Dữ dội, mỉa mai, nhạo báng và bất cần, post-punk có thể đã đập vỡ hoặc tô điểm thêm cho cốt lõi của sự nổi loạn của nhạc punk thập niên 1970.
Post-punk là một thể loại nhạc ra đời vào cuối những năm 1970. Chính cái tên của thể loại này đã gợi ý cho chúng ta về sự hình thành của nó ngay sau khi nhạc punk lắng xuống, phần lớn do cái chết của Sid Vicious và sự tan rã của Sex Pistols. Post-punk là một loại nhạc mang tính thể nghiệm, avant-garde dựa trên những yếu tố đã có của thể loại tiền nhiệm Punk trước đó. Nó có thể chậm hơn, với những ngôn từ mang đậm màu sắc, triết lí, đa cảm xúc hơn so với nhạc punk nhanh và dữ dội. Cùng với đó là vô số sự ảnh hưởng của những văn hoá và thể loại đi kèm sự phát triển, gồm có Goth, hoặc Shoesgaze, Synthwave, Nowave, Dark wave, và nhiều hơn thế nữa
Public Image Ltd, thành lập ngay sau sự tan rã của Sex Pistols bởi cựu hát chính của Sex Pistols – John Lydon (Johnny Rotten), thường được xem như là người đầu tiền bắt đầu phong trào post-punk, mặc dù những nghệ sĩ của post-punk New York như Television đã chơi những thể loại punk mang tính đột phá hơn từ trước đó, mà sau này chúng ta gọi những thể loại đó là post-punk. Dần dần, đến những band nhạc khác (đa số từ Anh Quốc), bao gồm Joy Division, Talking Heads, Gang of Four, và Wire, ngoài ra còn có Siouxie and the Banshees, Suicide, Magazine,…những band nhạc này đã định hình được thể loại nhạc này vào cuối những năm 1970’s, tạo tiền đề cho sự phát triển của nó với nghệ thuật underground vào những năm 1980’s.
Suicide và Album cùng tên năm 1977. “Even The Punk Hate Suicide” (Đến Punk còn ghét Suicide) là một câu nói rất nổi tiếng thời đó, khi các gig của Suicide thường được tô điểm bằng bạo lực và Suicide cũng không phải tay mơ khi họ đẩy sự hỗn loạn lên cao trào bằng cách đóng hết tất cả các lối ra trong show diễn của họ.
The Buzzcocks trước đó đã là một band nhạc punk có tư duy mới mẻ khi trưởng nhóm Howard Devoto rời nhóm để thành lập Magazine, một band nhạc mà Devoto có thể tránh đi sự thẳng thắn của punk và hướng đến những âm nhanh mang tính thử nghiệm cũng như màu sắc mới. Trong ảnh: Real Life, album của Magazine (1978)
Album thứ hai cũng là cuối cùng của Joy Division vào năm 1980. Joy Division được biết đến với sự u ám, đặc biệt có phần hơi loạn thần trên sân khấu, đặc biệt với trưởng nhóm Ian Curtis, anh cũng mắc chứng hoang tưởng và trầm cảm rất nặng và điều này vô hình tạo nên một hình ảnh cố hữu của Joy Division.
Post-punk và sự trỗi dậy của nó trong âm nhạc không chính thống (underground) đã tạo nên vô vàn những chuyển biến văn hoá. Sự u ám phảng phất và tính nghệ thuật cao đã tạo nên những subgenre mới gồm Glam Rock và Gothic Rock, những thể loại được các nhóm nhạc như The Cure hay The Sisters Of Mercy đẩy lên một tầm cao mới, chúng được xuất hiện trên các bảng xếp hạng âm nhạc và tạo được tiếng vang của thời đại này, các nhóm nhạc này cũng phổ biến văn hoá Goth và đẩy mạnh sự thâm nhập của nó vào đại chúng. Về sau, sự nhấn âm tiết lệch chuẩn cũng như âm bass nổi bật của post-punk được phát triển, tạo nên Dance-Punk, một loại nhạc còn được lên tầm mainstream vào giữa những năm 2000 với LCD Soundsystem, Yeah Yeah Yeahs, Soulwax. Coldwave, phổ biến tại Châu Âu và đặc biệt là Pháp lại mang một màu sắc lạnh hơn, sự ảnh hưởng này đến từ avant garde cũng như các yếu tố khoa học viễn tưởng. No Wave, một phong trào bắt nguồn từ New York lấy cảm hứng từ post-punk và punk rock nhưng tập trung vào sự thể nghiệm âm nhạc, và dường như không theo một đường lối nhất định nào. Đến cuối năm 1980, phong trào post-punk ở underground chứng kiến một sự thoái trào, nhường chỗ cho new wave, gothic rock, Alternative Rock và Alternative Dance, nhưng có một đặc điểm chung của những phong trào và thể loại nhạc mới này – chúng đều bị ảnh hưởng mạnh bởi post punk.
Ban đầu có tên là Easy Cure, cái tên đến từ việc cắt các phần trong một bài hát họ viết, cho vào một chiếc mũ và chọn ngẫu nhiên. Thực chất, đây là cái tên band nhạc mà không ai cũng đồng tình và dẫn đến một số rắc rối để đến năm 1977, khi hãng đĩa Hansa cho nhóm quyền quyết định, Easy Cure đã đổi tên thành The Cure.
Yeah Yeah Yeahs, một làn sóng mới của những năm 2000. Từ trái qua phải: Brian Chase, Karen O, Nick Zinner.
Sau một thập kỉ nhường chỗ cho Alternative Rock với đỉnh cao là grunge của thập niên 1990, trào lưu “Phục Hưng Post-Punk” xuất hiện vào đầu những năm 2000, đặc biệt tại New York với hai nhân tố nổi bật là The Strokes và Interpol, phong trào này chắc chắn có ảnh hưởng của những tiền tố trong những năm 1980’s, nhưng gắn với đó là các yếu tố indie rock và cấu trúc bài hát khá tương tự với nhạc pop. Cách tiếp cận mới mẻ này đã cho nó được phủ sóng với phạm vi thế giới, cùng với đó là những band nhạc mới ngoài phạm vi New York như Franz Ferdinard và Bloc Party (Anh). Sự thành công này không có dấu hiệu dừng lại khi có vô số ban nhạc đạt được thành công đại chúng và được tôn sùng, đơn cử như lần NME mô tả phong trào này là “new rock revival” (Nhạc Rock tái sinh), nhưng như một lẽ đương nhiên, phong trào này nhanh chóng phải nhường chỗ cho indie rock vào giữa những năm 2000 và các hình thái mới của thể loại gốc lại được xuất hiện ở nơi nó từng được tôn sùng – underground scene với các nhóm nhạc như Preoccupations (Canada) và Promartyr, cùng với đó không chỉ là post-punk, các yếu tố của nhạc punk truyền thống cũng đã dần trở lại trong âm hưởng của các ban nhạc punk underground từ sau 2010.
Bài viết được thực hiện bởi Oddpattern.