Khi nhắc đến thời trang, Nhật Bản và Mỹ là hai đất nước dành cho nhau sự ái mộ nhất định cùng với sự trao đổi văn hóa xuyên suốt bề dày lịch sử.
Trên thực tế, trong những năm gần đây chúng ta được chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ sự phản chiếu của thời trang Nhật Bản trong văn hóa Mỹ , với việc các cửa hàng lớn ở New York và Los Angeles liên tục bán và trưng bày các thương hiệu Nhật Bản, từ truyền thống cho đến Avant-garde.
Có thể bạn đã nghe đến hoặc còn lạ lẫm với khái niệm Ametora, khái niệm này gần gũi hơn với mỗi chúng ta hơn theo một cách khó tả. Ametora có nghĩa là ‘American traditional’ (Truyền thống Mỹ). Nhưng theo một khía cạnh văn hóa, Ametora là khái niệm bao trùm hơn rất nhiều. Nó thể hiện được sự tích hợp, học hỏi, cấu trúc hoàn hảo cũng như mang nặng các chất liệu Mỹ. Cùng với Ametora, những cư dân Nhật Bản tân tiến và đương đại đã định hình lại cách ăn mặc và văn hóa của đất nước xuyên suốt lịch sử. Ngay bây giờ, Nhật Bản sở hữu một vị trí trong thời trang toàn cầu và cả những thương hiệu “Americana”, cũng như chính phong cách “Americana” bắt nguồn từ Nhật Bản đi kèm sự chuyển biến liên tục của văn hóa hiện đại khiến chúng ta chỉ có thể đặt câu hỏi rằng những ảnh hưởng này đã đến như thế nào. Phong cách này đạt được trạng thái thống trị toàn cầu ra sao?, tính phức tạp và giới hạn trong lịch sử của nó? Điều gì đã tạo nên quỹ đạo giữa hai phong cách của Nhật Bản và Mỹ.
Trước khi trả lời những câu hỏi đó, chúng ta biết đến một khái niệm thẩm mỹ: Japanese Americana. Một phong cách không chỉ đơn thuần là một từ: Denim. Đó là cả một tinh thần mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và xuyên suốt.
Điều này cũng sẽ giúp trả lời một câu hỏi: Bạn không mặc denim, đó không phải Americana, đúng không?
Không, một chiếc blazer, một chiếc sơ mi vẫn có thể là Japanese – Americana. Japanese – Americana không phải là một phong cách. Đó là một tinh thần.
LỊCH SỬ KHÁI QUÁT CHO ĐẾN AMERICANA HIỆN ĐẠI.
Sự hình thành của Japanese America và Ametora có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính, và tất cả các giai đoạn đều có sự ảnh hưởng lớn đến phong cách kể trên:
THỜI KÌ MINH TRỊ – DUY TÂN (1868-1912)
Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị – trước và sau cải cách
Trong ảnh: Thiên Hoàng Minh Trị gặp gỡ đoàn thủy thủ Phương Tây (Tranh màu vẽ cùng thời)
Sẽ không bao giờ có Americana chúng ta biết nếu không có sự khởi đầu, sự trao đổi văn hóa này cũng đánh dâu chấm hết cho 265 năm bế quan về kinh tế, xã hội và văn hóa của Nhật Bản từ khi kết thúc thời Edo – một thời kì của khủng hoảng kính tế và văn hóa. Sau một thời gian chìm đắm vào tụt lùi về vị thế và bản sắc, một samurai đã đứng lên và thực hiện sự cải cách lớn, bắt đầu cho những biến chuyển về văn hóa có ảnh hưởng đến thời trang và Americana sau này – Thiên Hoàng Minh Trị với những nguyên lý cơ bản có áp dụng sự học hỏi và giao thoa với văn hóa Phương Tây.
MOBO & MOGA (Modern Boy & Modern Girl) ( Thập niên 1910- đầu thập niên 1930)
Trong ảnh: Một cặp đôi MOBO & MOGA ở Ginza – Tokyo (ảnh chụp năm 1915 – thời kì trước Chiến Tranh Thế Giới thử Nhất)
Phong cách Americana đặc trưng cho nam giới hiện đại mà chúng ta biết như hiện nay bắt đầu được định hình trong thời gian này.
Các chuyên biến xã hội được thể hiện rõ ràng trong thời gian này. Những người trẻ và các bậc cha mẹ chính thức học hỏi cách ăn mặc phương tây, tạo nên tiểu văn hóa mobo và moga—modern boys/modern girls nổi tiếng thời đó. Đây là một cuộc cách mạng tư tưởng, các mobo và moga giải phóng văn hóa Nhật Bản bằng cách ăn mặc giống như những tầng lớp đứng đầu cùng với đó họ dẫn nó theo rất nhiều hướng. Mobo thường vuốt ngược tóc, đẩy cao và mặc quần ống rộng, trong khi Moga để tóc ngắn và mặc váy lấy chất liệu chủ đạo là lụa. Tại Mỹ, đây chỉ là trang phục casual nhưng với Nhật Bản thời đó, đây là sự nổi loạn và mang tính cách mạng, thậm chỉ cảnh sát còn phải xuống đường phố ở Ginza và tìm bắt một số thanh niên với tư tưởng mới này. Ở Việt Nam, người cách mạng Phan Châu Trinh cũng là một nhân vật bị ảnh hưởng bởi “trào lưu Americana” đời đầu này, đặc biệt là kiểu ăn mặc nam giới của Mobo.
Thời Thế Chiến (1914-1919 & 1939-1945) và sự bảo hộ của Mỹ (1945 – 1952)
Khi văn hóa Mỹ trị vì tại Nhật Bản, Hollywood và những ngôi sao như James Dean hay Marlon Brando xuất hiện trên màn ảnh như những tượng đài về phong cách. Ví dụ trước thời chiến, áo phông chỉ được xem như món đồ phụ mặc kèm thường xuất hiện trong quân đội hoặc công xương. Cho đến khi chúng xuất hiện đi kèm với hình ảnh của James Dean (Rebel Without a Cause, 1955), Marlon Brando (A Streetcar Named Desire, 1950). Giới trẻ ở Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi những ngôi sao này như cách giới trẻ Mỹ cảm nhận được. Các thương hiệu denim như Levi’s, Lee và kính Ray Ban trở thành vật phẩm thiết yếu, cùng lúc với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.
Các mẫu áo khoác phi công B-3, B-6 & A-2, sau này lần lượt trở thành các model được sản xuất bởi rất nhiều thương hiệu Japanese Americana.
Denim trong counterculture tại Nhật Bản đầu những năm 1960, có rất nhiều điểm tương đồng với văn hóa Hippie tại Mỹ
KENSUKE ISHIZU (1911-2005) – Ông tổ của thời trang Nhật Bản hiện đại.
Kensuke Ishizu – nếu không có nhân vật này, sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được Americana như cách nó thể hiện ngày nay. Ông là con trai của một người buôn báo, sinh năm 1911 ở thành phố Tây Nam Okayama, Japan, “GODFATHER” của phong cách Nhật Bản tiện lợi, một tay ông đã tạo ra khái niệm Ivy trong quần áo Nhật Bản giữa thế kỉ 20. Mặc cho niềm đam mê với quần áo Phương Tây và bản thân ông cũng là một mobo, Ishizu không trực tiếp sản xuất hay thiết kế quần áo cho đến khi ông đươc nhận vào một công ty sản xuất underwear cho nam giới. Chỉ trong 3 năm, ông đã học được thị trường phương Tây đặc biệt là thị trường bán lẻ xa xỉ và tự thành lập được một thương hiệu: Ishizu Shoten. Mặc cho một thời kì mà kinh tế Nhật đang kém phát triển, niềm tin cho tình yêu của quần áo Phương Tây trong Ishuzu vẫn vững vàng.
Nội Chiến Hàn Quốc diễn ra vào những năm 1950, Nhật Bản trở thành sân sau quân sự của Mỹ, với 75% hàng hóa xuất khẩu liên quan đến cuộc chiếc. Điều này cho phép Nhật Bản có một lượng tiền mặt dồi dào, góp phần vào sự phục hồi và phát triển kinh tế thần kì. Thời trang cao cấp trở lại thời hoàng kim cùng vô số thương hiệu. Cùng với đó là thương hiệu VAN và những chiếc áo khoác. VAN đã đẩy mạnh hình ảnh truyền thông của mình với công chúng Nhật Bản. Không may, VAN vào thời đó là một “khẩu vị thời trang” quá mới và khó tiếp cận. Việc này buộc Ishuzu phải mở rộng tầm nhìn và tiếp cận những thị trường cao hơn. Trong công cuộc tìm kiếm cảm hứng, một lần nữa ông lại nhìn về nước Mỹ và vùng viễn Tây. Kể cả cho đến thời điểm đó, ông vẫn nghĩ người Mỹ không có khẩu vị trong thời trang và giá trị thời trang của họ chỉ là quần áo phương Tây. Chỉ cho đến khi ông tới trại hè của đại học Princeton và chứng kiến phong cách của những sinh viên Ivy và bị ấn tượng bởi những sự vượt trội về tư tưởng quần áo. Những chàng trai ăn mặc theo một phong cách riêng biệt, độc đáo với sơ mi, cà vạt vắt, blazers, quần loe,… đây là một số kiểu ăn mặc, rất khác biệt so với những gì ông được thấy tại quê nhà. Xuyên suốt chuyến đi, Ishuzu đã có ý nghĩ về một kiểu thời trang mà ông muốn mang về phương Đông: Ivy League fashion. Với quần áo ready-to-wear, những chàng trai trẻ có thể trông thật thời thượng mà vẫn đi song hành với phương Tây. Trở lại tại Nhật Bản, VAN cho ra bước đệm cho phong cách Japanese Ivy với một bản copy của Brooks Brothers Number One Sack Suit với một chiếc áo khoác thoải mái. VAN và Ishuzu đã định hình được phần lớn cách chúng ta hiểu về blazer trong Americana hiện đại.
