạch Giá – Sài Gòn. Marvin là người Moluccan, Indonesia, và cũng sinh ra và lớn lên tại Hà Lan, hai người gặp nhau từ thủa trung học.  Âm nhạc của các bạn được pha trộn với sự kết hợp của các dòng nhạc techno, electro, gabber và post-punk. Sau khi phát hành album mới trên hãng đĩa NAAFI của Mexico, và thực hiện chuyến lưu diễn mùa hè tại các lễ hội và câu lạc bộ mang tính biểu tượng như Berghain, CTM Festival, Dekmantel và Fabric London.

Gabber là một phần lớn của tuổi thơ cả hai bạn, từ xem TV tới âm nhạc xung quanh họ từ giữa 1990 – khi gabber đã thu thập được cốt lõi và tiến dần tới bão hoà – trong thời gian rất ngắn.

“Khi chúng tôi còn trẻ, nhạc gabber rất phổ biến và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng tôi. Chú của Marvin là một fan cuồng của gabber và từng mua rất nhiều mixtape “Parkzicht” để sau này tặng tôi. Tuy nhiên, gabber nhanh chóng được thương mại hóa, với thể loại phụ lạc được gọi là “happy hardcore” được chơi ở khắp mọi nơi, kể cả trong các cửa hàng và trung tâm thương mại. (Nghe giống Vinahouse thời nay nhỉ)

Khi chúng tôi lớn lên, gabber pha trộn với phong cách cứng rắn và bắt đầu kết hợp các yếu tố của nhạc pop, chẳng hạn như giai điệu hấp dẫn và những đoạn điệp khúc lớn. Các sự kiện trở nên tập trung hơn vào việc kiếm lợi nhuận, mặc dù Linh và em gái của cô ấy thích tham dự các sự kiện đó, những đám đông thường có cảm giác giống như ở sân vận động hơn, điều mà không phải lúc nào cũng hợp gu.

Bên ngoài Hà Lan, gabber vẫn là một nhóm văn hóa ngầm, với các sự kiện nhỏ hơn diễn ra ở những nơi như New York, Đức và Pháp. Gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng gabber “cũ” đang trở nên phổ biến trở lại trong các cảnh ngầm. Nhiều người trẻ tuổi đang đánh giá cao nó và trộn nó với các thể loại âm nhạc khác. Điều này đã dẫn đến sự đa dạng hơn về âm nhạc trong các câu lạc bộ, điều mà chúng tôi đánh giá cao.

Nhạc:

This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1801-1024x768.jpg

Q: Chào mọi người, khoẻ không?

Linh & Marvin: Bọn mình khoẻ.

Q: Đây có phải là lần đầu tiên hai bạn tới Việt Nam không?

Linh: Đây chắc là lần thứ 4 rồi, nhưng những lần trước mình về cùng ba mẹ mình. Nên lần này tự về thăm cảm thấy khác lắm.

Marvin: Đây là lần đầu tiên của mình, thực ra mình cũng chưa về Đông Nam Á nhiều lắm, thậm chí về Indonesia mình và gia đình cũng muốn về rất nhiều rồi, nhưng kế hoạch bể vì qua đợt dịch nữa.

Q: Trước show mọi người đã đi ăn những gì?

Các bạn: Cái đầu tiên ăn là Hủ Tíu Mì, rồi chè, rồi hải sản. Hôm nay mình đi ăn với nhau món bánh khọt, bánh bèo đây này.

This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1780-1024x768.jpg

Q: Mọi người thấy sao trước giờ biểu diễn?

“Đây là lần đầu tiên mình diễn trước một đám đông chủ yếu là người Việt. Thấy háo hức mà run lắm, sợ mọi người không hiểu Linh nói gì vì tiếng Việt mình chưa sõi.”

Marvin: Mình thì cũng hơi hồi hộp vì vậy, vì tụi mình quen biểu diễn trước nhiều đám đông ít nhiều người đông Nam Á, nên nó trở thành một chuyện gì đó bí ẩn với họ, nên mình nắm kiểm soát được họ sẽ thấy sao sau khi Linh hát xong và nhạc vào. Ở đây thì chưa biết sẽ ra sao.

Nói về nhạc cụ cổ truyền với Linh – Linh nói: Đây là thứ nói rõ nhất về cội nguồn của Linh, những nhạc cụ, âm thanh này.

This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1834-768x1024.jpg
This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1622-1024x768.jpg
This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1716-1024x768.jpg

Máy Modullar (Pulsar + Moog) của 2 bạn tự chế tạo

This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1687-1024x768.jpg
This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1680-edited-1-scaled.jpg
This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1686-1024x768.jpg
This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1717-1024x768.jpg
This image has an empty alt attribute; its file name is DSCN1683-1024x768.jpg

Cặp đôi tạo ra một ngôn ngữ âm nhạc mới có tên gọi là Creole trong âm nhạc của mình, Marvin người Moluccan và di sản Việt-Hoa của Linh Lưu được pha trộn với sự kết hợp của các dòng nhạc techno, electro, gabber và punk.

Creole:

In the West Indies the noun creole formerly was used to denote descendants of any European settlers, but commonly the term is used more broadly to refer to all the people, whatever their class or ancestry—European, African, Asian, Indian—who are part of the Caribbean culture.

Ngôn ngữ Creole trong âm nhạc có thể được hiểu khi những yếu tố thuần nhạc điện tử như Techno, Gabber và Punk – được trao đổi với nhạc cụ truyền thống, âm tiết của nhạc dân gian được kết hợp với cấu trúc nhịp của các dòng 4/4.

Khi ở Hà Lan, hai bạn tìm đến nhạc cụ cổ truyền như thế nào?

Đối với Marvin, gần đây bạn ấy đã tự chế tạo chiếc kèn Tahuri sử dụng vỏ ốc biển 

https://www.instagram.com/p/Ca7tCtmABv6/

Linh: Mình và Marvin sinh ra ở Rotterdam, nhưng đã sống cả đời ở Capelle aan den IJssel. Ngôi nhà của chúng tôi nằm giữa nhà của ông bà tôi và nhà của chú và dì tôi và những khu vườn của chúng tôi được kết nối với nhau. Chúng tôi luôn có rất nhiều gia đình xung quanh chúng tôi! (trong trường hợp bạn có nghĩa là bố mẹ tôi đến từ đâu haha: Bố tôi sinh ra ở Long Xuyên và mẹ tôi ở Cần Thơ)

Các bạn thu thập được nhạc cụ truyền thống ở đâu (khi ở Hà Lan & châu Âu)?: 

Linh Chúng mình cố gắng thu thập các nhạc cụ trong các chuyến đi của mình và luôn khám phá các cửa hàng đồ cũ và trang web bán đồ cũ. Sau đó, chúng tôi sử dụng internet hoặc hỏi mọi người trong cộng đồng để học cách chơi nhạc cụ đó trước khi tiếp cận nó theo cách hiện đại trong phạm vi Âm nhạc của chúng tôi 🙂

Khi tụi mình mới bắt đầu sản xuất nhạc, thường sẽ thuộc vào các dòng ambient – techno truyền thống. Trong vài năm gần đây tụi mình cảm thấy trong âm nhạc cần có thêm sự phối hợp các yếu tố di sản của hai đứa mình: như Marvin là người có gốc gác từ bộ tộc Moluccan, Indonesia, và Linh là người Việt Nam và Trung Hoa.

Chúng mình cũng cảm thấy vô cùng tự hào khi khẳng định được vị trí của bản thân dưới tư cách là những người đến từ Đông Nam Á trong bối cảnh lớn mạnh và bao hàm của văn hoá, cộng đồng Rave.

Âm nhạc của tụi mình luôn luôn biến hình, nhưng để mô tả kĩ hơn thì – những phát hành tiếp theo sẽ mang tới nhiều âm thanh đến từ cội nguồn của cả hai đứa ^^ – Linh & Marvin.

Challenges/Future Tương lai làm gì?

Nghệ hơn, nhiều dự án hơn và có thể là một buổi biểu diễn Nhạc Kịch, với vũ đạo, giao hưởng và hơn thế nữa!

Roots Marvin: I was born in Rotterdam and spent my teenage years in a town called Capelle aan den IJssel, close to a Moluccan neighborhood where my grandparents and other family lived. ( My parents are from Ambon Island, in the east of Indonesia)

When we started out we were kind of doing more classic ambient and techno.A few years ago we felt a growing urge to incorporate Moluccan, Indonesian, Vietnamese and Chinese elements in our work. In general, we wanted to tell our life stories and our identity is obviously a big part of that!

We’ve also become way more comfortable claiming our space as South East Asians in the rave scene 🙂 Our sound is always evolving, but we feel the next releases will definitely have even more elements inspired by our heritage!

We’d like to do more art projects and maybe a theatre-like show, with choreography, music and more! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *