Categories
Music

ZACH SCH – RẮN CẠP ĐUÔI: “Khi bản sắc là sự không giới hạn”

Văn hóa của một cộng đồng, quốc gia, khu vực có bắt buộc phải gắn với sự thể hiện những bản sắc riêng?

Vào tháng 8 năm ngoái, V2X đã có cơ hội được phỏng vấn “Rắn Cạp Đuôi”, một trong những người cầm đuốc của nhạc thể nghiệm ở Việt Nam. Ảnh hưởng của ban nhạc, sự đánh giá và công nhận của giới chuyên môn trong và ngoài nước cùng với hệ tư tưởng nhất quán của “Rắn Cạp Đuôi” vẫn luôn hiện hữu suốt thời gian qua.

Đầu tháng 5 vừa rồi, Zach – Frontman của nhóm nhạc đã một lần nữa cùng với V2X thực hiện một cuộc phỏng vấn sau màn trình diễn Boiler Room. Theo một cách khách quan, mỗi người sẽ có một cảm nhận về một người nghệ sĩ, và đằng sau một nhóm nhạc, cộng đồng sẽ là những con người có ảnh hưởng đến suy nghĩ của chính tập thể đó. Sự băn khoăn của V2X chưa bao giờ dừng lại ở âm nhạc của “Rắn Cạp Đuôi”, mà còn cho từng thành viên trong đó, mà đặc biệt là Zach. Một đĩa cơm tấm, cà phê sữa đá và buổi fitting trang phục cho Zach là nơi góc nhìn của bản thân người phỏng vấn được rộng mở, và có lẽ chúng ta cũng sẽ cảm thấy được điều đó sau cuộc phỏng vấn

Chào Zach, rất vui được gặp lại bạn. 

Chào Lộc, lần đầu tiên được bạn phỏng vấn, tôi hồi hộp quá

Lần trước là Rắn Cạp Đuôi, lần này là riêng Zach Sch. Điều đầu tiên, bạn có thể gợi nhớ lại một kỉ niệm đặc biệt hồi nhỏ của bạn, thứ đã tạo nên mối liên kết chặt chẽ với âm nhạc như hiện giờ được không?

Có lẽ câu trả lời sẽ là khi mình được nghe nhạc phẩm Petrushka của Stravinsky live lần đầu tiên trong đời, việc này đã truyền cảm hứng cho tình yêu với piano. Cùng với đó là track “A Love Supreme” của John Coltrane, hồi bé bố mẹ mình hay bật Coltrane khi đi cả nhà đi ô tô cùng nhau. 

À, còn cả nhạc phim Tarzan của Phil Collins. Tất cả những thứ âm nhạc đó đều có sự cô đọng cảm xúc nhất định, nhưng theo một cách nào đó, có lẽ trước giờ mình vẫn thích nhạc mang màu sắc u ám hơn. Đến những năm học cấp 2, gu âm nhạc này dần chuyển hướng sang vapowave đời đầu, cùng với Oneohtrix Point Never.

Âm nhạc của Coltrane thực sự khó quên.

Để nói về sự cô đặc cảm xúc, “Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế” thể hiện khá rõ cụm từ này. Nhưng xét về mặt nội tâm, Zach có còn mang trong mình quan điểm và suy nghĩ của “Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế” sau 9 tháng hay không? Với tư cách là một thành viên của “Rắn Cạp Đuôi?

Bạn biết đấy, chúng ta có thể có vô vàn cảm xúc, nhưng sự hân hoan luôn là điều tuyệt vời nhất.

Trước “Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế”, có lẽ mình sẽ dùng cụm từ “rối bời”. Nhưng sau khi nó phát hành, mọi sự rối bời đó chuyển mình sang hình bóng của hạnh phúc và niềm vui, từ những người nói rằng album này thật sự không giống những gì họ nghe trước đây, có lẽ chính những cảm xúc được thể hiện trong đó là cốt lõi. 

Album cũng đã cho mình cơ hội được quay lại và tiếp tục làm những thể loại nhạc mà mình đã rũ bỏ trong quá khứ, ví dụ như những bài nhạc mình làm năm 16 tuổi. Vì âm nhạc là cảm xúc, cảm xúc của mỗi người luôn khác nhau.

Hoàn toàn đồng ý, Rắn Cạp Đuôi là một hiện tượng với khán giả Việt Nam 

Mình nghĩ rằng âm nhạc này thật sự khá kỳ lạ với khán giả Việt là đằng khác. Nhưng như đã nói ở trên, đó chính là điều làm nhóm nhạc hạnh phúc.

Sự kỳ lạ này, thực chất có những khán giả đánh giá ban nhạc là “Dị Giáo”, có lẽ một phần là vì số điểm ấn tượng trên Pitchfork đã khiến thính giả quan tâm. Zach nghĩ sao về ý kiến đầy khách quan này?

Ban nhạc có một mục đích duy nhất, trở thành “Dị Giáo” 

Nhưng trên thực tế, mọi người vẫn sẽ hiểu thứ ấm nhạc này. Vì xét cho cùng, âm nhạc vẫn sẽ là âm nhạc, chúng ta có thể thích nó hay chưa tìm được sự kết nối với nó. Đó là sự cảm nhận khác nhau khiến một bài nhạc, nhóm nhạc trở nên đặc biệt.

Liệu bạn có một phương thức nào đó để đến được nơi bạn đang đừng không? 

Mình làm nhạc. *cười*

Chắc chắn bạn sẽ phải tạo ra những tác phẩm của mình, nhạc sĩ hay tài năng thực chất là sự tập luyện. Nhưng khi bạn tập luyện, hãy tin rằng mình đã đủ giỏi và đừng quá lo lắng.

Trên hết, âm nhạc của bạn không nên tạo cho người nghe sự đánh giá về “Hay – Dở”. Sự đánh giá này nên chỉ tập trung vào khía cạnh của cảm xúc.

“Bài nhạc này cho bạn cảm xúc gì”

Đó chính là âm nhạc, đúng với bản chất của nó và sự kết nối của âm nhạc và người nghe đến từ đây. Khái niệm này cũng sẽ đúng với nhiều ngành nghề khác, không chỉ nghệ thuật.

Zach chưa bao giờ là một nhạc sĩ theo cái nhìn của mình, bạn là một nghệ sĩ. Giống như bao người, quan điểm của nghệ sĩ chính là cốt lõi, cách chúng ta thể hiện nó là thứ duy nhất thay đổi. Bạn có một lối suy nghĩ cố định hay không, xét về phương diện cuộc sống?

Có, đó là sự không ngừng học hỏi. Mình sẽ luôn cởi mở với những quan điểm mới, chất liệu mới không chỉ trong âm nhạc, mà là cuộc sống nếu như mình thấy nó thật sự cần thiết.

Luôn học hỏi

Luôn học hỏi

Luôn học hỏi

Nhắc nó ba lần.

Bạn nghĩ sao về cuộc sống hiện giờ?

Mình nghĩ là cả hai chúng ta đều có thể đồng ý về việc cuộc sống sẽ thay đổi, khi tư duy chúng ta thay đổi.

Nó không chỉ là lời nói sáo rỗng, mà toàn hoàn là tâm thức, một sức mạnh của con người. Chỉ cần bạn hiểu được những giá trị cơ bản của nó, đối mặt với hai sắc thái “Đen – Trắng” của cuộc sống và luôn tìm được giá trị trong hai sắc thái này.

Kononama (このまま), mọi việc sẽ luôn xảy ra, như cách nó sẽ xảy ra trong đời. Cụm từ này có lẽ sẽ giải thích tốt nhất, vì đơn giản con người tồn tại chỉ như một cái chớp mắt của thời gian. Bạn là bạn, tôi là tôi, và tôi hài lòng khi được là chính mình.

Bạn có nghĩ “Rắn Cạp Đuôi” đang là bậc thầy của nhạc thể nghiệm ở Việt Nam? Theo một cách khiêm tốn, vì sự công nhận là hoàn toàn rõ ràng.

Thật sự mình không chắc, nhưng nếu xem ban nhạc như một công cụ để học tập, mài dũa và nguồn cảm hứng cho những người đi tiếp, thì chắc chắn là có.

Một nguồn cảm hứng cho những ai muốn làm nhạc không theo lối bình thường. Hãy nghĩ như thế này, nghệ sĩ ở Việt Nam sẽ không phải lấy những màu sắc của Việt Nam như: chèo, tuồng, nhạc dân tộc,… hay các văn hóa khác. Hãy làm âm nhạc đi, nếu nhạc đó của một nghệ sĩ ở Việt Nam, đó sẽ là một phần của văn hóa Việt Nam, bản sắc Việt Nam.

Mình là người gốc Mỹ, nhưng là công dân Việt Nam. Nghệ thuật của Việt Nam sẽ là sự bao phủ tất cả những văn hóa ở trong đó, nhỏ hay lớn.

Cảm ơn Zach. Zach, bạn có thể cho độc giá biết những nghệ sĩ bạn nghe gần đây không? 

Tyondai Braxton, James Ferraro, Đờn Ca Tài Tử: Tương Tư Ngự (rất thích), Tatsuya Yoshihide, Eartheater và Chino Amob

À và Hitsujibungaku, cả album mới của Drain Gang nữa.

Một câu hỏi cuối cho văn hóa, bạn đã ở Việt Nam hơn 10 năm, món ăn yêu thích của bạn là?

Dimsum Học Lạc ở quận 5 rất ngon, Cơm Vịt với đồ Trung Hoa ở 90 Huỳnh Mẫn Đạt nữa. Nhưng để mà nói về sự ngon, chắc chắn phải là đồ miền Trung: Bánh bột lọc, bánh khọt,… mọi loại bánh, cả đồ cay và bún chả nữa.

Tư liệu quý giá, mong rằng chúng ta sẽ được gặp nhau lần tới ở V2X. Nếu như có dịp

Yee hee !

Bài viết được thực hiện bởi Odd Pattern

Photography: theboy.youlost

Edit: onenguyen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *