Categories
Music

i-nghe: #4 Larria

Larria (24 tuổi) – Music Producer/ DJ

+ “Vì công việc của em nên chắc em không cần nói về việc em nghe nhạc nhiều không hay âm nhạc quan trọng đối với em như thế nào rồi đó”

+ “Ngoài thời gian của công việc thì thật sự là lúc nào em cũng nghe nhạc, em luôn phải sống với âm thanh, không hẳn là nhạc thôi mà xung quanh em luôn phải có âm thanh, thật ra mọi thứ với em đều là giai điệu: tiếng còi, tiếng xe…”

+ “Em thích sự ồn ào, miễn sao nó không quá phiền, em không biết diễn tả như thế nào nhưng em luôn muốn nghe những tiếng động”

+ “Tuỳ thời điểm và hoạt động mà em sẽ set up những playlist khác nhau”

+ “Em sẽ kể cho mọi người nghe về cuộc sống của em hàng ngày cùng với âm nhạc:

  • Đầu tiên thức dậy, em sẽ nghe Afro, Jazz, tuỳ hôm, ví dụ hôm đó cần nhiều năng lượng thì em sẽ nghe Afro, nó giống kiểu “ok, bắt đầu vào công việc luôn thôi”, hầu hết từ sáng cho tới trưa em sẽ nghe suốt như vậy luôn, có cả R&B, Hiphop 90s 20oo.
  • Trưa khi bắt đầu ăn cơm thì xem youtube tutorials, interviews rồi nghe nhạc. Nếu như em ngồi ăn cơm, ví dụ kể cả cơm hộp đi nhưng mà em thích bật mấy nhạc sang sang như Jazz, Blue… tạo cảm giác giống như cung đình, set up không gian ăn ngon miệng, như vua chúa vậy (haha)
  • Đến chiều thì thường em làm nhạc, không cố định vì có những hôm em dùng cả ngày để ngồi làm nhạc, những lúc vậy em sẽ tập gym, chạy bộ.. rồi nghe những nhạc như Hiphop, torment bass, Club-bass music, uk grime, uk garage..để tăng cảm hứng và năng lượng rồi làm nhạc.”

+ “Ambiance, noise music, alternative, nhạc thể nghiệm, R&B, Hip-hop sẽ đủ nhẹ nhàng với em để em làm việc và creative”

+ “Em lựa chon 20 bài hay nghe nhất, có rất là nhiều thể loại và mood khá random nhưng mà hầu như là nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn”.

+ “Send it on – D’Angelo, bài này là nhạc make lớp nên em thích, nhạc phòng ngủ của em, mặc dù không có ai hết nhưng mà em vẫn nghe nó”.

+”Footsteps in the dark P1,2 – SiR, em nghe bài này từ nhỏ, chắc đó khoảng là cỡ lớp 5 hay lớp 6 gì đó lúc em chơi GTA xong em đào nhạc thì ra bài này, nó làm em thích R&B Souls luôn”.

+ “House party – Sah Babii , nếu như nghe vào buổi sáng nó luôn làm em vui và sảng khoái, lúc nào cũng muốn nhún nhảy để bắt đầu ngày mới và làm việc hiệu quả hơn”.

+ “Nếu thất tình thì có thể là Jewelry – Blood Orange, nhưng mà thật ra là em buồn em không có nghe nhạc, nhưng nếu để recommend cho người khác thì ..yeah bài này kk”.

+ “Nói về vấn đề khi buồn thì em không nghe nhạc..tại sao? tại vì nghe nhạc là em sẽ hết buồn, nghe nhạc rồi là tích cực lên rồi em sẽ tập trung vô nhạc thôi và bỏ luôn việc hiện tại đi, nói chung là âm nhạc nó sẽ đánh lạc hướng mọi cảm xúc của em luôn nên khi em muốn tận hưởng nỗi buồn thì em sẽ tập trung cho cảm xúc của mình chứ không nghe nhạc”.

Categories
Music

Album ‘No-nê’ – “Đầy đủ” hay “không”?

Như bao nhiêu con người, V2X cũng không giấu được niềm vui khi biết được Rapper Suboi chuẩn bị ra mắt album mới, nhưng trước khi đến với nhân vật chính của hôm nay, chúng ta hãy cùng xem thử tại sao album này lại là tin vui của cộng đồng Rap-Hiphop nhé:

Một câu hỏi được đặt ra là đã bao lâu kể từ khi một nghệ sĩ Rap-Hiphop Việt Nam ra mắt một album? Không hẳn là không có nhưng thực sự là có thể nói đếm trên đầu ngón tay khi nói về đầu ra album chất lượng so với dân số nghệ sĩ Hiphop đang phát triển hiện nay. Đã có nhiều luồng ý kiến nói về việc khi nghệ sĩ ra mắt sản phẩm, Album hiện đang là hình thức trình bày sản phẩm không còn thịnh hành hay thậm chí được gọi là chiến lược kém hiệu quả, nhất là với thị trường âm nhạc phát triển và thay đổi chóng mặt với rất nhiều các xu hướng mới như hiện nay.

Theo đó, Nghệ sĩ sẽ chọn các hoạt động và sản phẩm có tiềm năng chạy theo dòng thời đại và nhịp sống thay vì dành thời gian cho việc tạo dựng cột mốc thành tựu lớn lao? Điều này liệu có đúng? Chưa nói về đánh giá hay phản hồi từ khán giả cho các sản phẩm và nghệ sĩ, nhưng với góc nhìn của V2X, các suy nghĩ trên có lẽ chỉ là quan điểm tức thời được đưa ra để che lấp vấn đề cốt lõi chính là sự chất lượng đồng đều của sản phẩm và khả năng cũng như sự đầu từ của Nghệ sĩ cho album chưa đủ tốt và chỉn chu. Đây không hẳn là việc đáng lên án vì mỗi nghệ sĩ sẽ có mục tiêu và định hướng riêng, hoặc một số ý kiến cho rằng “tập tính tiêu dùng và tiếp cận nghệ thuật của nước ta” còn chưa quá phát triển như thị trường quốc tế nên nếu ra mắt album thì hiệu ứng sẽ không được tiếp nhận tối ưu hoặc dễ bị lãng quên…

Dù không rõ có đúng hay không nhưng vẫn phải công nhận là chúng ta có rất ít các album Hiphop chất lượng. Tuy nhiên, nguồn gốc có là gì và liệu những điều đó có đáng trở thành rào cản hay trở ngại đối với nghệ sĩ để họ có thể chứng minh bản thân và đam mê qua các sản phẩm nặng kí và tầm cao như album?

Trở lại, sau 9 năm kể từ album “Run” (2012), là một nghệ sĩ có bề dày về thành tích cũng như sản phẩm, Suboi sẽ mang lại điều gì cho thị trường Rap – Hiphop đang thiếu hụt những bộ sản phẩm lớn và tiềm lực?

Vì có khá nhiều lí do khách quan nên từ đó cũng đã tạo cho V2X khá nhiều sự mong đợi dành cho Album “No-nê” – Suboi. Có thể nói sau ấn tượng cực tốt từ show truyền hình đình đám Rapviet, từ sự thay đổi về cách chăm chút ngoại hình hay thử sức vũ đạo, dấu ấn Suboi để lại cho số đông khán giả thật sự là khó phai. 

Dù gây tiếc nuối khi tuyên bố không tham gia mùa 2 vì muốn tập trung thực hiện album nhưng không hề phụ lòng giới hâm mộ, Suboi đã giữ lời với announcement ấn định ngày ra mắt của Album “No-nê” vào 17/5 tới đây. 

Sự thú vị từ cái tên đã ghi một điểm và tạo sự tò mò khá mạnh với fans của Suboi hay thật ra là bất cứ ai. Được biết album có tất cả 10 tracks và trong đó 3 bài đã ra mắt trước đó cũng góp phần xây dựng thương hiệu cho nữ rapper trong 2 năm vừa qua là “Cho không”, “N-Sao” và “Bet on me”.

(Hình ảnh từ Kênh Apple Music của Rapper Suboi)
(Tracklist của Album “No-nê”)

Ngoài ra các thông tin về album và các sản phẩm còn lại vẫn được giữ kín trừ link để pre-order trên các nền tảng nhạc số. Bên cạnh đó, Suboi cũng đã chơi lớn khi ẩn đi tất cả các ảnh cũ trên IG để tập trung highlight hình ảnh để quảng bá cho “No-nê”. Cho nên, dù không có nhiều tin tức cho thời điểm hiện tại nhưng các động thái cho thấy chắc chắn đây là một dự án đáng mong đợi với khán giả yêu mến Suboi nói riêng và khán giả của cộng đồng Rap Việt nói chung. 

Countdown cùng nhau và chờ ngày “No-nê” với âm nhạc của Suboi nhé. 

#V2X #V2Xmagazine 

Categories
Music

i-nghe: #3 Alice

Alice – 23t – Event Creator

+ “Mỗi ngày của em là một vòng lặp, thức dậy – đến văn phòng làm việc – về nhà thôi, em ít ra ngoài và em là kiểu thích tận hưởng khoảnh khắc đặc biệt trong ngày hơn là tạo lịch trình đặc biệt. Em nghe nhạc ở nhiều thời điểm xen kẽ trong ngày, trên đường đi làm – đi tắm … cũng khá random, nếu tính trung bình một bài là 3 phút thì có lẽ 1 ngày em dùng 3-4 tiếng để nghe nhạc đó, cũng không cố định lắm sẽ có ngày nhiều hơn, ngày thì ít hơn”.

+ “Có thể 3-4 tiếng nghe nhạc/ ngày của em thì không nhiều lắm đâu nhưng em thấy âm nhạc khá quan trọng với em, Music save my life, haha. Nói chung nếu không có nhạc thì cuộc sống của em chắc nó nhạt nhẽo lắm vì không có mood làm bất cứ việc gì hết”

+ “Thường em chỉ nghe những nhạc em thích thôi chứ em không có tìm nhạc mới, những gì mà nó đến với em bất chợt mà thấy catchy và hợp với em thì em nghe nhưng em không bao giờ chủ động tìm cái mới để nghe.”

+ “Nghe nhạc thì chắc không giúp được nhiều trong công việc của em hay gì đâu, chủ yếu là nó giúp nhiều cho phần tâm trạng, kiểu như mình thấy được an ủi hoặc cũng có thể cảm thấy tốt lên. Âm nhạc nó củng cố cảm xúc của em trong từng thời điểm nhất định, còn inspiring thì có nhưng mà ít.

+ “Em thích nghe hiphop, nhạc điện tử. Đa số là nhạc điện tử của các nghệ sĩ như Odesza, Flume”

+ “Tại vì nhạc nhạc có lời nhiều khi nó bị cụ thể về một mood hoặc một hoàn cảnh nào đó vì khi đã có lyrics thì nó sẽ giới hạn nội dung, sự tận hưởng cũng như trí tưởng tượng của mình mà em thì không thích như vậy”

+ “Đối với em nhạc không lời thì nghe lúc nào cũng được, dù là đang vui hay đang buồn thì nó tuỳ thuộc vào, em tự điều khiển cảm xúc của mình chứ không để âm nhạc dắt cảm xúc trong em. Em chơi nhạc chứ không có để nhạc chơi.

+ “Thật ra nhạc em nghe nó cũng không phải nặng nề lắm đâu nhưng có thể loại nhạc chắc chắn em không nghe được là Lo-fi, Indie, mấy cái đó quá nhẹ với em, quá chill and i’m no chill”, cười.

+ “Hiện tại trong playlist của em có 3 nghệ sĩ, đây là những nghệ sĩ em thích nhất và có thể nghe đi nghe lại mọi lúc mọi nới là Odesza, Flume, Gorillaz. Trong playlist có tới 3 bài của Odesza, nếu mà em có thể em sẽ để hết nhạc của Odesza vào đây nhưng em đã cố gắng gói gọn 3 bài em thích nhất”.

+ “Odesza là một nhóm producer gồm 2 người, em biết đến Odesza chắc khoảng từ 2011, vậy là cũng được 10 năm rồi. Em có rất là nhiều kỉ niệm với nhóm này, và có một lần em đã được đi xem Odesza live rồi”.

