Categories
Music

DRAKE VÀ NHỮNG CẢM HỨNG ĐẾN TỪ “SÀN NHẢY” TRONG ALBUM MỚI “HONESTLY, NEVERMIND”

Vừa qua, Drake đã giới thiệu dự án album Honestly, Nevermind” mang một màu sắc âm nhạc mới qua những cảm hứng đến từ những sàn nhảy underground quốc tế hay còn được gọi là “global club music”. Phần âm nhạc sản xuất trong album mang đậm dấu ấn của “jersey club”, “deep house” và “amapiano” đến từ Nam Phi cùng nhiều ảnh hưởng khác tương tự.

Thế giới và cộng đồng người hâm mộ Drake đều đưa ra những ý kiến đối nghịch về album này. Cả tốt lẫn xấu và …vì sao? Chúng ta hãy đi sâu vào album này cùng V2X ngay sau đây:

  1. Intro

Intro định vị màu sắc mood ban đầu cho toàn bộ album, được Drake khởi hành bằng một đoạn saxophone rất soulful đến từ Kid Masterpiece. Âm thanh mang không gian quen thuộc, ầu sầu, sâu lắng được nhấn mạnh bởi tiếng vang đặc trưng của executive producer “40” của Drake.

2. Falling Back

Ngay tại đây chúng ta được chìm vào không gian âm nhạc mới của ngôi sao hip-hop với sự lựa chọn là “deep house”. Cũng không thực sự lạ lẫm nếu bạn đã nghe album “More Life” của Drake vào năm 2017 với bài “Get it together” feat. Jorja Smith và Black Coffee. Cũng như sản phẩm đó, Drake tiếp tục khám phá sự giao thoa của R&B với một uptempo house beat, cách hát của nam rapper làm chúng ta liên tưởng bản hit một thời “Passionfuit” (More Life, 2017). Cảm xúc của bài nhạc được truyền tải mềm mỏng, da diết về một sự thật mà anh ta không thể từ bỏ được.

Khá nhạc nhiên khi biết rằng ca khúc này được sản xuất bởi “KeineMusik”, một label âm nhạc điện tử đến từ Berlin có tiếng trong giới deep house.

3. Text Go Green

Album được tiếp tục nối tiếp với những nhịp house rất groovy cùng những hợp âm piano đượm buồn, đánh dấu sự trở lại của ngôi sao dòng nhạc house đến từ Nam Phi, Black Coffee. Nội dung của bài nhạc xoay những cuộc tình mà Drake không được hồi đáp.

4. Currents

Đây ca khúc đầu tiên được tiết lộ trước khi “Honestly, Nevermind” ra mắt. Vẫn là sự thất tình của Drake trên những giai điệu mơ mộng do “40” thực hiện, nhưng lần này được thể hiện trên một con beat mang ảnh hưởng của Jersey Club. Ngay khi “tiếng rít của chiếc giường” vang lên trong bài hát, chúng ta nhớ ngay tới dòng nhạc đã càn quét các sàn nhảy underground những năm 2014-2016. Tuy nhiên, khác với Jersey Club thông thường, tempo bài nhạc đã được giảm xuống rất nhiều.

Jersey Club là một thể loại nhạc điện tử đến từ thành phố New Jersey, những người tiên phong của dòng nhạc này đã chia sẻ sự hãnh diện trên mạng xã hội khi được Drake “chọn mặt gửi vàng”.

5. A Keeper

Okay, okay… không thể từ chối sử dụng auto-tune trong bài nhạc này, mặt dù chỉ ở mức độ “phảng phất” nhưng cũng tạo ra hiệu ứng khá lạ cho bài nhạc. “Why would I keep you around? Why would I keep you around?” – thay vì thất tình, giờ đây Drake chia sẻ về tính cách “có mới nới cũ” của bản thân, khúc hát như được cất lên bởi chính cái tôi của nghệ sĩ đào hoa này.

6. Calling My Name

Drake thật sự muốn chia sẻ cho mọi người biết rằng anh ta không thể nào quên được hình bóng ấy và ước mong tình duyên quay lại với anh. Là ai thì không biết nhưng sau 55s đầu tiên, ta thấy được giọng hát “tài năng” của Drake, acapella và không beat.. “Kill a cop blood, Kill a cop blood” chúng ta cuối cùng được quay lại nhún nhảy với những nhịp “minimal house” của Alex Lustig, Beau Nox, Gordo, Klahr và Richard Zastenker. Quay lại với âm thanh ký ức của Open Air Berlin những năm 2004 – 2008.

7. Sticky

Wow, bỗng nhiên chúng ta được thức dậy phải không? Sau 6 bài năng lượng trầm đây là ca khúc đầu tiên thật sự mang nhịp “Dance” và đặc biệt lại đậm chất Jersey Club. Đúng nhịp, đúng tempo. Và anh ta đã quay lại với rap. Good track! Phải shout-out tới Gordon và RY X.

8. Massive

Ngay những hợp âm đầu tiên làm chúng ta nhớ tới “Chris Brown ft Benny Benassi – Beautiful People” (2011) – đậm chất pop/house, nhưng lại là phiên bản “không hề điện tử”. Những nhịp trống ghi nhớ tới thời của Disclosure + Italo House. Có lẽ đây là một trong những bài tiềm năng nhất để các DJ lựa chọn để mang vào club?

9. Flights Booked

Tiếp tục với deep house và âm nhạc trữ tình, những vocal chops mang phong cách UK 2010 đến từ SBTRK, Gold Panda, Eliphino v.v… Ấn tượng nhất là đoạn vocal sample đến từ ban nhạc RnB thập nhiên 90, Floetry với ca khúc “Getting Late”. Công nhận Drake luôn là người chọn sample rất tinh tế để thể hiện kiến thức âm nhạc.

10. Overdrive

Cảm giác đen tối mà bài nhạc này mang lại thổi cơn gió mới vào album. Âm thanh mang nhiều ảnh hưởng từ “808s & Heartbreak” của Kanye West, đặc biệt là những đoạn Drake hạ giọng xuống thấp.

11. Down Hill

Black Cofffee and Noah Shebib again! Beat rất đơn giản với groove tropical được ngắt bởi tiếng snap. Qua bài nhạc, Drake chia sẻ về cảm xúc tê liệt của anh trong một mối quan hệ dài hơi, như một lời chia tay mà nam rapper dành cho người bạn gái của mình.

12. Tie That Binds

Sự xuất hiện của Ginton với đoạn guitar solo chính là điểm sáng nhất của ca khúc này. Sau khi Gordo đưa vào những nhịp trống, vibe của bài nhạc đã trở nên bay bổng, cho tới khi Drake quay trở lại với giọng hát… hmm. (Cũng may là đoạn cuối chung ta được thưởng thức phiên bản không lời toàn bộ)

13. Liability

Cuối cùng cũng có một bài không phải là house, mà là một downtempo trap beat với giọng hát chopped & screwed, pitch voice xuống thấp. Nhớ lại mixtape đầu tiên của Drake “So Far Gone”, sự âu sầu này của Drake mới thật sự là chuẩn chỉnh.

14. Jimmy Cooks

Kết thúc album với một bài có feature duy nhất trên album. Đó chính là 21 Savage. Hoàn toàn Hip Hop Trap. Nhưng mà tại sao?

Bắt đầu với nhịp điệu cũ trước khi chuyển sang âm thanh đương đại hơn khi 21 Savage lên tiếng, “Jimmy Cooks” mời gọi người nghe vào một cuộc hành trình xuyên thời đại, Drake rap trở lại bằng những cảm hứng hip-hop xưa cũ.

Kết thúc nhận bài cảm nhận về album “Honestly, Nevermind” của Drake, V2X muốn tổng hợp lại ý kiến và nhận xét album này là một thử nghiệm âm nhạc đối với Hip-hop. Ngay khi lúc Drake chọn màu nhạc chính là house, anh đã thể hiện khao khát khám phá và khác biệt trên thị trường âm nhạc. Từ trước đến này, Drake luôn được công nhận là một người rất am hiểu nhiều thể loại âm nhạc underground, và luôn đưa những sample hoặc reference mới và ít người biết vào âm nhạc thị trường để giới thiệu cho khản giả mainstream. Đó chắc là điều Drake luôn được kính nể nhất. Có thể đó cũng là lý do vì sao Drake chia sẻ khúc audio này trên mạng xã hội:

“It’s ok if you don’t get it yet.”

Mặt khác, với quan điểm có thể hơi cá nhân, nhưng V2X có sự đồng cảm với những người đang “chê” album này trên mạng xã hội. Cách trình diễn giọng hát của Drake và những lyrics bi luỵ, kèm theo sự “ái kỷ” thái quá khiến cho nhiều người cảm thấy “phiền” khi nghe. Có thể chốt lại rằng, tầm nhìn sáng tác và sản xuất của Drake là một điểm sáng, trong khi giọng hát và nội dung thật sự là phiền phức. V2X dành cho album “Honestly, Nevermind” 6/10 điểm.

__

Bài viết được thực hiện bởi Minoto.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *