Categories
Music

“Mi giả vờ tự tin tới khi người ta nghĩ là Mi tự tin thì Mi tự tin thiệt.” ´- NAOMI

Ở các ngành công nghiệp sáng tạo hiện đại, phụ nữ thường bị phổ thông hóa hoặc trở thành đối tượng của những ham muốn riêng tư, hiếm tài năng nào được phép đột phá nhưng vẫn giữ được sự độc lập và những giá trị nguyên bản của mình. Tuyệt vời thay, ở Việt Nam năm 2021, việc phụ nữ dỡ đi những rào cản để tỏa sáng diễn ra thường xuyên, và chúng tôi cảm thấy may mắn khi đứng chung một nền văn hóa nơi có Naomi đại diện, chứng kiến cô phát triển từng ngày. Thế nên, đến khi gặp được Naomi và trò chuyện về hành trình sáng tạo của cô, chúng tôi đã tìm đến một nơi thật thơ mộng để cùng nhau ngắm mặt trời lặn.

Trong âm nhạc, Naomi rất chọn lọc nhưng cũng đầy định tính khi lựa chọn cách truyền tải, những phong cách khác nhau mà cô mang đến luôn được gắn kết mạch lạc và khi thể hiện chúng, Naomi làm điều đó thật thuyết phục! Trong “She Said”, cô là một “R&B hook queen”, nhưng ở vai trò ngược lại với “Retrograde” cùng Wean, Naomi như đứng giữa sân khấu, kiêu hãnh cất lên thứ nhạc pop đi ngược thời gian, đầy hoài niệm và đôi khi làm ta liên tưởng đến “nữ hoàng của Coney Island”. Sau đó, “A Line without a Hook” lại đưa Naomi đến một nơi khác – tiệm cận với biên giới của R&B đương đại.

Với “Sundown Shorea”, bài nhạc chỉ có một vấn đề duy nhất và ta cũng chẳng cần màng đến: nó quá ngắn. Chỉ hơn hai phút rưỡi nhưng ca khúc lại đặt người nghe trong một tâm trạng kéo dài, âm nhạc của bài đã làm một lúc cả hai việc: dịu dàng vỗ về nỗi đau lắng xuống, nhưng đồng thời lại kéo nỗi buồn dâng lên da diết. Cho đến khi bạn cảm thấy mình đang trên một chuyến tàu vô tận, bài nhạc kết thúc, hệt như cách ta mê mẩn dõi theo ánh sáng vào thời điểm ngày chợt tắt, trên Vòng Đu Quay của sở thú.

Vẻ đẹp, sự bình yên, những xúc cảm và rất nhiều thứ nữa rồi sẽ đột ngột biến mất. Những gì còn lại là khoảnh khắc, và không ai khác ngoài Naomi hiện thân tốt hơn cho sự tự nhiên tự phát đó, năng lượng của sự sống-ngay-bây-giờ, làm-ngay-bây-giờ. Rảo bước quanh sở thú buồn bã – Naomi có phần nhạy cảm với số phận của những con vật đáng thương nơi đây, cô mở lòng một chút về cuộc đời mình. Ta biết rằng sẽ chẳng bao giờ Naomi chịu nổi sự giả tạo và khoác lên chiếc “mặt tiền” như một người của công chúng.

Không giống với âm nhạc và giọng hát thanh khiết của mình, Naomi “on-set” là một sự hiện diện khá rõ ràng. Dáng người cao, những cử chỉ lạ lẫm của cô thật sự gây tò mò – phần nào đó, chúng tôi đã “đánh hơi” được chút xíu hỗn loạn đang chực chờ trong buổi chụp hôm nay. Ngồi trong ca-bin của đu quay, Naomi gặp gỡ một người bạn lâu năm cho video phỏng vấn của V2X (sẽ sớm thôi, có thể, hi vọng vậy ha) và họ bắt đầu những cuộc hội thoại đứt quãng, sự thân thuộc được cảm nhận đầy tự nhiên khi cả hai cùng nhau khám phá một cách mới để trò chuyện. Ở một ca-bin khác, đội phó nháy đã làm đủ mọi tư thế để tìm ra góc chụp đẹp. Những tràng cười sau đó và vòng quay ngừng lại.

Nếu bạn chưa nghe ca khúc mới nhất của Naomi thì…

Categories
Music

Love Letter #1 : to Chillies – Giá Như & Gated Reverb

“Giá Như”, và giá như có thể miêu tả được niềm vui sướng và cảm giác thỏa mãn khi nghe bài hát này, âm thanh như vọng về từ những năm 80 khơi dậy cả những đêm huyền diệu nhất, những đêm thổn thức với niềm tin vô hạn vào tương lai. Đây là một đặc trưng luôn có ở những “bản hits của thập kỉ”, cũng chính cảm giác này đã đưa ca khúc mới đây nhất của Chillies – “Giá Như” vươn tới bầu trời. Đã có bao giờ bạn cảm thấy tim mình đập thật mạnh trên mỗi nhịp trống được “gated reverb” hay chưa? Lắng nghe “Giá Như” thật kỹ và bao quát, mời gọi nhịp beat và giai điệu dẫn dắt nhịp thở của bạn.

Nếu như bạn nóng lòng muốn nghe thêm nhiều synths như vậy nữa, thì Vision to Explore : Âm thanh đặc trưng này được phát minh được phát mình như thế nào ? (bởi không ai khác ngoài Phil Collins).

Một playlist tuyệt vời chứa những bài nhạc năm 80 và gần đây sử dụng kỹ thuật “gated reverb”.

Categories
Music

TÙNG – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT ‘CÁI TÔI’

VQ : Hello Tùng! Theo như tôi được biết thì Tùng là một kiến trúc sư. Vậy không biết có hợp lý để nói Tùng thuộc tuýp người sáng tạo không? Đặc thù của ngành nghề này ảnh hưởng như thế nào đến việc viết nhạc của bạn?

T : Tùng thấy hợp lý để nói vậy. Khi làm kiến trúc, Tùng sử dụng trí tưởng tượng nhiều về những viễn cảnh mình đề xuất. Và chẳng biết sao, Tùng cũng chỉ có thể viết nhạc khi có một hình ảnh trong đầu, bất cứ điều gì: một bức tranh, một khoảnh khắc, một cái liếc nhìn hay thậm chí là một khung cảnh trong một bộ phim. Tùng nghĩ rằng điều riêng biệt của âm nhạc mình là cách mình tạo ra những viễn cảnh trong bài hát để nhẹ nhàng tiếp cận với cảm xúc người nghe hơn là tả trực tiếp về cảm xúc đó. Tùng quan niệm việc mình tả trực tiếp về những cảm xúc là một cách “hơi thô bạo” trong âm nhạc. Thế nên Tùng dùng những hình ảnh. Nó sẽ tinh tế hơn, mang tính cá nhân hơn, vừa đồng cảm mà vừa riêng tư cùng một lúc.

VQ : Về âm nhạc, mọi người thường nhận diện âm nhạc của Tùng là dòng nhạc indie & alternative. Tùng có thể chia sẻ thêm về các nghệ sỹ mà Tùng ngưỡng mộ trong dòng nhạc này được không? 

T : Tùng không quá quan tâm mọi người xem âm nhạc của mình là dòng nhạc gì đâu. Việc phân chia các dòng nhạc không có ý nghĩa gì nhiều đối với Tùng. Mình nhận nhiều cảm hứng từ các nghệ sỹ Việt và nước ngoài. Tùng bắt đầu viết rap năm 2009, lúc đó những người anh em trong cộng đồng G-family vừa là những người bạn quý vừa là nguồn cảm hứng cho Tùng rất nhiều như: Acy, Cam, Táo, DatManiac… Năm 2013, mình tự học guitar và tập sáng tác nhạc. Nghệ sỹ ảnh hưởng nhất có lẽ là Damien Rice.

VQ : Album vừa rồi ’26: individualism’  của Tùng có một cá tính mạnh và rõ ràng cho âm nhạc 2020 – trong đó có những bài hát dài hơn 5 phút. Tùng nghĩ gì về điều này? Liệu có ai khuyên Tùng nên làm bài hát ngắn hơn để dễ dàng tiếp cận được nhiều người nghe hơn?

T : Thật sự là không đủ cho Tùng truyền tải những gì mình muốn gửi gắm trong “vùng an toàn” của một bài hát. Tùng không biết, có lẽ cho Tùng chưa khéo léo chăng? Các bài hát dài hơn 5 phút mình thường viết về những hành trình chuyển biến tâm lý, viễn cảnh nhiều, Tùng cảm nhận nó cần thêm thời gian để chữa lành, hoặc đưa ra một quyết định, hoặc cũng có thể đơn giản giải bày hết những trải nghiệm của mình. Tùng không quá để ý về thời lượng của bài hát đâu, mình sẽ kết bài khi mình cảm thấy đủ. Trong album, có một bài hát chỉ dài 2 phút, không phải là Tùng không thể viết nữa, mà chỉ đơn giản là thấy đủ rồi.

Tùng hiểu sự quan trọng của “vùng an toàn” khi viết nhạc, đặc biệt là vào kỷ nguyên công nghệ số bây giờ. Nhưng mà, Tùng rất rõ ràng với bản thân mình rằng âm nhạc của Tùng không thể đặt vào một cuộc đua nơi mọi thứ được đánh giá qua số lượng views được.

VQ : Tôi chưa đọc hay tìm thấy bất kì ý nghĩa nào về con số 26: trong album của Tùng, nó có nghĩa là gì?

T : À, nó chỉ đơn giản là tuổi của Tùng thôi. Tùng có một ám ảnh về việc đánh dấu thời gian. Số tuổi chỉ là ghi nhớ khoảng thời gian này mình đạt được những gì thôi. Album tiếp theo có thể là 27: propaganda hay gì đó chẳng hạn, mình chả biết haha.

VQ : Tôi thấy bạn có ủng hộ sản phẩm của Wean trên mạng xã hội. 2 bạn có quen nhau không? Có nghệ sỹ nào mà muốn shout out để thể hiện sự ủng hộ không? Có thể là về những nghệ sỹ ở các lĩnh vực khác (như điện ảnh, văn học, hội họa…) mà Tùng mong muốn được hợp tác.

T : Wean và Tùng sẽ có một sản phẩm chung sắp tới nằm trong EP của Wean. Wean là một người dễ thương, hòa đồng và cực nhiều năng lượng, song song cũng là một rapper mình đánh giá bắt trend rất nhạy. Hãy đón chờ các bài hát tới của Wean nhé!

Gần đây, mình có cơ hội được làm việc cùng người đạo diễn mà mình rất ngưỡng mộ, anh Quân Nguyễn (BLAZE) trong dự án MV Con Chim Trên Cành Hát Về Tình Yêu. Có thể nói anh là một người cầu toàn thích làm các dự án mang tính thử nghiệm cao và sẵn sàng với các rủi ro trong đó. Nếu bài hát về sự tuyệt vọng, anh sẽ tập trung vào vẻ đẹp của sự tuyệt vọng. Kiểu vậy. Thật sự rất vui được làm việc cùng anh.

Còn lại, Tùng sẽ giữ bí mật với các nhân vật mà mình muốn hợp tác vì sợ nói trước bước không qua haha.

VQ : Về individualism: album của Tùng dường như tập trung vào sự cô lập và những khoảng cách – một chủ đề điển hình của 2020 với các sự kiện cách ly xã hội…Bạn nghĩ gì về điều này? Tùng có phải là người thoải mái với sự cách ly hay là người chủ động kết nối với những người khác? (Ví dụ: một số người nội tâm dường như cảm thấy ổn với hiện trạng cách ly xã hội, trong khi những người hướng ngoại đang cố gắng kết nối hơn với bên ngoài.)

T : Một câu hỏi thú vị! Có thể xem Tùng là một người hướng nội đang cố gắng kết nối với bên ngoài chiếc hộp của mình. Tùng thường hay viết khi có nhu cầu được kết nối. Các bài hát của Tùng luôn muốn hướng về sự đồng cảm, an ủi và sự thành thật. Tùng học lại từ đầu cách thành thật với bản thân mình và nhận ra việc này khó lắm, mình rất cần thời gian và sự dũng cảm. Như cách trung thực với nỗi buồn và sự tuyệt vọng của mình, đôi khi sự kết nối lại là giữa mình và mình. Hì, cũng không có gì to tát cả đâu, chỉ là thành thật thôi.