+ “Nhạc của Odesza rất là Unique, không thể nào mà biết thêm ai có thể làm được giống như vậy, chiều sâu âm nhạc của họ thật sự không thể so sánh, nghe thử mọi người sẽ thấy được rất là nhiều tầng lớp, rất sâu sắc, những layers khác nhau làm cho mình không hiểu được làm thế nào họ có thể làm ra một bài nhạc với những ideas như vậy, tư duy âm nhạc của họ sẽ cuốn mình vào một chiều sâu không gian nào đó…”

+ “Em từng khóc lúc được nghe live của Odesza”

+ “Flume cũng là một nghệ sĩ cũng đặc biệt, những cái âm thanh kiểu uốn éo em cũng không biết nó là gì vì phần đó thiên về kĩ thuật và chuyên môn nhạc nhiều hơn, nhưng mà hay. Với em cũng thích tính cách của Flume, anh khá là lập dị”

+ “Gorillaz là một band virtual, dùng giọng thật nhưng không phải người thật, 4 thanh niên này hát rất nhiều thể loại, đôi lúc hát nhạc khá là turn up nhưng đôi lúc lại là các nhạc tình cảm kiểu melo”

+ “Thích Gorillaz ở chỗ là nhiều khi lời nhạc của họ là lời buồn, nói về nỗi buồn nhưng nhạc thì rất là upbeat nên làm mình nghe như vừa được an ủi, đánh đúng cái chỗ buồn của mình nhưng cũng làm nó trở nên tươi vui và thoải mái hơn”.

+ “Em nghĩ list nhạc của em cũng khá kén người nghe, dù em đã rất là cô đọng rồi nhưng nếu để cho mọi người có thể cảm được thì có thể thử nghe “On Melancholy Hill” trước vì nó …có lời. Còn các bài khác thì mọi người có thể chọn cho mình một thời điểm thích hợp nào đó cũng được”.

Categories
Music

i-nghe: #2 Minh

Minh – 20t – Founder brand Faultier / Freelance Graphic Designer

+ “Gần đây, mở Faultier đối với em là một vai trò mới thử sức nhưng lại là công việc chiếm nhiều phần thời gian trong cuộc sống của em hiện tại. Tuy nhiên, nó giúp em bắt đầu biết chọn lọc và cân bằng, biết được cái nào cần ưu tiên và nên lược bỏ bớt điều gì không thoải mái”

+ “Âm nhạc đối với em là tiếng nói, là sự giải toả”

+ “Em nghe nhạc mọi lúc, sáng thức dậy đánh răng phải nghe, đi xe ngoài đường cũng sẽ nghe, ăn hay ngủ hay làm việc cũng nghe, có nhiều lúc đi học mà vào ngay hôm chán quá thì bữa đó em nghe nhạc không nghe giảng luôn” (hahaha)

+ “Mỗi khi có áp lực hay chuyện không vui, việc nghe nhạc đối với em giống như cảm giác đi ra một khu rừng ngắm bình minh, có cây có nắng có sương… nói chung là cảm giác làm dịu bản thân và được chữa lành” – “tự nhiên cảm thấy mình giống nhà thơ quá”

+ “Các thời gian rảnh em còn đọc sách, hangout với người yêu, Netflix, xem Drag queen..”

+ “Thật ra là vì nghe nhạc mọi lúc nên em nghĩ không cần chứng minh nó quan trọng với em cỡ nào”

+ “Em quan trọng là nghe giai điệu âm nhạc trước và sau đó mới để ý đến lời nhạc”

Shot with NOMO INS W.

+ “Em nghe hầu hết tất cả các thể loại nhạc, all time favorite là R&B Pop, ngoài ra còn lài Pop, Pop Ballad, Kpop, US-UK, Thai Pop lâu lâu cần tìm cảm giác mạnh sôi nổi thì em nghe các loại nhạc dance luôn, em cũng thích nghe nhạc xong nhảy nữa” – cười.

+ “Hôm nay em sẽ cho mọi người nghe all time fav của em: R&B Pop, dòng nhạc này em dùng rất nhiều thời gian cho nó, dòng nhạc này luôn là sự ưu tiên của em mỗi lúc em bật nhạc lên”

+ “Chủ đề em mang đến trong playlist của mình sẽ là về tình yêu, có thể nói 2 năm qua là thời gian em cảm thấy thăng hoa nhất trong chuyện tình cảm của mình, điều đó ảnh hưởng khá nhiều đến tâm trạng của em mỗi ngày và đương nhiên là kể cả âm nhạc của em, và em muốn chia sẻ năng lượng đó đến mọi người”.

+ “Đầu tiên là Shot Clock – Ella Mai. Ella Mai là nữ nghệ sĩ em thích nhất và đã yêu thích chị ấy từ 2017 đến giờ, bài hát này nói về thời gian 1 ngày có 24 giờ nhưng thời gian để 2 người nắm bắt cơ hội để bày tỏ tình cảm của mình chỉ có 24 giây. Dù là 24 giờ hay 24 giây thì thực sự là rất ngắn, mình nên tận dụng và đừng để thời gian hay tình yêu của mình trôi đi vô nghĩa”.

+ “Bài tiếp theo là You gonna love me – Teyana, bài này em thấy lời nhạc khá đơn giản, nhưng em nghĩ em cảm nhận được tình huống 2 người trong bài hát đang giận nhau và bạn nữ đang muốn làm hoà nhưng cách bạn nói vẫn còn ego trong đó, kiểu “you gonna love me” … nghe rất là chắc chắn và hiển nhiên là dù như điều gì thì bạn trai cũng sẽ phải yêu cô ấy thôi”

+ “Ordinary – Umi, bài này em cũng thấy lời nhạc không phải quá sâu sắc nhưng có thể thấy được một thông điệp khá quen thuộc trong tình yêu: dù có như thể nào thì ta cũng chỉ yêu nhau từ nguyên bản của đối phương, Umi muốn nói với người yêu là đừng cố thay đổi để làm khác đi so với bản thân mình… Dù vậy nhưng giai điệu của bài này khá hay, sẽ làm cho chúng ta muốn yêu lắm, dễ thương lắm”.

