Categories
Culture Music

VAPCUCDA 005 – ĐEM NHỮNG BƯỚC NHẢY VỀ VŨ TRƯỜNG

Vào thứ Sáu 7/10 này, VAPCUCDA Saigon sẽ quay trở lại lần thứ 5 cùng với cuộc thi Baby Vogue và Rave cho LGBTQIA+ thường niên của nhóm. Và VAPCUCDA đang hướng tới yếu tố văn hoá không thể vắng bóng – văn hoá Nhảy trong thế giới Ballroom. 

Câu chuyện về VAPCUCDA 005: 

Ảnh: nghtanh – Tizone & Các bạn trẻ tham dự VAPCUCDA 003

Nối tiếp thành công từ VCD Ballroom đầu tiên của nhóm, trong số này, tâm điểm thuộc về cuộc thi Baby Vogue Battle.

Khi nhắc tới Ballroom, mọi người thường nghĩ tới Looks bắt mắt, Drag Queens Lipsyncing (Biểu diễn hát nhép) – nhưng đó chỉ là một khía cạnh trong bức tranh vô cùng màu sắc của Ballroom. 

Khía cạnh đến từ dance culture – một phần vô cùng quan trọng để phát triển nightlife, các dòng nhạc hậu Disco như House, Detroit Techno – đều có đặc điểm chung là những người tham dự những bữa tiệc này đều là vũ công và các DJs thường phát triển style của mình qua nhịp, phách, vòng lặp,… dựa trên vũ đạo đơn giản tới đầy năng lượng và không khí trong đêm nhạc. 

Việc mời Kush Jones – một đại diện đến từ cộng đồng Juke / Footwork, một hàng xóm thân cận với văn hoá ballroom cũng như văn hoá Nhảy nói chung, là bước đầu tiên để truyền tải, giữ sống sự liên kết với chuyển động và biểu cảm với âm nhạc. 

Hiện nay, những điều này dường như bị kìm nén do mối quan ngại – giữ mặt của người tham dự lẫn cần nhiều phổ cập về ý nghĩa và hành động khi đi club còn vắng mặt tại Việt Nam. 

Để nói cụ thể hơn, một bằng chứng khiến cho sự phát triển của một dòng nhạc hay bất kể bữa tiệc nào – chính là những người đi tiệc không ngại cảm nhận, nhún nhảy theo cách riêng của họ – một tín hiệu để báo tới người chơi nhạc rằng “we’re feeling IT” (chúng tôi cảm nhận được nó). Tín hiệu để phát triển các thể loại nhạc ngánh, ngầm và tạo ra văn hoá riêng cho chúng.

Việc văn hoá nhảy rời khỏi các vũ trường là không đúng, nhưng cần thiết cho việc giới thiệu lại văn hoá này vào các sàn nhảy.

Giới thiệu về Kush Jones:

Sinh ra và lớn lên ở Hạt Bronx (New York), DJ kiêm Producer, Kush Jones ‘bước vào thế giới sản xuất âm thanh bắt đầu từ những sample. Lớn lên với R&B và Soul, anh ấy tìm thấy sự tò mò và hứng thú qua cách mà cha và mẹ anh thu âm các loại nhạc hiện đại. Vào thời niên thiếu anh ấy bắt đầu học sản xuất âm nhạc dựa trên máy tính sau các tiết học, và trong khi hầu hết những bạn cùng trang lứa của mình đang theo con đường Hip-Hop truyền thống, anh lại có một lối đi riêng khác lạ hơn. 

Vào cuối những năm 2000, anh tham dự các trận đấu nhảy Lite Feet, một trong những điệu nhảy văn hoá phổ biến ở New York, từ đó giúp anh khám phá những loại hình tương tự trên khắp nước Mỹ, chẳng hạn như Chicago Footwork, Jersey Club, v.v. Vẫn bị cuốn hút bởi cách mà tất cả các thể loại này làm lại từ những âm thanh cổ điển để tạo thành những âm thanh mới, Kush bắt đầu trên con đường kết hợp tầm ảnh hưởng của mình để tạo nên âm thanh riêng của anh trên sàn nhảy. 

Anh thường chơi các bản nhạc độc quyền của chính mình và của bạn bè, trên con đường sự nghiệp anh đã thu hút được sự chú ý của các DJ có sở thích chung với mình từ khắp nơi và tìm thấy một gia đình thứ 2 – Juke Bounce Work (trụ sở tại LAX). Cho dù là những người local từ Bronx, hay những người cộng tác gặp nhau ở nước ngoài trong khi lưu diễn, Kush đều trân trọng việc tiếp thêm năng lượng cho bạn bè và những người cùng thời với anh. 

Kush đã dành vài năm gần đây để đi lưu diễn khắp Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á, anh đồng thời còn tạo một kênh phát thanh riêng của mình trên Rinse FM và các đài của tiểu bang như The Lot và Halfmoon BK.

Thường xuyên tung ra các tác phẩm tự chế, Kush được biết đến nhiều nhất với album STRICTLY 4 MY CDJZ và hàng loạt EP độc quyền của Bandcamp do anh tự phát hành với 40 tập dự định phát hành.

Bất kể nhịp độ (tempo) là gì, Kush Jones đều truyền tải một cái nhìn mới mẻ vào các lĩnh vực khác nhau khi anh ấy lựa chọn để bắt đầu, anh thể hiện sự tôn trọng rõ rệt đối với nghề và lịch sử của nhạc dance.

Chi tiết về sự kiện:

SÀI GÒN ơi!!! Chúng tôi đã trở lại đây.

Với mùa Vogue Ball thứ 1 đầy drama kịch tính, Vấp Cục Đá quyết định mở mùa Vogue Ball thứ 2, đơn giản vì chúng tôi yêu drama, Period 🤗

2 hạng mục thi đấu bao gồm: Baby Vogue và Hairography

Mùa 2 đầy hứa hẹn với dàn giám khảo độc đáo:

1️⃣ @tigrebia – Celebrity Stylist & Ballroom Enthusiast

2️⃣ @tizonebui – Vấp Cục Đá Boss

3️⃣ @prinz.x.illusion – Hoàng Tử Làng Vogue

4️⃣ @anhtran.2610 – Công Chúa Làng Vogue

5️⃣ RIKI (House of Sun)

🎤 MC: @nioinioini

🛑Bên cạnh đó không thể thiếu dàn Djs khét rẹt.