Kensuke Ishuzu (Trái) và lookbook đầu tiên của VAN sau khi ông trở về từ Mỹ.
CUỘC CÁCH MẠNG DENIM (1960s-1970s)
Vài tháng sau tư liệu của Ishuzu về những trường đại học ở Mỹ sau sự ra đời của Ivy, những trại hè dành cho sinh viên ở Mỹ này trở thành trung tâm của “sự khám phá văn hóa và kiểu mẫu phản chiến”. Đây là thập niên 1960’s, thời kì này có lẽ cũng giải thích được phần nào nội dung của khái niệm nêu trên, giới trẻ Nhật Bản cũng được trải nghiệm những điều tương tự. Khi rất nhiều người lên án sự phi lí của cuộc chiến tranh tại Việt Nam do Mỹ phát động trong thời gian này, những người trẻ thể hiện sự bất tuân với phong cách sống lấy lao động làm chủ đạo và tập chung vào sự đơn giản.
Big John World Workers và bộ sưu tập World Workers có thể được xem như thương hiệu đầu tiên đánh dấu của thời kì denim trong Japanese Americana.
Blue jeans nhanh chóng trở thành trụ cột của thời trang Nhật Bản, các công ty như Lee và Wrangler nhanh chóng cộng tác với công ty VAN của Ishuzu. Từ 1950 đến 1975, thị trường denim phát triển từ một trị trường rẻ tiền dành cho lính chiến thành một tổ hợp mạng lưới phức tạp, với những thương hiệu Nhật Bản mới như Big John thống lĩnh. Jeans còn vượt qua sự phổ biến trong phong cách’, ăn sâu vào văn hóa đương đại đến nỗi mọi người gọi thế hệ này là “Thế hệ Jeans” (Jeans Generation). Với giá thành thấp hơn cùng sự thoải mái được cải tiến so với thời kì Ivy, văn hóa denim đã tiếp cận bước đầu được những thị trường trước đây mà nó vốn không thuộc về. Jeans đã trở thành một món đồ dành cho cả nam và nữ, xuất hiện với tinh thần quốc dân, củng cố thêm tính hoa mỹ trong phong cách Nhật Bản.
HIROSHI FUJIWARA, NIGO & HARAJUKU STREETWEAR (1980s & 1990s)
NIGO không chỉ có BAPE, Hiroshi Fujiwara không chỉ có Goodenough. hay là Fragment Design, hai nhân vật này chính là cầu nối quan trọng cho sự phát triển gắn với lịch sử của Japanese – Americana hiện giờ.
Đừng ngạc nhiên, vì nếu không có hai nhân vật này, bản thân Nhật Bản cũng khó có thể thành trung tâm văn hóa của thế giới và khái niệm Japanese Americana cũng khó có thể phổ cập được như hiện nay.
Trong ảnh: Hiroshi Fujiwara (Góc bên trái, ngoài cùng) đứng cạnh Jun Takahashi, NIGO (bên phải) và The Notorious B.I.G (Góc bên trái, ở dưới)
Vào cuối những năm 1980 – Hiroshi Fujiwara – nhà thiết kế, nhạc sĩ, influencer, “Cha đẻ của thời trang đường phố”, được biết đến như người “cool” nhất ở Tokyo, nếu không phải là cả Nhật Bản;. Sau khi được bình chọn là “best dressed” (người mặc đẹp nhất) tại bữa tiệc underground London Nite, ông được đến London để gặp hai người mình ái mộ: Vivienne Westwood và Malcolm McLaren. McLaren đã giới thiệu Fujiwara với một thể loại nhạc mới đến từ New York –hip-hop . Fujiwara sau đó đã học DJ, trở về Tokyo với một chiếc hộp gồm những bài nhạc hip-hop đầu tiên cho Tokyo;. Ông đã dạy những club cách chà đĩa và cắt các bản thu cùng với đó là sáng lập ra nhóm hip-hop đầu tiên tại Nhật Bản: Tinnie Panx – mở đường cho rap scene tại Nhật Bản. Qua scene hip-hop, ông gặp được những người cùng chí hướng và đồng hành, có thể kể đến Jun “Jonio” Takahashi và Nigo, cùng với đó là thành viên Nhật Bản đầu tiên của Stussy Tribe – một mạng lưới của những bộ óc sáng tạo xoay quanh Shawn Stussy và thương hiệu cùng tên. Từ những sự liên kết này, thời trang đường phố và Americana đã được giao thoa và phát triển: Fujiwara cùng với Goodenough, Takahashi và yếu tố punk trong Undercover, Nigo cùng thương hiệu lấy cảm hứng từ bộ phim cùng tên A Bathing Ape.