VQ : Hãy nói về kiến trúc, thiết kế bìa album của Tùng có 1 tòa nhà được chia ra thành nhiều block nhỏ nhìn cô lập với nhau, cảm giác giống Babel, nhưng đồng thời được kết nối bởi các bậc thang giữa các block. Đây có phải hình mẫu nhà lý tưởng tương lai không? Vừa riêng tư, vừa kết nối?

T : À, tòa nhà này là một ý tưởng Tùng thiết kế cho một project khi còn học đại học. Thiết kế này cung cấp một tổ hợp “hàng xóm thẳng đứng”, để tiết kiệm không gian cho những thành phố lớn. Con người trong tòa nhà này sẽ vừa có không gian riêng tư (bên trong block) và không gian cộng đồng (ở trên mái từng block) được kết nối bởi hệ thống thang. Mỗi block nhà sẽ có những câu chuyện riêng để kể. Tựa của album là individualism và điều làm tăng tính cá nhân nhất chính là ở giữa cộng đồng. Và đúng, vừa riêng tư, vừa kết nối.

VQ : Album của Tùng tập hợp rất nhiều âm thanh và nhạc cụ, từ ukulele cho đến brass, thậm chí là có cả các âm thanh từ những năm 80s trong Luna. Cảm hứng nào để Tùng tìm ra những sự lựa chọn phối khí này cho từng bài hát?

T : Khi tự sản xuất album đầu tay cho mình, Tùng mất nhiều thời để mày mò xem mình có những gì, sử dụng được gì trong từng bài hát. Những âm thanh và nhạc cụ được phối lại hầu hết là trên tinh thần thử nghiệm vì Tùng không có kiến thức nhạc lý. Nhạc cụ mình yêu thích nhất để phối là brass, cello, đôi khi sax vì nó mang lại màu bất tử cho bài hát – nghĩa là không cũ và không mới. Nhạc cụ khó nhất để dàn với mình có lẽ là drums vì độ cảm nhịp của Tùng còn kém lắm. Nên album này chưa khai thác hết được phần drums. Dù sao, cũng thú vị khi nghe một album được phối bằng bản năng sẽ như thế nào, nhỉ?

VQ : Sẽ là không đủ để tôi có thể phân loại những cảm xúc mà Tùng truyền đạt bằng các từ thông dụng như sầu muộn, nỗi sợ, nỗi buồn hay hy vọng. Tùng có thể chia sẻ thêm về cảm xúc mà Tùng muốn truyền tải nhất trong album này không?

T : Bài hát thay đổi bản thân Tùng nhiều nhất là bài Con Chim Trên Cành Hát Về Tình Yêu – đây cũng là bài hát chủ đề của album. Bài hát Tùng tâm đắc nhất có lẽ là Gam Màu Tím Ở Rìa Thế Giới. Những cảm xúc trong 2 bài hát này Tùng thường gọi là những cảm xúc ở rìa, vì thường bị lờ đi và khi hát sẽ giống như một người đang đi dạo trên một bờ vực, lúc đó sẽ trung thực nhất. Phần còn lại, Tùng không biết làm gì khác ngoài việc để dành cho các bạn cảm nhận.

Và MV Con Chim Trên Cành Hát Về Tình Yêu vừa ra mắt…

Categories
Music

NODEY FT. SUBOI – Đôi Khi [MV REVIEW] ĐƯA VIỆT NAM VÀO PHÉP ẨN DỤ

Hip-Hop Culture on the move

Xem MV “Đôi Khi” (ca khúc do Suboi thể hiện và sản xuất bởi nghệ sĩ người Pháp gốc Việt Nodey) giữa bối cảnh bùng nổ xu hướng của Rap Việt & King of Rap, đối với giới phê bình và những người hâm mộ thể loại này, chẳng khác gì một cái hít căng đầy lồng ngực không khí ngày chớm đông, mát lạnh và trong lành.