– @kush_jones_ (JUKEBOUNCEWORK)

– @larria__ (đẹp trai)

– @anhphicako (đẹp trai)

– @nyjahphong (đẹp trai)

– @khoalykillah (đẹp gái)

———

07.10.2022

9PM – 4AM

ARCAN – 236/29/2H Điện Biên Phủ, P17, Q.Bình Thạnh

Mua vé tại cổng: 150.000VND

———

Nhà tài trợ: @josecuervo_vn, #rodeovietnam, @fiestavietnam

Categories
Culture Fashion

BEARBRICK : “ĐỒ CHƠI SƯU TẦM” CỦA THỜI ĐẠI MỚI

Mọi người có bao giờ đi tới các cửa hàng thời trang, hay xem vlog của các fashionista, nghệ sĩ, hay những người có liên quan tới thời trang nói chung mà thấy những mô hình những chú gấu LEGO với các hình dáng khác nhau chưa? Chúng được gọi là những BEARBRICK ( cách điệu là BE@RBRICK) những món đồ chơi “collectible” đến từ Medicom Toys, Nhật Bản.

Medicom Toys là một trong những hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng với việc sản xuất ra những mô hình với phiên bản giới hạn, điều này cũng ít nhiều nói lên được tại sao các giá trị của những con BEARBRICK lại cao đến vậy. 

Được tham khảo dựa trên một dòng mô hình nhựa khác của công ty – The Kubrick, một con BEARBRICK sẽ có 9 bộ phận : đầu, tai, tay, thân, chân và vùng hông, cùng với các khớp có thể chuyển động, và thường sẽ được làm từ nhựa. Nhưng trong thời gian phát triển, có nhiều dòng BEARBRICK có các bộ phận hoặc toàn bộ được làm từ kim loại hoặc gỗ, cho phù hợp với các concept, nhưng phổ biến nhất vẫn là các mô hình làm bằng nhựa.

“Mẻ” BEARBRICK đầu tiên được ra mắt vào năm 2001 tại một hội chợ tên là “WORLD CHARACTERS CONVENTION” như là một quà tặng cho các người tham gia. Từ đó danh tiếng về BEARBRICK cứ thế mà đi lên không chỉ trong giới chơi mô hình nói riêng mà văn hoá đại chúng nói chung. Những nhãn hiệu lớn như BAPE, Disney, Chanel, READYMADE… liên tục có những bộ sưu tập ra mắt cùng BEARBRICK, trở thành những vật phẩm mà được săn đón rất nồng nhiệt.

Ngoài ra điều khiến BEARBRICK đặc biệt chính là kích cỡ của các mẫu cũng như độ hiếm của chúng. Một BEARBRICK cỡ bình thường sẽ có kích cỡ 100%(5cm), và kích cỡ to nhất của một BEARBRICK là 1000% (70cm). Những size BEARBRICK được yêu thích thường là 100%, 200% và 400%. 

Mẫu BEARBRICK có giá trị cao nhất chính là mẫu “Qiu Tu” BE@RBRICK(2008) (size 1000%), một mẫu duy nhất được hoạ sĩ đương thời người Trung Quốc Yue Minjun thiết kế, có giá $157,000 khi đươc rao bán tại khu đấu giá.

Thế làm sao có thể mua và tiếp cận BEARBRICK tại Việt Nam? Việt Nam đang dần phát triển và đánh dấu bản thân vào văn hoá đại chúng trên thế giới, cho nên nhu cầu mua bán BEARBRICK nói riêng cũng cao lên. Và để có thể gửi gắm sự uy tín khi mua những con BEARBRICK legit thì Sneaker Buzz là một trong những lựa chọn sáng suốt.

Được thành lập từ năm 2016 và tới nay đã có hơn 20 cửa hàng tại Việt Nam và trong đó có 1 số cửa hàng được chỉ định cho lên kệ Art-Toy Bearbrick, Sneaker Buzz đã tạo nên thương hiệu cũng như độ uy tín của mình ở trong cộng đồng thời trang và sneaker tại Việt Nam bao năm qua và giờ đến lĩnh vực Art-Toy được mở rộng. Vì thế để sở hữu những con BEARBRICK cũng như tìm kiếm một nơi có thể giao lưu về chủ đề thời trang nói chung, bạn có thể tìm đến Sneaker Buzz để trải nghiệm cũng như sở hữu Art-Toy legit bạn nhé.

Categories
Culture Music

ÂM NHẠC VÀ CHẤT THỨC THẦN

Pychedelic rock là một thể loại âm nhạc ra đời vào những năm 1960 được ảnh hưởng cũng như tạo ra nhằm mục đích gia tăng trải nghiệm của những chất thức thần, vốn phổ biến vào thời đó và có ảnh hưởng mật thiết với văn hóa Hippie. Psychedelic rock kết hợp các yếu tố của blues, folk rock và dần dần nó cũng ảnh hưởng đến cả progressive rock và hard rock. Tuy vậy, âm nhạc psychedelic về bản chất là sự không có giới hạn và hiện nay, rất nhiều các subgenre của âm nhạc psychedelic nói chung và psychedelic rock nói riêng đã xuất hiện. 

Bắt nguồn từ vùng vịnh San Francisco, miền Tây nước Mỹ, sự phổ biến của thể loại nhạc này nhanh chóng lan tỏa được đi khắp nước Mỹ và cả Châu Âu. Với ban nhạc đầu tiên tự xếp loại thể nhạc của họ là psychedelic rock đến từ Austin, Texas với cái tên The 13th Floor Elevators. Trưởng nhóm Roky Erickson sau đó còn đặt tên album debut của họ là The Psychedelic Sounds of the 13th Floor Elevators.

Có bốn yếu tố tạo nên âm nhạc Psychedelia

1. Hiệu ứng âm thanh: Âm nhạc psychedelic thường đi kèm cùng với những hiệu ứng như reverb, phasing, distortion, hay âm thanh đảo ngược.

2. Đột phá trong nhạc cụ: Guitar điện với feedback và wah-wah pedal có lẽ sẽ là điểm mấu chốt của âm nhạc psychedelic đời đầu. Về sau, các nhạc cụ Ấn Độ như sitar và tambura cũng được xuất hiện, hay các nhạc cụ phím như, harpsichord và electronic organ.

3. Biến tấu: Những đoạn solo biến tấu với thời lượng dài là đặc trưng của âm nhạc psychedelic.

4. Lời nhạc mang tính trừu tượng: Psychedelic rocks songs often include surreal and abstract lyrics that may allude to hallucinogenic drug use.

Các ban nhạc định hình nên âm thanh của psychedelia trong thời gian đầu có thể kể đến các ban nhạc bờ tây như Grateful Dead, The Doors, Big Brother & the Holding Company, Moby Grape, The Quicksilver Messenger Service, Iron Butterfly và Jefferson Airplane với bản hit năm 1967 “White Rabbit” được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học “Alice’s Adventures in Wonderland” của Lewis Caroll, 

Âm nhạc rock and roll sau đó tìm đươc sự hòa mình với psychedelia. Rất nhiều các nhạc phẩm bất hủ của thế giới âm nhạc hiện đại như Pet Sounds – The Beach Boys (1966), Fifth Dimension – The Byrds (1966), Their Satanic Majesties Request – The Rolling Stones (1967), và Shape of Things – The Yardbirds (1971). Đặc biệt phải kể đến sự trải nghiệm của LSD đã là nguồn cảm hứng lớn nhất cho Beatles và album Revolver năm 1966, Magical Mystery Tour và một trong những đỉnh cao của psychedelia: Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (1967).

Trong khi độ phổ biến của The Beatles chưa bao giờ giảm, Pink Floyd nổi lên như một ngôi sao của âm nhạc psychedelia Anh Quốc. Với album đầu tay của mình là The Piper at the Gates of Dawn (1967), trưởng nhóm Syd Barrett đã tạo ra những bản nhạc đầy mê hoặc và định nghĩa lại cụm từ acid rock. Một vài tháng trước đó, Pink Floyd cũng đã mở màn cho một buổi trình diễn nhạc “counterculture”: 14-Hour Technicolor Dream. Ban nhạc avant-garde psychedelic Anh Quốc Soft Machine và các ngôi sao của counterculture như Andy Warhol, Yoko Ono hay John Lennon cũng xuất hiện tại buổi trình diễn.

Vào cuối những năm 1960, khi Anh Quốc và Mỹ ban hành lệnh cấm với các chất thức thần cũng là sự báo trước cho sự lụi tàn của âm nhạc psychedelia. Sự kiện âm nhạc Woodstock năm 1969 là nốt cao trào cuối cùng của kỉ nguyên, sự kiện bao gồm những nhạc sĩ như Jimi Hendrix, Jerry Garcia và the Grateful Dead, Jefferson Airplane hay tiêu biểu là Carlos Santana. Cũng trong năm đó, Charles Manson – một trong những tên sát nhân khét tiếng nhất lịch sử nước Mỹ và tùy tùng của hắn cũng khai rằng “Helter Skelter” của The Beatles đã truyền cảm hứng cho tội ác, việc này cũng đã tạo được sự phản ứng dữ dội với làn song hippie. Các huyên thoại nhạc Psychedelic như Jimi Hendrix, Janis Joplin, Jim Morrison đều mất vì overdose trong hai năm 1970 và 1971, hay trước đó là Brian Jones của Rolling Stones. Sau thời kì này, các nhóm nhạc cũng chuyển dần từ âm nhạc psychedelia sang hard rock hoặc progressive rock, đánh dấu chấm hết cho một kỉ nguyên đầy tính tranh luận của lịch sử âm nhạc.

Các album cover được xuất hiện trong bài viết:

  1. The Jimi Hendrix Experience – Axis / Bold as Love
  2. Captain Beefheart & His Magic Band – The Troutmask Replica 
  3. Jefferson Airplane – Surrealistic Pillow
  4. The Beatles – Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band
  5. Pink Floyd – The Piper At The Gates Of Dawn
  6. The Doors – Full Circle
  7. Cream – Disraeli Gears

_

Bài viết: Xuân Lộc

Categories
Culture Fashion

Ametora và lịch sử phong cách Japanese-Americana: Lối đi riêng của văn hóa Nhật Bản

Khi nhắc đến thời trang, Nhật Bản và Mỹ là hai đất nước dành cho nhau sự ái mộ nhất định cùng với sự trao đổi văn hóa xuyên suốt bề dày lịch sử.

Trên thực tế, trong những năm gần đây chúng ta được chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ sự phản chiếu của thời trang Nhật Bản trong văn hóa Mỹ , với việc các cửa hàng lớn ở New York và Los Angeles liên tục bán và trưng bày các thương hiệu Nhật Bản, từ truyền thống cho đến Avant-garde.

Có thể bạn đã nghe đến hoặc còn lạ lẫm với khái niệm Ametora, khái niệm này gần gũi hơn với mỗi chúng ta hơn theo một cách khó tả. Ametora có nghĩa là ‘American traditional’ (Truyền thống Mỹ). Nhưng theo một khía cạnh văn hóa, Ametora là khái niệm bao trùm hơn rất nhiều. Nó thể hiện được sự tích hợp, học hỏi, cấu trúc hoàn hảo cũng như mang nặng các chất liệu Mỹ. Cùng với Ametora, những cư dân Nhật Bản tân tiến và đương đại  đã định hình lại cách ăn mặc và văn hóa của đất nước xuyên suốt lịch sử. Ngay bây giờ, Nhật Bản sở hữu một vị trí trong thời trang toàn cầu và cả những thương hiệu “Americana”, cũng như chính phong cách “Americana” bắt nguồn từ Nhật Bản đi kèm sự chuyển biến liên tục của văn hóa hiện đại khiến chúng ta chỉ có thể đặt câu hỏi rằng những ảnh hưởng này đã đến như thế nào. Phong cách này đạt được trạng thái thống trị toàn cầu ra sao?, tính phức tạp và giới hạn trong lịch sử của nó? Điều gì đã tạo nên quỹ đạo giữa hai phong cách của Nhật Bản và Mỹ.

Trước khi trả lời những câu hỏi đó, chúng ta biết đến một khái niệm thẩm mỹ: Japanese Americana. Một phong cách không chỉ đơn thuần là một từ: Denim. Đó là cả một tinh thần mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và xuyên suốt.

Điều này cũng sẽ giúp trả lời một câu hỏi: Bạn không mặc denim, đó không phải Americana, đúng không?

Không, một chiếc blazer, một chiếc sơ mi vẫn có thể là Japanese – Americana. Japanese – Americana không phải là một phong cách. Đó là một tinh thần.

LỊCH SỬ KHÁI QUÁT CHO ĐẾN AMERICANA HIỆN ĐẠI.

Sự hình thành của Japanese America và Ametora có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính, và tất cả các giai đoạn đều có sự ảnh hưởng lớn đến phong cách kể trên:

THỜI KÌ MINH TRỊ – DUY TÂN (1868-1912)

Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị – trước và sau cải cách

Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị gặp gỡ đoàn thủy thủ Phương Tây (Tranh màu vẽ cùng thời) 

Sẽ không bao giờ có Americana chúng ta biết nếu không có sự khởi đầu, sự trao đổi văn hóa này cũng đánh dâu chấm hết cho 265 năm bế quan về kinh tế, xã hội và văn hóa của Nhật Bản từ khi kết thúc thời Edo – một thời kì của khủng hoảng kính tế và văn hóa. Sau một thời gian chìm đắm vào tụt lùi về vị thế và bản sắc, một samurai đã đứng lên và thực hiện sự cải cách lớn, bắt đầu cho những biến chuyển về văn hóa có ảnh hưởng đến thời trang và Americana sau này – Thiên Hoàng Minh Trị với những nguyên lý cơ bản có áp dụng sự học hỏi và giao thoa với văn hóa Phương Tây.

MOBO & MOGA (Modern Boy & Modern Girl) ( Thập niên 1910- đầu thập niên 1930)

Trong ảnh: Một cặp đôi MOBO & MOGA ở Ginza – Tokyo (ảnh chụp năm 1915 – thời kì trước Chiến Tranh Thế Giới thử Nhất)

Phong cách Americana đặc trưng cho nam giới hiện đại mà chúng ta biết như hiện nay bắt đầu được định hình trong thời gian này.

Các chuyên biến xã hội được thể hiện rõ ràng trong thời gian này. Những người trẻ và các bậc cha mẹ chính thức học hỏi cách ăn mặc phương tây, tạo nên tiểu văn hóa  mobo và moga—modern boys/modern girls nổi tiếng thời đó. Đây là một cuộc cách mạng tư tưởng, các mobo và moga giải phóng văn hóa Nhật Bản bằng cách ăn mặc giống như những tầng lớp đứng đầu cùng với đó họ dẫn nó theo rất nhiều hướng. Mobo thường vuốt ngược tóc, đẩy cao và mặc quần ống rộng, trong khi Moga để tóc ngắn và mặc váy lấy chất liệu chủ đạo là lụa. Tại Mỹ, đây chỉ là trang phục casual nhưng với Nhật Bản thời đó, đây là sự nổi loạn và mang tính cách mạng, thậm chỉ cảnh sát còn phải xuống đường phố ở Ginza và tìm bắt một số thanh niên với tư tưởng mới này. Ở Việt Nam, người cách mạng Phan Châu Trinh cũng là một nhân vật bị ảnh hưởng bởi “trào lưu Americana” đời đầu này, đặc biệt là kiểu ăn mặc nam giới của Mobo.

Thời Thế Chiến (1914-1919 & 1939-1945) và sự bảo hộ của Mỹ (1945 – 1952)

Khi văn hóa Mỹ trị vì tại Nhật Bản, Hollywood và những ngôi sao như James Dean hay Marlon Brando xuất hiện trên màn ảnh như những tượng đài về phong cách. Ví dụ trước thời chiến, áo phông chỉ được xem như món đồ phụ mặc kèm thường xuất hiện trong quân đội hoặc công xương. Cho đến khi chúng xuất hiện đi kèm với hình ảnh của James Dean (Rebel Without a Cause, 1955), Marlon Brando (A Streetcar Named Desire, 1950). Giới trẻ ở Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi những ngôi sao này như cách giới trẻ Mỹ cảm nhận được. Các thương hiệu denim như Levi’s, Lee và kính Ray Ban trở thành vật phẩm thiết yếu, cùng lúc với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.

Các mẫu áo khoác phi công B-3, B-6 & A-2, sau này lần lượt trở thành các model được sản xuất bởi rất nhiều thương hiệu Japanese Americana.

Denim trong counterculture tại Nhật Bản đầu những năm 1960, có rất nhiều điểm tương đồng với văn hóa Hippie tại Mỹ

KENSUKE ISHIZU (1911-2005) – Ông tổ của thời trang Nhật Bản hiện đại.

Kensuke Ishizu – nếu không có nhân vật này, sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được Americana như cách nó thể hiện ngày nay. Ông là con trai của một người buôn báo, sinh năm 1911 ở thành phố Tây Nam Okayama, Japan, “GODFATHER” của phong cách Nhật Bản tiện lợi, một tay ông đã tạo ra khái niệm Ivy trong quần áo Nhật Bản giữa thế kỉ 20. Mặc cho niềm đam mê với quần áo Phương Tây và bản thân ông cũng là một mobo, Ishizu không trực tiếp sản xuất hay thiết kế quần áo cho đến khi ông đươc nhận vào một công ty sản xuất underwear cho nam giới. Chỉ trong 3 năm, ông đã học được thị trường phương Tây đặc biệt là thị trường bán lẻ xa xỉ và tự thành lập được một thương hiệu: Ishizu Shoten. Mặc cho một thời kì mà kinh tế Nhật đang kém phát triển, niềm tin cho tình yêu của quần áo Phương Tây trong Ishuzu vẫn vững vàng.

Nội Chiến Hàn Quốc diễn ra vào những năm 1950, Nhật Bản trở thành sân sau quân sự của Mỹ, với 75% hàng hóa xuất khẩu liên quan đến cuộc chiếc. Điều này cho phép Nhật Bản có một lượng tiền mặt dồi dào, góp phần vào sự phục hồi và phát triển kinh tế thần kì. Thời trang cao cấp trở lại thời hoàng kim cùng vô số thương hiệu. Cùng với đó là thương hiệu VAN và những chiếc áo khoác. VAN đã đẩy mạnh hình ảnh truyền thông của mình với công chúng Nhật Bản. Không may, VAN vào thời đó là một “khẩu vị thời trang” quá mới và khó tiếp cận. Việc này buộc Ishuzu phải mở rộng tầm nhìn và tiếp cận những thị trường cao hơn. Trong công cuộc tìm kiếm cảm hứng, một lần nữa ông lại nhìn về nước Mỹ và vùng viễn Tây. Kể cả cho đến thời điểm đó, ông vẫn nghĩ người Mỹ không có khẩu vị trong thời trang và giá trị thời trang của họ chỉ là quần áo phương Tây. Chỉ cho đến khi ông tới trại hè của đại học Princeton và chứng kiến phong cách của những sinh viên Ivy và bị ấn tượng bởi những sự vượt trội về tư tưởng quần áo. Những chàng trai ăn mặc theo một phong cách riêng biệt, độc đáo với sơ mi, cà vạt vắt, blazers, quần loe,… đây là một số kiểu ăn mặc, rất khác biệt so với những gì ông được thấy tại quê nhà. Xuyên suốt chuyến đi, Ishuzu đã có ý nghĩ về một kiểu thời trang mà ông muốn mang về phương Đông: Ivy League fashion. Với quần áo ready-to-wear, những chàng trai trẻ có thể trông thật thời thượng mà vẫn đi song hành với phương Tây. Trở lại tại Nhật Bản, VAN cho ra bước đệm cho phong cách Japanese Ivy với một bản copy của Brooks Brothers Number One Sack Suit với một chiếc áo khoác thoải mái. VAN và Ishuzu đã định hình được phần lớn cách chúng ta hiểu về blazer trong Americana hiện đại.

Kensuke Ishuzu (Trái) và lookbook đầu tiên của VAN sau khi ông trở về từ Mỹ.

CUỘC CÁCH MẠNG DENIM (1960s-1970s)

Vài tháng sau tư liệu của Ishuzu về những trường đại học ở Mỹ sau sự ra đời của Ivy, những trại hè dành cho sinh viên ở Mỹ này trở thành trung tâm của “sự khám phá văn hóa và kiểu mẫu phản chiến”. Đây là thập niên 1960’s, thời kì này có lẽ cũng giải thích được phần nào nội dung của khái niệm nêu trên, giới trẻ Nhật Bản cũng được trải nghiệm những điều tương tự. Khi rất nhiều người lên án sự phi lí của cuộc chiến tranh tại Việt Nam do Mỹ phát động trong thời gian này, những người trẻ thể hiện sự bất tuân với phong cách sống lấy lao động làm chủ đạo và tập chung vào sự đơn giản.

Big John World Workers và bộ sưu tập World Workers có thể được xem như thương hiệu đầu tiên đánh dấu của thời kì denim trong Japanese Americana.

Blue jeans nhanh chóng trở thành trụ cột của thời trang Nhật Bản, các công ty như Lee và Wrangler nhanh chóng cộng tác với công ty VAN của Ishuzu. Từ 1950 đến 1975, thị trường denim phát triển từ một trị trường rẻ tiền dành cho lính chiến thành một tổ hợp mạng lưới phức tạp, với những thương hiệu Nhật Bản mới như Big John thống lĩnh. Jeans còn vượt qua sự phổ biến trong phong cách’, ăn sâu vào văn hóa đương đại đến nỗi mọi người gọi thế hệ này là “Thế hệ Jeans” (Jeans Generation). Với giá thành thấp hơn cùng sự thoải mái được cải tiến so với thời kì Ivy, văn hóa denim đã tiếp cận bước đầu được những thị trường trước đây mà nó vốn không thuộc về. Jeans đã trở thành một món đồ dành cho cả nam và nữ, xuất hiện với tinh thần quốc dân, củng cố thêm tính hoa mỹ trong phong cách Nhật Bản.

HIROSHI FUJIWARA, NIGO & HARAJUKU STREETWEAR (1980s & 1990s)

NIGO không chỉ có BAPE, Hiroshi Fujiwara không chỉ có Goodenough. hay là Fragment Design, hai nhân vật này chính là cầu nối quan trọng cho sự phát triển gắn với lịch sử  của Japanese –  Americana hiện giờ.

Đừng ngạc nhiên, vì nếu không có hai nhân vật này, bản thân Nhật Bản cũng khó có thể thành trung tâm văn hóa của thế giới và khái niệm Japanese Americana cũng khó có thể phổ cập được như hiện nay.

Trong ảnh: Hiroshi Fujiwara (Góc bên trái, ngoài cùng) đứng cạnh Jun Takahashi, NIGO (bên phải) và The Notorious B.I.G (Góc bên trái, ở dưới)

Vào cuối những năm 1980 – Hiroshi Fujiwara – nhà thiết kế, nhạc sĩ, influencer, “Cha đẻ của thời trang đường phố”, được biết đến như người “cool” nhất ở Tokyo, nếu không phải là cả Nhật Bản;. Sau khi được bình chọn là “best dressed” (người mặc đẹp nhất) tại bữa tiệc underground London Nite, ông được đến London để gặp hai người mình ái mộ: Vivienne Westwood và Malcolm McLaren. McLaren đã giới thiệu Fujiwara với một thể loại nhạc mới đến từ New York –hip-hop . Fujiwara sau đó đã học DJ, trở về Tokyo với một chiếc hộp gồm những bài nhạc hip-hop đầu tiên cho Tokyo;. Ông đã dạy những club cách chà đĩa và cắt các bản thu cùng với đó là sáng lập ra nhóm hip-hop đầu tiên tại Nhật Bản: Tinnie Panx – mở đường cho rap scene tại Nhật Bản. Qua scene hip-hop, ông gặp được những người cùng chí hướng và đồng hành, có thể kể đến Jun “Jonio” Takahashi và Nigo, cùng với đó là thành viên Nhật Bản đầu tiên của Stussy Tribe – một mạng lưới của những bộ óc sáng tạo xoay quanh Shawn Stussy và thương hiệu cùng tên. Từ những sự liên kết này, thời trang đường phố và Americana đã được giao thoa và phát triển:  Fujiwara cùng với Goodenough, Takahashi và yếu tố punk trong Undercover, Nigo cùng thương hiệu lấy cảm hứng từ bộ phim cùng tên A Bathing Ape. 

VINTAGE & REPLICA (1980s & 1990s)

Japanese – Americana, phong cách Mỹ và Ametora đã trở thành một tiêu chuẩn trong văn hóa và thời trang Nhật Bản, cùng một nét độc đáo mới xuất hiện: Vintage. Through the 1980s, những người sưu tầm quần áo đến từ Nhật tại Mỹ, tiêu biểu như Yosuke Otsubo, Koji Kusakabe,… gửi những món hàng cũ và limit đến Nhật Bản đến các cửa hàng bán đồ cổ điển và sau đó chúng đã có mặt ở khắp nơi. Với những chiếc áo khoác và quần jeans có tuổi đời hơn 20 tuổi, người Nhật thực sự đã tìm được kho báu trong nhà kho của người Mỹ. Với họ, quần áo Mỹ cũ không phải là sự nghèo nàn vật chất, mà là một biểu tượng xã hội, kinh tế và tiến bộ. Cùng với các nhánh vintage nhỏ xoay nhanh quần áo quân đội khi những người trung niên trở nên hứng thú với các tạp chí xoay quanh quần áo mà tiêu biểu là Mono – một tạp chí với nội dung chính là quần áo Mỹ cũ và những chiếc áo khoacs quân đội. 

Trào lưu vintage lên đỉnh điểm, các thương hiệu Nhật Bản ra đời, giới thiệu một khái niệm mới với thị trường: vintage replica. Cho đến lúc này, American vintage chỉ có một đường từ Mỹ, chứ không gắn với sự trao đổi quần áo đến từ Nhật. Người Nhật đã học về vintage và kiến thức uyên bác của họ vượt xa so với những người Mỹ vốn không quan tâm đến chủ đề này và tìm cách để khiến nó trở nên vượt trội hơn hẳn. Thương hiệu như Evisu, Warehouse, vàFull Count began đã cải tiến và bán những sản phẩm vintage replica với giá chỉ 1/4, cũng trong năm 1990, the Real McCoy của Kobe tái tạo được một phiên bản gần hoàn hảo của chiếc A-2 flight jacket. 

Ngày nay, Japanese vintage được gắn với sự hoàn mỹ trong replica và trở thành một phần của Japanese Americana, với rất nhiều món đồ được ưa thích đến từ thời kì này.

JAPANESE AMERICANA HIỆN ĐẠI – CÁC MÓN ĐỒ VÀ THƯƠNG HIỆU BẠN CẦN BIẾT

Ngày nay, sự hòa nhập này giữ nguyên bản sắc. Với căn bản là sự học hỏi các yếu tố phương Tây vào quần áo cùng với những nét sơ khai: Take Ivy, thời chiến tranh và chiếm đóng, Harajuku hip-hop scene, etc. Nhưng quan trọng nhất, phong cách này chưa bao giờ là sự copy. Đây chính là văn hóa Nhật Bản thuần túy.

Các món đồ thiết yếu của Japanese – Americana hiện đại: Fleece, Straight-Cut Jeans, Bomber Jacket, Denim Jacket, Layer Vest, Work Boots, High-top sneaker,…

Ảnh: Cửa hàng The Real McCoy tại quận Harajuku, Tokyo.

Chúng ta có thể liệt kê phong cách, món đồ và những thiết kế tạo nên “Japanese Americana”, nhưng sẽ không trọn vẹn nếu không bao gồm những thương hiệu tạo nên phong cách này trong thời hiện đại. Từ những thương hiệu gắn với sự tái tạo phong cách Mỹ hiện đại, kết hợp thời trang của hai miền Mỹ – Nhật Bản, dưới đây là một số thương hiệu tiêu biểu cho Japanese Americana hiện đại:

  1. Beams Plus
  2. Buzz Rickson’s
  3. Kapital
  4. Sugar Cane
  5. The Real McCoy’s
  6. Visvim
Categories
Art Culture

GẶP PAI, VISUAL ARTIST ĐẾN TỪ THÁI LAN, BIỂU DIỄN ẤN TƯỢNG TẠI SỰ KIỆN THE VISUAL: ABSTRACT CITY

Pai Lactobacillus là một visual artist kiêm motion designer đến từ Thái Lan, mang phong cách nghiên về Psychedelic và Op Art. Pai đã để lại ấn tượng rất mạnh cho V2X sau sự kiện The Visual: Abstract City vừa qua, bằng một set diễn khó câu chữ nào diễn tả nổi. (Xem highlights màn trình diễn của Pai)

Pai tốt nghiệp đại học chuyên ngành gốm mỹ thuật. Vì không tìm được công việc thích hợp, Pai chấp nhận một đề nghị làm cán bộ nhà nước ở cục khuyến công. Sau một vài năm, anh nhận ra bản thân muốn làm điều gì đó thú vị hơn, cho nên Pai quyết định nghỉ việc và từ bỏ nguồn thu nhập duy nhất của mình.

Pai đầu tư hết tiền tiết kiệm còn lại của bản thân vào việc học graphic design, anh hồi tưởng lại “đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi”. Pai ngay lập tức yêu luôn ngành này và bắt đầu sự nghiệp tư cách là một nghệ sĩ tự do, làm việc cùng các sự kiện, lễ hội âm nhạc và hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng quốc tế.

Hello Pai, hi vọng bạn đã có một quãng thời gian tuyệt vời tại Việt Nam. Sự kiện The Visual – Abstract City nằm ngoài sức tưởng tượng, V2X chưa từng thấy điều gì gần giống như vậy ở Sài Gòn từ trước đến nay. Cảm nghĩ của bạn như thế nào về sự kiện The Visual vừa qua?

Tôi rất hào hứng và vui mừng được trở thành một phần của sự kiện này. Đây là sự kiện AV thứ hai của tôi tại Việt Nam sau nhiều năm, cũng là khoảng thời gian mà tôi ấn tượng nhất. Bởi tôi đã có cơ hội làm việc với các nghệ sĩ đồng nghiệp, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, kiến thức và những cảm hứng. Tôi cũng được tham gia workshop của ASUS và thiết kế chuyển động cho Piaggio, điều đó gây ấn tượng với tôi rất nhiều.

Bên cạnh đó thì bạn cảm nhận thế nào về giới trẻ và bầu không khí tại Sài Gòn? Có điều gì bạn thấy tương đồng với Thái Lan?

Tôi cảm nhận được giới trẻ ở cả Việt Nam và Thái Lan đều luôn nhiệt huyết và quan tâm đến việc khám phá, tìm kiếm những trải nghiệm mới cho bản thân. Và cộng đồng AV, mà tôi thường gọi là gia đình nhỏ, nơi các thành viên cùng nhau vươn xa và vững mạnh theo thời gian.

Để chuẩn bị cho một màn trình diễn tuyệt vời như thế hẳn là bạn đã dành rất nhiều thời gian cho phần thiết kế đồ hoạ và chuyển động. Bạn có thể chia sẻ thêm về quá trình sáng tạo của mình không?

Tôi đã chuẩn bị mọi thứ trong khoảng 3 tuần, thu thập các VJ Loop và Visual Art mà tôi đã chơi cộng thêm những sản phẩm gần đây của tôi. Trong lúc đó, tôi nghe DJ set của Mess trên SoundCloud, tôi chuẩn bị và sắp xếp mọi thứ lại với nhau.

Bạn có thể chia sẻ về công việc của một VJ không? Nó có giống DJ?

Nó gần gũi nhưng sự khác biệt là chúng tôi phải lắng nghe âm thanh và giao tiếp lại bằng hình ảnh để lấp đầy tâm trạng đó. Hãy để âm thanh và hình ảnh đi đôi với nhau vào thời điểm đó, chúng tôi không biết bài hát tiếp theo sẽ như thế nào, mood ra sao, hầu hết đều là ngẫu hứng và thử nghiệm. Đưa đám đông đi qua các chiều không gian và phiêu lưu cùng nhau.

Ai hay điều gì khiến cho bạn muốn theo đuổi VJ, visual art và motion design?

Những nghệ sĩ mà tôi yêu thích là TAS Visuals, Felipe Pantone, Jen Stark, Kaoru Tanaka, Laser Lew Dude, Luise Ponce, Yoshi Sodeoka, Ben Ridgway,…

Còn nghệ sĩ Thái là Human Spectrum, Akaliko, Kor.Bor.Vor., blozxom community, Pete TR, Pasuth, Footprints on mars.

Mối liên hệ giữa nghệ thuật thị giác và âm nhạc điện tử trong màn trình diễn của bạn là gì?

Tôi kết nối tâm trạng cá nhân ngay lúc đó khi nghe bài nhạc. Từ đó tôi tìm những hình ảnh mà tôi muốn thấy, rồi tạo nên một hành trình cảm xúc, ngập tràn hình ảnh tưởng tượng trong đầu tôi mà chưa ai từng thấy.

Nói đến digital art, tầm nhìn của bạn về NFT như thế nào?

Tôi nghĩ NFT thực sự là một trong những bệ phóng để những người sáng tạo kỹ thuật số truyền bá tác phẩm của họ ra quốc tế. Dự án NFT của tôi có tên là “Visual Therapy” ở trên nền tảng foundation.app. Bộ sưu tập chỉ mới có 11 tác phẩm NFT, sắp tới tôi sẽ tập trung vào nó thêm nhiều nữa.

Phong trào NFT ở Thái Lan như thế nào? NFT hiện nay có đóng một vai trò quan trọng trong nền nghệ thuật ở Thái Lan không?

Cộng đồng NFT ở Thái Lan đang phát triển rất nhanh. Chúng tôi có một cộng đồng thân thiện hỗ trợ lẫn nhau mặc dù cách tiếp cận nghệ thuật và phong cách của họ khác nhau. Illustrations, Motion Graphics, Generative Art và nhiều hơn nữa.

Cộng đồng của chúng tôi luôn cởi mở, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Đó thực sự là không gian để các nghệ sĩ mới công khai tác phẩm nghệ thuật của họ. Thái Lan cũng nhận được phản hồi rất tốt từ các nhà sưu tập quốc tế, đó là lý do tại sao cộng đồng nghệ sĩ NFT ở Thái Lan phát triển nhanh chóng.

_

✍️ TD

Categories
Culture Fashion

T-Redx x Hidden Archive: “Sandman” = Tầm nhìn mới của văn hóa Việt Nam

T-Redx trong những năm gần đây đã và đang là một biểu tượng mới của thời trang Việt Nam, hình ảnh và cả một hệ tư tưởng gắn với hình ảnh khủng long tìm được cách định hình lại văn hóa ăn mặc của cả một cộng đồng. Lần này, T-Redx đánh dấu sự trở lại của mình cùng với Hidden Archive – viên ngọc quý của thời trang lưu trữ Việt Nam cho “Sandman”, một bộ sưu tập lấy chủ đề xoay quanh thành phố Las Vegas và nước Mỹ những năm 1950 – 1960, mà theo lịch sử gọi đây là thời kì nước Mỹ chính là thiên đường sống trên mặt đất, nhưng đó là một thiên đường đầy rẫy những mặt trái của hiện thực gắn với nó.

Về Hidden Archive, Hidden Archive là một trong những người tiên phong cho phong trào thời trang lưu trữ tại Việt Nam đồng thời cũng là nguồn thông tin dồi dào về lĩnh vực này mà chúng ta có thể hiểu nếu như không có Hidden Archive, các khái niệm về thời trang lưu trữ và các thương hiệu như: Number(N)ine, Undercover, Raf Simons,… khó có thể có được ấn tượng tại Việt Nam như cách nó đang có. Sự kiện “ARCHIVISM” được tổ chức bởi Hidden Archive cũng có thể được xem như một điểm nhấn của thời trang lưu trữ trong nước nói riêng và thời trang Việt Nam nói chung.

Trong “Sandman”, “khủng long đỏ” và “lưu trữ ngầm” tập trung vào một khái niệm xuất hiện vào những năm 1960: “Giấc mơ Mỹ”. Cái tên Sandman trong văn hóa Châu Âu mở đầu là một nhân vật khiến con người rơi vào giấc ngủ và tạo những giấc mơ đẹp cho họ bằng cacahs rắc lên giấc mơ con người những hạt cát thần. Casino trong thế giới hiện sinh lại là hiện thân của giàu, nghèo, công lý và cả bất công. Bốn tuyến nhân vật được vẽ nên khéo léo gắn với bốn quần bài và bốn hão tưởng cũng chính là nghiệp chướng của con người : The Traveller – Bích – Sự trốn tránh, Titan Gambit – Chuồn hay Nhép – Tiền tài, Young Money – Cơ – Dục Vọng và Old Flame – Rô – Danh vọng.

Sản phẩm cũng tập trung vào tổ hợp màu kinh điển đỏ/ đen/ trắng – Hai gam màu đen và trắng là cuộc đời và máu có thể là màu của jackpot – sự may mắn và cũng có thể là máu, “Sandman” đưa ta đi khám phá các bộ trang phục của hội cờ bạc xứ Vegas. Chiếc Cuban Shirt trong văn hóa thường gắn với hình ảnh những người Mỹ – Latin cũng như dân di cư đi tìm kiếm giấc mơ tại Las Vegas và trở thành một phần của tiểu văn hóa nơi đây mà chúng ta đã từng xem trong những bộ phim như The Sopranos, Scarface… thuật lại những tay mafia từng thống trị hàng tá sòng bạc Vegas trước khi đạo luật RICO ra đời ở Mỹ (đạo luật chống lại những tổ chức bạo lực có tổ chức). Cùng những graphic trong bộ sưu tập là các hình ảnh thường thấy trong sòng bạc như lá bài, con chip, vũ nữ,… tất cả đều tôn lên được câu chuyện chính của bộ sưu tập.

Điểm nhất lớn nhất của bộ sưu tập có lẽ vẫn phải kể đến chiếc varsity jacket của Tred-x với tổ hợp màu chính đỏ đen trắng và phần ống tay bằng da bò. Cùng với phần graphic billboard – một điểm nhất trong văn hóa Mỹ cũng là hình tượng lớn của những giấc mơ và hiện thực tàn khốc, những chiếc billboard cũng xuất hiện tại các Casino như một lời mời chào.

Với chiến dịch quảng bá mini-collection, T-Redx và Hidden Archive đã xây dựng một thước phim ngắn để minh họa rõ ràng hơn những ý niệm của cả hai cho bộ sưu tập. Với một dàn diễn viên đồ sộ gồm Datmaniac, Táo và Minh Lai; chiếc reel vỏn vẹn hai phút là minh chứng rõ ràng nhất cho sự chỉnh chu trong collab thứ hai của T-REDX cũng như sự trở lại ngoạn mục của Hidden Archive sau hai năm vắng bóng để mở màn cho sự kiện ARCHIVISM sắp tới của mình. Đoạn phim ngắn thuật lại từ phong thái cho đến khao khát của những tuyến nhân vật khác nhau qua góc nhìn của The Traveller.

“Sandman” chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao thoa tầm nhìn và những điều tuyệt với luôn song hành trong văn hóa của Việt Nam. Một bên tiên phong của thời trang lưu trữ và một tân tinh của thời trang cho một dự án với cốt lõi là về những giấc mơ của con người. Đây cũng là màn mở đầu cho những điều đáng chờ đợi trong ARCHIVISM: SOCIAL FABRIC sẽ diễn ra vào ngày 12/08 sắp tới.

_

✍️ Xuân Lộc

Categories
Culture Music People

“HEARTCORE” KHÉP LẠI, NHƯNG NĂNG LƯỢNG THÌ VẪN HỪNG HỰC!

Tối thứ 7 vừa qua, Sài Gòn chứng kiến nguồn năng lượng bùng cháy nổ ra từ sự kiện “Heartcore”, đêm nhạc hiếm hoi hội tụ cả nhạc Rock, Hip-hop và nhạc điện tử chào đón hơn 300 người tham dự. Sự kiện được giới thiệu bởi thương hiệu thời trang AAH Midnight Club và hãng thu âm VNDTOWN.

Nếu bạn là một trong những người có mặt vào tối hôm đó, thì ắt hẳn không thể nào quên không khí cuồng nhiệt đến từ đám đông bên dưới lẫn nghệ sĩ bên trên sân khấu. Tiếng nhạc vang lên cũng là lúc sàn nhảy bắt đầu rung chuyển, những màn trình diễn nhạc điện tử, nhạc Rock và Hip-hop thay nhau dẫn dắt cảm xúc người nghe từ khi bắt đầu đến lúc cao trào chứng kiến những vòng tròn mosh pit xuất hiện. Những con người cuồng nhiệt nhảy một cách hung hãn và va vào nhau như một sự tôn vinh dành cho nhạc Rock, trong khoảnh khắc đó, chúng ta được sống hết mình trong âm nhạc, thời trang và nền văn hoá mình thuộc về.

Categories
Culture Music

“ALL ABOUT US: HEARTCORE” – NƠI RAVER, ROCKER & HIP-HOPPER TÌM THẤY NHAU

VNDTOWN & AAH MIDNIGHT CLUB giới thiệu sự kiện “ALL ABOUT US: HEARTCORE” ngày 23.7.2022.

“Trong sự đổ vỡ và hỗn loạn, chúng ta nhìn thấy chính mình. Trong sự gò bó và ràng buộc của hệ thống, chúng ta tìm thấy lý tưởng và tự do. ” – đó là những thông điệp mà sự kiện “ALL ABOUT US: HEARTCORE” muốn giới thiệu cho giới trẻ Sài Gòn và mang đến một bữa tiệc âm nhạc bùng cháy với sự giao thoa giữa nhạc điện tử, hip-hop và đặc biệt punk rock!

“Heartcore = Heart + Hardcore.”

HEARTCORE sẽ làm sống lại những ký ức hoàng kim của những năm 90s điên cuồng với tinh thần Hardcore, phản phất những hương vị hiện đại đến từ electronic, hip-hop, dance,… kết hợp cùng tinh thần thời trang đậm chất punk rock của AAH MIDNIGHT CLUB, hứa hẹn sẽ bùng nổ và náo động Arcan ngày 23.7.2022 sắp tới đây.

  • Thời gian & Địa điểm:

“ALL ABOUT US: HEARTCORE”

20:30 – Late | 23.7.2022

Venue: Arcan Saigon – 236/29/2H Dien Bien Phu, Binh Thanh, SG

  • Line-up:

YMH10

DEAF ROULETTE

RRC RECORDS

xolitxo

BẠO

Mèow Lạc

9xacly

Nodey

ABI WASABI

Categories
Culture Music News

“CÁ NHẢY” MŨI NÉ BEACH PARTY

“CÁ NHẢY – DANCIN’ FISH” là chuỗi sự kiện âm nhạc bên bãi biển lấy cảm hứng từ tình yêu nồng nàn với biển cả, văn hoá và con người Phan Thiết, sắp tới đây sẽ giới thiệu EVENT ĐẦU TIÊN vào ngày 15-16/07 tại MŨI NÉ với sự góp mặt của dàn DJ line-up 14 người – đều là những cái tên quen thuộc với giới trẻ SG & HN. 

“Mũi” là mũi đất hướng ra biển lớn, “Né” nghĩa là để né tránh, trốn thoát giông bão. Mũi Né có sự hài hòa giữa màu vàng của cát mịn và màu xanh trong trẻo của biển cả, kết hợp cùng với âm nhạc thăng hoa đa thể loại từ Disco, Techno cho đến Electro, Tech house, “CÁ NHẢY” sẽ là nơi nương náu hoàn hảo cho những ai muốn quên đi đời sống tất bật và hoà làm một với âm nhạc, biển cả và con người nơi đây. Tại sự kiện, chúng ta sẽ cùng nhau tận hưởng âm nhạc và nhảy múa cả đêm bên bãi biển, chiêm ngưỡng đất trời chuyển dạng từ hoàng hôn đến lúc bình minh và góp nhặt cho bản thân những kỉ niệm đáng nhớ cùng bạn bè mới.

Bên cạnh những trải nghiệm âm nhạc chất lượng, “CÁ NHẢY” sẽ kiêm luôn “thổ địa” và chuẩn bị cho bạn một bản đồ “kho báu” về nền ẩm thực địa phương phong phú, những bãi tắm xanh ngát dập dìu tiếng sóng vỗ và đời sống thong dong bên cạnh thiên nhiên và con người Phan Thiết.

Thông tin đặt vé:

  • Early Bird    : 2-Day Pass | 550k hoặc 1-Day Pass | 300k
  • GA        : 2-Day Pass | 650k hoặc 1-Day Pass | 350k
  • At Door    : 1-Day Pass | 400k

Địa điểm:

  • Day 1    : Chameleon Beach Bar
  • Day 2    : Nirvana Beach Club

Thời gian: 15-16.07.2022

Thông tin chi tiết về sự kiện:

https://www.facebook.com/events/1051190639106751?ref=newsfeed

Categories
Culture Fashion

PINKY RING, KHÔNG CHỈ LÀ NHẪN ĐEO NGÓN ÚT?

Pinky Ring hay nhẫn đeo ở ngón út bắt đầu trở nên phổ biến ở Vương Quốc Anh vào thế kỉ 18 dưới thời nữ hoàng Victoria. Theo truyền thống, những chiến nhẫn loại này thường được khắc gia huy và đeo bởi những người đàn ông Anh Quốc mang dòng dõi quý tộc. Bên cạnh đó, giới đàn ông đương thời cũng ưa chuộng “Pinky Ring” bởi thông điệp “hôn nhân chưa quan trọng” mà nó truyền tải, và phụ nữ đeo nhẫn ngón út cũng thường là những người độc lập và đầy cá tính.

Tại Mỹ, giới mafia người Ý đời đầu mang Pinky Ring như một sự thể hiện uy quyền và mối liên hệ đối với tổ chức, chi tiết dễ nhận thấy trên tay các bố già trong phim Goodfellas hay The Godfather. Hơn thế, giới nghệ sĩ cũng dành rất nhiều sự ưu ái đối với Pinky Ring, từ Elvis Presley trong quá khứ cho đến Diddy hiện tại với những bộ cánh playboy, ngón út của họ chưa bao giờ thiếu đi sự óng ánh. Phần nào đó, Pinky Ring ngày nay mang trên mình yếu tố phong cách nhiều hơn là việc khẳng định địa vị, nhưng nét tinh tế và phá cách vẫn còn đó – vẫn là điểm “ăn tiền” mỗi khi ai đó nhìn thấy chiếc nhẫn của bạn và gợi lên những câu chuyện.

Nhưng làm sao để chọn được một chiếc Pinky Ring hoàn hảo? Những loại nhẫn được dùng để đeo nơi ngón út thường mỏng hơn ở phần thân dưới và càng lên trên thì càng dày, thường hay kết hợp cùng với đá quý bản lớn hoặc được khắc hình trực tiếp lên bề mặt. Từ đó chiếc nhẫn tạo nên một cảm giác “lowkey” nhưng không kém phần tinh tế trên đôi tay người mang.

Một số hình ảnh tham khảo về Pinky Ring:

___

✍️ Thắng