VINTAGE & REPLICA (1980s & 1990s)
Japanese – Americana, phong cách Mỹ và Ametora đã trở thành một tiêu chuẩn trong văn hóa và thời trang Nhật Bản, cùng một nét độc đáo mới xuất hiện: Vintage. Through the 1980s, những người sưu tầm quần áo đến từ Nhật tại Mỹ, tiêu biểu như Yosuke Otsubo, Koji Kusakabe,… gửi những món hàng cũ và limit đến Nhật Bản đến các cửa hàng bán đồ cổ điển và sau đó chúng đã có mặt ở khắp nơi. Với những chiếc áo khoác và quần jeans có tuổi đời hơn 20 tuổi, người Nhật thực sự đã tìm được kho báu trong nhà kho của người Mỹ. Với họ, quần áo Mỹ cũ không phải là sự nghèo nàn vật chất, mà là một biểu tượng xã hội, kinh tế và tiến bộ. Cùng với các nhánh vintage nhỏ xoay nhanh quần áo quân đội khi những người trung niên trở nên hứng thú với các tạp chí xoay quanh quần áo mà tiêu biểu là Mono – một tạp chí với nội dung chính là quần áo Mỹ cũ và những chiếc áo khoacs quân đội.
Trào lưu vintage lên đỉnh điểm, các thương hiệu Nhật Bản ra đời, giới thiệu một khái niệm mới với thị trường: vintage replica. Cho đến lúc này, American vintage chỉ có một đường từ Mỹ, chứ không gắn với sự trao đổi quần áo đến từ Nhật. Người Nhật đã học về vintage và kiến thức uyên bác của họ vượt xa so với những người Mỹ vốn không quan tâm đến chủ đề này và tìm cách để khiến nó trở nên vượt trội hơn hẳn. Thương hiệu như Evisu, Warehouse, vàFull Count began đã cải tiến và bán những sản phẩm vintage replica với giá chỉ 1/4, cũng trong năm 1990, the Real McCoy của Kobe tái tạo được một phiên bản gần hoàn hảo của chiếc A-2 flight jacket.
Ngày nay, Japanese vintage được gắn với sự hoàn mỹ trong replica và trở thành một phần của Japanese Americana, với rất nhiều món đồ được ưa thích đến từ thời kì này.
JAPANESE AMERICANA HIỆN ĐẠI – CÁC MÓN ĐỒ VÀ THƯƠNG HIỆU BẠN CẦN BIẾT
Ngày nay, sự hòa nhập này giữ nguyên bản sắc. Với căn bản là sự học hỏi các yếu tố phương Tây vào quần áo cùng với những nét sơ khai: Take Ivy, thời chiến tranh và chiếm đóng, Harajuku hip-hop scene, etc. Nhưng quan trọng nhất, phong cách này chưa bao giờ là sự copy. Đây chính là văn hóa Nhật Bản thuần túy.
Các món đồ thiết yếu của Japanese – Americana hiện đại: Fleece, Straight-Cut Jeans, Bomber Jacket, Denim Jacket, Layer Vest, Work Boots, High-top sneaker,…
Ảnh: Cửa hàng The Real McCoy tại quận Harajuku, Tokyo.
Chúng ta có thể liệt kê phong cách, món đồ và những thiết kế tạo nên “Japanese Americana”, nhưng sẽ không trọn vẹn nếu không bao gồm những thương hiệu tạo nên phong cách này trong thời hiện đại. Từ những thương hiệu gắn với sự tái tạo phong cách Mỹ hiện đại, kết hợp thời trang của hai miền Mỹ – Nhật Bản, dưới đây là một số thương hiệu tiêu biểu cho Japanese Americana hiện đại:
- Beams Plus
- Buzz Rickson’s
- Kapital
- Sugar Cane
- The Real McCoy’s
- Visvim