+ “Vậy đó, em nghe nhạc giống như hành trình khám phá các khía cạnh, cá tính khác nhau trong tình yêu thôi, em nghĩ là không ít người giống em đâu, tình yêu thì luôn quan trọng với con người và việc tìm hiểu nó mỗi ngày, qua những khoảnh khắc bình dị nhất như nghe hay thấy một câu chuyện, xem một cuốn phim, nghe một bài nhạc rồi lại hồi tưởng dư âm tình yêu đâu đó thì thật sự rất thú vị”.

+ “Tình yêu sẽ đến lúc bạn không cảnh giác nhất” – cười lớn.

i-nghe: #2 Minh

Categories
Music

i-nghe : #1 Lễu Lêu Lêu

“Em thực sự không hiểu lời nhạc, nhưng em nghĩ… có thể gọi đó là sự đồng điệu qua âm thanh”

Lễu – 20t, Fashion Designer, HCMC.

+ “Ngoài công việc thì thời gian còn lại em nghe nhạc rất nhiều, em nghe được nhiều thể loại nhạc lắm nhưng do nhạc của em khá “dark” nên thường khi ở cùng người khác, em sẽ không chọn bật nhạc của mình mà sẽ nghe nhạc của người đó chọn cho em nghe”

+ “Ngày xưa lúc đi học em cũng thích nhảy nữa, dù không theo đuổi việc nhảy nhưng em mê sexy dance, nhờ đó mà em biết mình thích những dòng nhạc chậm, “rên rỉ” và nhạc có những âm thanh ma mị.”

Sopor Aeternus (Nguồn : IG Sopor Aeternus)

+ “Nhạc lúc em nghe khi thiết kế khác với mood nhạc nghe ở các thời điểm khác, khi cần cảm hứng em sẽ nghe nhạc sôi động như Y2K (trào lưu những năm 2000 – “the year 2000″), những lúc còn lại sẽ là những nhạc mang âm hưởng tâm tối và khá tiêu cực (cười)”

+ “Nghệ sĩ em nghe nhiều nhất là SOPOR AETERNUS, vô tình em biết đến nghệ sĩ này trong khoảng giai đoạn mình bị tiêu cực, có điểm khá đặc biệt là bạn này cũng là một bạn con trai chuyển giới nữ, rồi âm nhạc của bạn cũng tiêu cực như em trong giai đoạn đó nên nhạc của bạn vừa hấp dẫn em vì nó làm em thấy được đồng cảm nhưng cũng là giúp em có thể giải toả được”

Sopor Aeternus (Nguồn : IG Sopor Aeternus)

+ “Dù thích lắm nhưng có thời gian em quá tiêu cực và em không dám nghe nhạc của bạn ấy luôn, sau khi qua đoạn đó rồi thì tiếp tục nghe lại vẫn thấy hay và vẫn thích nhất”

+ “Nhạc của Sopor kích thích mảng tối trong em, nhiều khi bí ý tưởng em cũng nghe nhạc của bạn để lấy cảm hứng và dù sau đó ý tưởng nảy ra được cũng khá là tiêu cực nhưng mà em thực sự thấy thoả mãn và enjoy”

Tác phẩm của Lễu – lấy cảm hứng từ âm nhạc Sopor Aeternus (Nguồn : Lễu)

+ “Em thực sự không hiểu được lời nhạc của Sopor đâu nhưng em nghĩ là khi nghe em có thể hiểu được viễn cảnh và những suy nghĩ từ giai điệu trong bài hát, có thể gọi đó là sự đồng điệu qua âm thanh”

+ “Mặc dù màu nhạc không mang đến sự tích cực nhưng nhờ vậy mới kích thích được mặt tối trong mình nhưng giúp giải thoát nỗi buồn ra ngoài để chừa không gian nội tâm cho sự tích cực và khơi dậy nguồn sáng tạo bất tận”

Tác phẩm của Lễu – lấy cảm hứng từ âm nhạc Sopor Aeternus (Nguồn : Lễu)

+ “Em không bao giờ nhớ tên của 1 bài nhạc và nhất là nhạc của Sopor là em chỉ nghe full list, nhưng em nghĩ là 3 bài này đủ đặc biệt để em nhớ tên nó (chắc là hoàn cảnh lúc nghe làm em ấn tượng), mọi người cùng nghe nhé:

Playlist i-nghe: #1 Lễu Lêu Lêu (nhấn vào link hoặc ảnh bên dưới) ⇩

+ “Bình thường em không bao giờ share nhạc của mình cho ai đâu nhé (cười) – Lễu

Categories
Music

“Mi giả vờ tự tin tới khi người ta nghĩ là Mi tự tin thì Mi tự tin thiệt.” ´- NAOMI

Ở các ngành công nghiệp sáng tạo hiện đại, phụ nữ thường bị phổ thông hóa hoặc trở thành đối tượng của những ham muốn riêng tư, hiếm tài năng nào được phép đột phá nhưng vẫn giữ được sự độc lập và những giá trị nguyên bản của mình. Tuyệt vời thay, ở Việt Nam năm 2021, việc phụ nữ dỡ đi những rào cản để tỏa sáng diễn ra thường xuyên, và chúng tôi cảm thấy may mắn khi đứng chung một nền văn hóa nơi có Naomi đại diện, chứng kiến cô phát triển từng ngày. Thế nên, đến khi gặp được Naomi và trò chuyện về hành trình sáng tạo của cô, chúng tôi đã tìm đến một nơi thật thơ mộng để cùng nhau ngắm mặt trời lặn.

Trong âm nhạc, Naomi rất chọn lọc nhưng cũng đầy định tính khi lựa chọn cách truyền tải, những phong cách khác nhau mà cô mang đến luôn được gắn kết mạch lạc và khi thể hiện chúng, Naomi làm điều đó thật thuyết phục! Trong “She Said”, cô là một “R&B hook queen”, nhưng ở vai trò ngược lại với “Retrograde” cùng Wean, Naomi như đứng giữa sân khấu, kiêu hãnh cất lên thứ nhạc pop đi ngược thời gian, đầy hoài niệm và đôi khi làm ta liên tưởng đến “nữ hoàng của Coney Island”. Sau đó, “A Line without a Hook” lại đưa Naomi đến một nơi khác – tiệm cận với biên giới của R&B đương đại.

Với “Sundown Shorea”, bài nhạc chỉ có một vấn đề duy nhất và ta cũng chẳng cần màng đến: nó quá ngắn. Chỉ hơn hai phút rưỡi nhưng ca khúc lại đặt người nghe trong một tâm trạng kéo dài, âm nhạc của bài đã làm một lúc cả hai việc: dịu dàng vỗ về nỗi đau lắng xuống, nhưng đồng thời lại kéo nỗi buồn dâng lên da diết. Cho đến khi bạn cảm thấy mình đang trên một chuyến tàu vô tận, bài nhạc kết thúc, hệt như cách ta mê mẩn dõi theo ánh sáng vào thời điểm ngày chợt tắt, trên Vòng Đu Quay của sở thú.

Vẻ đẹp, sự bình yên, những xúc cảm và rất nhiều thứ nữa rồi sẽ đột ngột biến mất. Những gì còn lại là khoảnh khắc, và không ai khác ngoài Naomi hiện thân tốt hơn cho sự tự nhiên tự phát đó, năng lượng của sự sống-ngay-bây-giờ, làm-ngay-bây-giờ. Rảo bước quanh sở thú buồn bã – Naomi có phần nhạy cảm với số phận của những con vật đáng thương nơi đây, cô mở lòng một chút về cuộc đời mình. Ta biết rằng sẽ chẳng bao giờ Naomi chịu nổi sự giả tạo và khoác lên chiếc “mặt tiền” như một người của công chúng.

Không giống với âm nhạc và giọng hát thanh khiết của mình, Naomi “on-set” là một sự hiện diện khá rõ ràng. Dáng người cao, những cử chỉ lạ lẫm của cô thật sự gây tò mò – phần nào đó, chúng tôi đã “đánh hơi” được chút xíu hỗn loạn đang chực chờ trong buổi chụp hôm nay. Ngồi trong ca-bin của đu quay, Naomi gặp gỡ một người bạn lâu năm cho video phỏng vấn của V2X (sẽ sớm thôi, có thể, hi vọng vậy ha) và họ bắt đầu những cuộc hội thoại đứt quãng, sự thân thuộc được cảm nhận đầy tự nhiên khi cả hai cùng nhau khám phá một cách mới để trò chuyện. Ở một ca-bin khác, đội phó nháy đã làm đủ mọi tư thế để tìm ra góc chụp đẹp. Những tràng cười sau đó và vòng quay ngừng lại.

Nếu bạn chưa nghe ca khúc mới nhất của Naomi thì…

Categories
Music

Love Letter #1 : to Chillies – Giá Như & Gated Reverb

“Giá Như”, và giá như có thể miêu tả được niềm vui sướng và cảm giác thỏa mãn khi nghe bài hát này, âm thanh như vọng về từ những năm 80 khơi dậy cả những đêm huyền diệu nhất, những đêm thổn thức với niềm tin vô hạn vào tương lai. Đây là một đặc trưng luôn có ở những “bản hits của thập kỉ”, cũng chính cảm giác này đã đưa ca khúc mới đây nhất của Chillies – “Giá Như” vươn tới bầu trời. Đã có bao giờ bạn cảm thấy tim mình đập thật mạnh trên mỗi nhịp trống được “gated reverb” hay chưa? Lắng nghe “Giá Như” thật kỹ và bao quát, mời gọi nhịp beat và giai điệu dẫn dắt nhịp thở của bạn.

Nếu như bạn nóng lòng muốn nghe thêm nhiều synths như vậy nữa, thì Vision to Explore : Âm thanh đặc trưng này được phát minh được phát mình như thế nào ? (bởi không ai khác ngoài Phil Collins).

Một playlist tuyệt vời chứa những bài nhạc năm 80 và gần đây sử dụng kỹ thuật “gated reverb”.

Categories
Music

TÙNG – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT ‘CÁI TÔI’

VQ : Hello Tùng! Theo như tôi được biết thì Tùng là một kiến trúc sư. Vậy không biết có hợp lý để nói Tùng thuộc tuýp người sáng tạo không? Đặc thù của ngành nghề này ảnh hưởng như thế nào đến việc viết nhạc của bạn?

T : Tùng thấy hợp lý để nói vậy. Khi làm kiến trúc, Tùng sử dụng trí tưởng tượng nhiều về những viễn cảnh mình đề xuất. Và chẳng biết sao, Tùng cũng chỉ có thể viết nhạc khi có một hình ảnh trong đầu, bất cứ điều gì: một bức tranh, một khoảnh khắc, một cái liếc nhìn hay thậm chí là một khung cảnh trong một bộ phim. Tùng nghĩ rằng điều riêng biệt của âm nhạc mình là cách mình tạo ra những viễn cảnh trong bài hát để nhẹ nhàng tiếp cận với cảm xúc người nghe hơn là tả trực tiếp về cảm xúc đó. Tùng quan niệm việc mình tả trực tiếp về những cảm xúc là một cách “hơi thô bạo” trong âm nhạc. Thế nên Tùng dùng những hình ảnh. Nó sẽ tinh tế hơn, mang tính cá nhân hơn, vừa đồng cảm mà vừa riêng tư cùng một lúc.

VQ : Về âm nhạc, mọi người thường nhận diện âm nhạc của Tùng là dòng nhạc indie & alternative. Tùng có thể chia sẻ thêm về các nghệ sỹ mà Tùng ngưỡng mộ trong dòng nhạc này được không? 

T : Tùng không quá quan tâm mọi người xem âm nhạc của mình là dòng nhạc gì đâu. Việc phân chia các dòng nhạc không có ý nghĩa gì nhiều đối với Tùng. Mình nhận nhiều cảm hứng từ các nghệ sỹ Việt và nước ngoài. Tùng bắt đầu viết rap năm 2009, lúc đó những người anh em trong cộng đồng G-family vừa là những người bạn quý vừa là nguồn cảm hứng cho Tùng rất nhiều như: Acy, Cam, Táo, DatManiac… Năm 2013, mình tự học guitar và tập sáng tác nhạc. Nghệ sỹ ảnh hưởng nhất có lẽ là Damien Rice.

VQ : Album vừa rồi ’26: individualism’  của Tùng có một cá tính mạnh và rõ ràng cho âm nhạc 2020 – trong đó có những bài hát dài hơn 5 phút. Tùng nghĩ gì về điều này? Liệu có ai khuyên Tùng nên làm bài hát ngắn hơn để dễ dàng tiếp cận được nhiều người nghe hơn?

T : Thật sự là không đủ cho Tùng truyền tải những gì mình muốn gửi gắm trong “vùng an toàn” của một bài hát. Tùng không biết, có lẽ cho Tùng chưa khéo léo chăng? Các bài hát dài hơn 5 phút mình thường viết về những hành trình chuyển biến tâm lý, viễn cảnh nhiều, Tùng cảm nhận nó cần thêm thời gian để chữa lành, hoặc đưa ra một quyết định, hoặc cũng có thể đơn giản giải bày hết những trải nghiệm của mình. Tùng không quá để ý về thời lượng của bài hát đâu, mình sẽ kết bài khi mình cảm thấy đủ. Trong album, có một bài hát chỉ dài 2 phút, không phải là Tùng không thể viết nữa, mà chỉ đơn giản là thấy đủ rồi.

Tùng hiểu sự quan trọng của “vùng an toàn” khi viết nhạc, đặc biệt là vào kỷ nguyên công nghệ số bây giờ. Nhưng mà, Tùng rất rõ ràng với bản thân mình rằng âm nhạc của Tùng không thể đặt vào một cuộc đua nơi mọi thứ được đánh giá qua số lượng views được.

VQ : Tôi chưa đọc hay tìm thấy bất kì ý nghĩa nào về con số 26: trong album của Tùng, nó có nghĩa là gì?

T : À, nó chỉ đơn giản là tuổi của Tùng thôi. Tùng có một ám ảnh về việc đánh dấu thời gian. Số tuổi chỉ là ghi nhớ khoảng thời gian này mình đạt được những gì thôi. Album tiếp theo có thể là 27: propaganda hay gì đó chẳng hạn, mình chả biết haha.

VQ : Tôi thấy bạn có ủng hộ sản phẩm của Wean trên mạng xã hội. 2 bạn có quen nhau không? Có nghệ sỹ nào mà muốn shout out để thể hiện sự ủng hộ không? Có thể là về những nghệ sỹ ở các lĩnh vực khác (như điện ảnh, văn học, hội họa…) mà Tùng mong muốn được hợp tác.

T : Wean và Tùng sẽ có một sản phẩm chung sắp tới nằm trong EP của Wean. Wean là một người dễ thương, hòa đồng và cực nhiều năng lượng, song song cũng là một rapper mình đánh giá bắt trend rất nhạy. Hãy đón chờ các bài hát tới của Wean nhé!

Gần đây, mình có cơ hội được làm việc cùng người đạo diễn mà mình rất ngưỡng mộ, anh Quân Nguyễn (BLAZE) trong dự án MV Con Chim Trên Cành Hát Về Tình Yêu. Có thể nói anh là một người cầu toàn thích làm các dự án mang tính thử nghiệm cao và sẵn sàng với các rủi ro trong đó. Nếu bài hát về sự tuyệt vọng, anh sẽ tập trung vào vẻ đẹp của sự tuyệt vọng. Kiểu vậy. Thật sự rất vui được làm việc cùng anh.

Còn lại, Tùng sẽ giữ bí mật với các nhân vật mà mình muốn hợp tác vì sợ nói trước bước không qua haha.

VQ : Về individualism: album của Tùng dường như tập trung vào sự cô lập và những khoảng cách – một chủ đề điển hình của 2020 với các sự kiện cách ly xã hội…Bạn nghĩ gì về điều này? Tùng có phải là người thoải mái với sự cách ly hay là người chủ động kết nối với những người khác? (Ví dụ: một số người nội tâm dường như cảm thấy ổn với hiện trạng cách ly xã hội, trong khi những người hướng ngoại đang cố gắng kết nối hơn với bên ngoài.)

T : Một câu hỏi thú vị! Có thể xem Tùng là một người hướng nội đang cố gắng kết nối với bên ngoài chiếc hộp của mình. Tùng thường hay viết khi có nhu cầu được kết nối. Các bài hát của Tùng luôn muốn hướng về sự đồng cảm, an ủi và sự thành thật. Tùng học lại từ đầu cách thành thật với bản thân mình và nhận ra việc này khó lắm, mình rất cần thời gian và sự dũng cảm. Như cách trung thực với nỗi buồn và sự tuyệt vọng của mình, đôi khi sự kết nối lại là giữa mình và mình. Hì, cũng không có gì to tát cả đâu, chỉ là thành thật thôi.

VQ : Hãy nói về kiến trúc, thiết kế bìa album của Tùng có 1 tòa nhà được chia ra thành nhiều block nhỏ nhìn cô lập với nhau, cảm giác giống Babel, nhưng đồng thời được kết nối bởi các bậc thang giữa các block. Đây có phải hình mẫu nhà lý tưởng tương lai không? Vừa riêng tư, vừa kết nối?

T : À, tòa nhà này là một ý tưởng Tùng thiết kế cho một project khi còn học đại học. Thiết kế này cung cấp một tổ hợp “hàng xóm thẳng đứng”, để tiết kiệm không gian cho những thành phố lớn. Con người trong tòa nhà này sẽ vừa có không gian riêng tư (bên trong block) và không gian cộng đồng (ở trên mái từng block) được kết nối bởi hệ thống thang. Mỗi block nhà sẽ có những câu chuyện riêng để kể. Tựa của album là individualism và điều làm tăng tính cá nhân nhất chính là ở giữa cộng đồng. Và đúng, vừa riêng tư, vừa kết nối.

VQ : Album của Tùng tập hợp rất nhiều âm thanh và nhạc cụ, từ ukulele cho đến brass, thậm chí là có cả các âm thanh từ những năm 80s trong Luna. Cảm hứng nào để Tùng tìm ra những sự lựa chọn phối khí này cho từng bài hát?

T : Khi tự sản xuất album đầu tay cho mình, Tùng mất nhiều thời để mày mò xem mình có những gì, sử dụng được gì trong từng bài hát. Những âm thanh và nhạc cụ được phối lại hầu hết là trên tinh thần thử nghiệm vì Tùng không có kiến thức nhạc lý. Nhạc cụ mình yêu thích nhất để phối là brass, cello, đôi khi sax vì nó mang lại màu bất tử cho bài hát – nghĩa là không cũ và không mới. Nhạc cụ khó nhất để dàn với mình có lẽ là drums vì độ cảm nhịp của Tùng còn kém lắm. Nên album này chưa khai thác hết được phần drums. Dù sao, cũng thú vị khi nghe một album được phối bằng bản năng sẽ như thế nào, nhỉ?

VQ : Sẽ là không đủ để tôi có thể phân loại những cảm xúc mà Tùng truyền đạt bằng các từ thông dụng như sầu muộn, nỗi sợ, nỗi buồn hay hy vọng. Tùng có thể chia sẻ thêm về cảm xúc mà Tùng muốn truyền tải nhất trong album này không?

T : Bài hát thay đổi bản thân Tùng nhiều nhất là bài Con Chim Trên Cành Hát Về Tình Yêu – đây cũng là bài hát chủ đề của album. Bài hát Tùng tâm đắc nhất có lẽ là Gam Màu Tím Ở Rìa Thế Giới. Những cảm xúc trong 2 bài hát này Tùng thường gọi là những cảm xúc ở rìa, vì thường bị lờ đi và khi hát sẽ giống như một người đang đi dạo trên một bờ vực, lúc đó sẽ trung thực nhất. Phần còn lại, Tùng không biết làm gì khác ngoài việc để dành cho các bạn cảm nhận.

Và MV Con Chim Trên Cành Hát Về Tình Yêu vừa ra mắt…

Categories
Music

DẾ CHOẮT – PHIÊU LƯU KÝ

V2X Magazine có cơ hội gặp Dế Choắt tại thời điểm mà Dế mới đang ở phần Bứt phá – cũng chẳng hề mảy may biết được Dế sẽ là Quán quân của chương trình. Vừa quay xong shoot của mình, Dế nở một nụ cười thật tươi – khác hẳn với bề ngoài hầm hố của mình, xóa mờ đi rào cản giữa người viết và 1 rapper có vẻ gai góc. 

“Dạ, chắc em nhỏ hơn anh. Anh cứ hỏi đi rồi em trả lời”. Dế ngồi hẳn xuống cạnh và hồ hởi nói. 

Hiện tại, Dế Choắt đã là Quán Quân của Rap Việt 2020 và đã có rất nhiều bài viết về Dế. Nên V2X Magazine sẽ thể hiện cảm nhận riêng của mình về Dế Choắt hơn là một phỏng vấn bình thường. 

Như tiêu đề “Dế Choắt phiêu lưu ký”, con đường mà Dế đạt tới đỉnh vinh quang ngày hôm nay không khác gì tác phẩm văn học đã đi cùng ký ức của bao người “Dế Mèn phiêu lưu ký” của cố nhà văn Tô Hoài. 

Dế là một chàng trai sống độc lập từ thuở bé, khi thành một chàng dế thanh niên cường tráng lại có tính hung hăng và đầy kiêu ngạo, gây ra những chuyện ngỗ nghịch rồi phải ân hận. Thực vậy, Rap Việt không phải là nơi đầu tiên mà Dế Choắt tiếp cận với công chúng. Năm 2016, Dế Choắt đã thể hiện được bản thân mình với hit đầu tiên “Westside Squad” cùng với jombie và Endless với khoảng 41 triệu lượt xem – một con số không hề nhỏ.

Với “Westside Squad” , Dế Choắt đã trở thành 1 “Kẻ nổi tiếng” với hàng trăm ngàn người theo dõi và yêu thích. Cậu Dế với suy nghĩ “Tao đã có được tất cả” cùng với danh vọng, những show book liên tục đã tạo nên sự kiêu ngạo mà đáng nguy hiểm hơn đó là “Không động lực” “Thế là đủ” cùng 1 Sài Gòn đậm chất Hustle đã bắt đầu cho 3 năm “thụt lùi” so với những gì mà Dế “Westside Squad” làm được.

“Mình có tài, mình có quan hệ và mình sẽ làm được thứ mình muốn”. Dế Choắt bắt tay vào những công việc mà mình đang mê như tattoo, làm quán cà phê tại Đà Lạt. Nhưng danh tiếng đi kèm với sự phấn đấu nỗi lực – trong suốt 03 năm đó, Dế đã không “nỗ lực” để có sự danh tiếng của mình và gặp nhiều khó khăn và có lúc suy nghĩ bỏ đi tất cả. Nhưng nếu “Xuôi chèo mát mái”, “An phận thủ thường” thì chúng ta đã không có 1 Dế Choắt như ngày hôm nay.

“SỰ THÀNH CÔNG KHÔNG ĐẾN TỪ MỘT CỘT MỐC” – DẾ CHIA SẺ.

Trong chuyến phiêu lưu và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình một lần nữa, tái cấu trúc lại bản thân – lại âm nhạc mà Dế dùng một từ là “Rửa Tội”. Thì may mắn thay, cái khí trời Đà Lạt – con người Đà Lạt đã làm cho Dế Choắt từ một cậu “Dế Mèn hung hăng, kiêu ngạo” của Tô Hoài thành một người đầy khiêm tốn và nhận định ra “Thành quả đến từ 1% tài năng, 99% cố gắng”. Trong phỏng vấn, Dế Choắt không ngừng nhắc về những người đã sát cánh cùng Dế tại Đà Lạt, tại những thời điểm khó khăn và nếu các bạn đang đọc bài này – hãy tự hào vì mình đã góp phần xây dựng một đứa con của Rap thật đẹp.

Nhưng không ai có thể thành công một mình, như Dế Trũi – người anh em, người bạn và người đồng hành của Dế Mèn trong tác phẩm văn học. Dế Choắt đã gặp lại và có được cơ hội từ 1 người – không ai khác chính là Wowy. Wowy đóng 1 vai trò rất lớn trong việc đưa Dế một lần nữa trở lại sân chơi Rap khi cậu Dế hung hăng ngày nào, đã trở nên phần nào đó e sợ trước ánh đèn sân khấu, công chúng. 

Một phần từ đó là các hình xăm của mình. Như mọi người đều biết, Dế Choắt sở hữu rất nhiều tattoos và nó “lộ thiên” trước mặt công chúng. Dế đã từng có suy nghĩ nếu xuất hiện ở một kênh truyền hình có triệu người xem, liệu hình xăm của mình có tạo ra sự ác cảm, có tạo ra cái nhìn sai lệch về bản thân nói riêng và các rappers nói chung? Nhưng với sự động viên của Wowy, Dế đã cho rằng “Tattoo hay là Rap” đều là thứ được tạo ra để phá vỡ rào cản, để thể hiện rằng dù xuất phát từ đâu thì tất cả đều là văn hóa, nghệ thuật chứ không phải là gangster. Việc dũng cảm đứng trên sân khấu là Dế muốn thay đổi bản thân mình trước khi thay đổi cách nhìn của người khác – để bù đắp lại sự mong chờ của bao nhiêu người đã từng tin tưởng một cậu “Dế Choắt’ năm 2016.

Rap Việt trải qua một thời gian không dài cũng không ngắn, cũng có những thời điểm gặp gian nan và bị đánh giá không cao. Nhưng Dế Choắt giờ đây, là một cậu Dế tràn đầy năng lượng tích cực và muốn chia sẻ năng lượng đó với mọi người, mang một trải nghiệm mới cho người nghe với các sản phẩm âm nhạc của mình. “Ai cũng có lòng tốt, ai cũng muốn làm ăn yên ổn” – và cậu Dế đã thành công với sự thay đổi của chính mình với vị trí Quán Quân Rap Việt 2020.

“CỘNG ĐỒNG KHÔNG BỎ RƠI MÌNH MÀ DO MÌNH BỎ RƠI CHÍNH MÌNH” – Dế Choắt nói với lại với V2X khi mà được gọi trở lại phòng thu và không quên một lời cảm ơn tới người viết. “Anh cứ viết đi, em sẽ đọc hết!”

Dế Choắt phiêu lưu kí đã kết thúc, nhưng chỉ là một chương nhỏ trong một quyển sách lớn. V2X xin được chúc mừng Dế Choắt và mong Dế sẽ thành công hơn với chuyến phiêu lưu của mình.

Categories
Music

LINH ABI-WASABI – “Đơn giản là muốn thay đổi bản thân”

“… vì những thứ tốt hơn, và người khác cũng có thể như thế”

Ngô Phương Linh hay được gọi là Abi Wasabi (Abi was Abi), một trong những người sáng lập ra Gãy – nền tảng về âm nhạc và nghệ thuật phi lợi nhuận từ năm 2019. Mối liên hệ giữa Abi và Gãy khá mật thiết, vì thiếu một sân chơi tự do và thoải mái cho mình và bạn bè nên Abi đã lập ra Gãy. Một không gian thoải mái, tự do, chia sẻ cho nhau những thứ không thể kể dễ dàng ở đời thực. Ở đó Abi vui, Abi nhảy và mong muốn phá bỏ những rào cản do chính bản thân hay xã hội tạo ra. Suy nghĩ “Thay đổi bản thân vì những thứ tốt hơn” cũng từ đó mà ra.

Không chỉ tại Gãy mà cả những mối quan hệ trong đời sống, Linh Abi đã trải nghiệm được rất nhiều. Và có cả vui, cả buồn. Con người trong một cuộc sống nhanh như thế này, gặp rất nhiều áp lực và không phải điều nào cũng có thể chia sẻ trên mạng xã hội, bạn bè hay thậm chí với người thân trong nhà. Chúng ta thường nghĩ rằng, những câu chuyện đó chỉ xảy ra với chính bản thân nên thường giữ kín trong lòng. Và Abi – “Mong muốn cho bản thân mình tốt hơn” – với một trải nghiệm buồn để tìm sự đồng cảm cho chính mình, đã tạo ra Podcast “IPO kể chuyện Gãy” với InPsychOut. Và với một sự chân thành, Podcast đã tìm được nhiều rất đồng âm cùng chia sẻ câu chuyện.

“Thay đổi thế giới, thay đổi mọi người ư?”

Không, Linh cho rằng mọi sự thay đổi phải đến từ bản thân. Mong muốn thay đổi cả thế giới không phải là động lực của Linh Abi. Non sông khó đổi, bản tính khó dời – Con người ta muốn tốt hơn, thay đổi hơn chỉ khi nào người ta muốn vậy thôi. Và Abi sẽ là chất xúc tác để giúp mọi người làm việc đó.Được hỏi “Là một người phụ nữ trẻ, Abi có cảm thấy những việc mình làm có thể hiện được tiếng nói của phụ nữ trong thời đại mới không?”

Thì cô gái trẻ nở một nụ cười khanh khách, nói một câu mà V2X rất ưng ý:

“Abi chưa bao giờ nhìn nhận về vấn đề phụ nam, phụ nữ cả. Con người dù ở bất kì giới tính nào cũng đều là một bản chất, một cá thể”

Và thành công hay không? Nó nằm ở năng lực chứ không phải là ở “Giới tính”. Đó là điều Abi hướng tới, giá trị của đàn ông hay đàn bà chỉ được phân biệt ở “SEX” – giao phối giống loài. Còn ngoài chuyện đó ra, mọi người đều như nhau cả. Đàn ông cũng có thể làm nội trợ hay đàn bà cũng có thể làm những chuyện đao to búa lớn.

*Nghe nhạc của Abi Wasabi :

**Nghe podcast :