Ai cho rằng hip-hop không thể tiếp tục phá vỡ những giới hạn? Không phải tôi. Theo dõi văn hóa đại chúng Việt Nam và thế giới từ những năm 2000, tôi dám chắc đây mới là khởi đầu. Rapper Việt thường chọn cách biểu tượng hóa và sử dụng lối diễn đạt chân thực để kể những câu chuyện truyền cảm hứng. Nhưng “Đôi Khi” thì khác, bằng một cách trực quan đã đưa chúng ta đến một nơi hoàn toàn mới, vượt xa vùng an toàn.

Kể về câu chuyện tình yêu giữa hai nghệ sĩ đến từ hai thế giới khác nhau, “Đôi Khi” đặt Nodey & Suboi giữa một “bức tranh âm nhạc” mơ hồ nhưng sâu sắc. Với chất liệu được lấy ra từ các ảnh hưởng phong phú ở Việt Nam và khắp thế giới, những cảnh quay mang đến niềm hạnh phúc, sự khám phá và khát vọng trong một phép ẩn dụ mở rộng, điều mà cá nhân tôi chưa từng thấy ở bất kỳ MV Việt Nam nào.

Longing, Expectations

Thông qua cảnh những người đeo mặt nạ đang ra sức để kết nối với nhau: họ thường bị phân tâm bởi những biểu tượng, đôi lúc trở nên hỗn loạn và luôn luôn bị cô lập, “Đôi Khi” nhấn mạnh rằng hành trình đi tìm tri kỷ là một thử thách. Cơ hội luôn hiện hữu nhưng không phải nỗ lực nào cũng thành công.

Chỉ đạo nghệ thuật đã khéo léo pha trộn chiếc mặt nạ mang cảm hứng của Margiela (bạn còn nhớ chiếc mặt nạ đính đá của Kanye chứ?) cùng chất liệu vải và màu sắc đặc trưng Việt Nam, với phong cách mặt nạ phòng độc cyberpunk và bóng dáng của Goth Ninja.

The Queen blossoms

Ở đỉnh cao của trò chơi, cảnh quay đã tài tình đặt Suboi tại giao điểm giữa quá khứ nơi cô từng máu lửa, tung hoành cùng nhạc rap và hình ảnh hiện tại, người mẹ Việt trìu mến đang trị vì. (Hoàng Thùy Linh từng diễn giải điều này theo một phong cách khác với vai Thánh Mẫu trong MV Tứ Phủ của mình). Đứng giữa bông hoa sen người đầy biểu cảm, trông gần giống như một biểu tượng thu nhỏ nằm sót lại trên bãi cỏ, Suboi tạo nên một cảm giác tích cực và tự tin, dẫn đến…

The Father & the Child

Tạo dáng với một tư thế đặc biệt, Nodey (ngoài đời, là cha của con gái Suboi và bạn đời của cô ấy) xuất hiện kín đáo, nhường lại hoàn toàn tâm điểm cho nữ hoàng của anh, người sáng tạo.Một nhà sản xuất đúng nghĩa, anh đứng bất động bế một đứa trẻ tưởng tượng, chẳng khác gì người cha vô danh của Chúa Kitô, Joseph. Là một người theo chủ nghĩa chiết trung và đầy tâm linh, Nodey tỏ ra ngạc nhiên khi chứng kiến sự tương đồng, nhưng anh không bác bỏ điều đó. Người thợ mộc, nhà sản xuất âm nhạc, người chế tác chính là anh trong dự án này.

Một nghệ sĩ khiêm tốn nhưng nuôi chí lớn, Nodey đã đi khắp nơi trên thế giới tìm kiếm chính mình (từ Pháp qua Ấn Độ, Đức đến Trung Quốc, trước khi cập bến Việt Nam). Để rồi chuyến hành trình kết thúc với kết cục bất ngờ nhất: một mối quan hệ.

Balance & Happiness

Đốm sáng hiện lên từ giữa cảnh hỗn loạn chính là khoảnh khắc Nodey & Suboi cùng hướng về phía mặt trời, ngồi trên đỉnh một khối ghế nhựa (những đồ vật có vẻ tầm thường này lại chính là alpha & omega của sự gặp gỡ và kết nối xã hội tại Việt Nam). Họ cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc, bất chấp mọi cách biệt tồn tại ở thế giới này.

Behind the Scenes video – Hải-Anh & Hồng Anh Nguyễn